6/26/08

Một bộ Office mới: IBM Lotus Symphony 1.0

Ngày 30/5/2008, IBM đã chính thức cho ra đời bộ IMB Lotus Symphony 1.0. Đây là bản Office dựa trên nền OpenOffice nhưng có giao diện mới hoàn toàn và tích hợp với bộ Lotus Notes của IBM.

Cũng giống như các hệ điều hành Linux, trên nền OpenOffice hiện có một vài phiên bản khác nhau:

  1. Bản OpenOffice chính gốc: www.openoffice.org

  2. Bản OxygenOffice tăng cường, bổ xung thêm các template, clipart, font, hỗ trợ VBA, ...: http://sourceforge.net/projects/ooop

  3. Bản StarOffice, sản phẩm thương mại của Sun nhưng người dùng Windows có thể tải về dùng miễn phí qua Google Pack.

  4. Bản OpenOffice của Novell (Novell edition). Bản này có các sửa đổi bổ xung của Novell như hỗ trợ macro và tích hợp tốt hơn với các file MS Office, tích hợp với phần mềm mail Evolution của Novell, v.v.... http://www.novell.com/products/desktop9/features/ooo.html

  5. Bản IBM Symphony này http://symphony.lotus.com

  6. và một số bản khác.


Một vài nhận xét sơ bộ:

  1. Dung lượng file cài đặt khá lớn: 288 MB so với bản OpenOffice gốc 165 MB (có JRE).

  2. Sau khi tải file IBM_Lotus_Symphony_linux.bin xong, mở terminal và cài bằng lệnh:

    • Đối với K/Ubuntu: sudo ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin

    • Đối với Mandriva: trước tiên phải cài thêm gói phần mềm bc (dùng Install & Remove Software). Sau đó mở terminal: su (để chuyển sang user root) rồi ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin.



  3. Sau khi cài xong, khởi động lại máy, chạy từ Menu - Office - IBM Lotus Symphony, màn hình tổng hợp sau xuất hiện, nhấn vào một trong ba biểu tượng để mở phần mềm tương ứng.


  4. Giao diện đẹp hơn và khác hoàn toàn với OpenOffice và MS Office. Có một sidebar bên cạnh để hiển thị và thay đổi các tính năng của font, paragraph và page.


  5. IBM mới chỉ sửa được màn hình chính. Các màn hình con vẫn là của OpenOffice. Giao diện kiểu này có tốt hay không thì phải cần thời gian làm quen và dùng thử. Một trong những ưu điểm thấy ngay là nếu mở nhiều file thì mỗi file sẽ là một tab trong một màn hình chung, không cần phải mở nhiều phần mềm trong từng màn hình riêng biệt như các bộ Office hiện tại.

  6. Tốc độ khởi động chậm hơn hẳn và có cảm giác nặng nề hơn OpenOffice. Mặc dù OpenOffice hiện đã là 2.4 nhưng nền OpenOffice của Symphony vẫn chỉ là 1.1. Do đó về tính năng kém hẳn (không có equation editor, database, drawing program, ...). Theo thông báo thì phiên bản 2.0 sẽ cập nhật nhiều thay đổi hơn. Hiện tại, Lotus Symphony chỉ được mỗi giao diện đẹp và lạ.

6/19/08

Cài scanner trong Linux

Khác với máy in, scanner hiện được hỗ trợ trong Linux còn khá yếu. Nếu không gặp may, cài scanner vào Linux tương đối chật vật. Tôi thử cài hai loại scanner HP Scanjet 3770 và BenQ S2W 4300U vào một vài hệ Linux:

1- K/Ubuntu không có phần cài đặt scanner riêng. Với scanner BenQ S2W 4300U chỉ cần chạy phần mềm XSane (trong nhóm Graphics, Kubuntu không có sẵn phần mềm này, phải cài thêm) là tự động nhận được scanner và dùng được ngay. Với scanner HP Scanjet 3770 phải cài driver trước.

2- Mandrivar và OpenSUSE có wizard hướng dẫn cài từng bước (mà cũng còn khó nếu scanner không có sẵn trong database). Tôi chia sẻ một vài kinh nghiệm trong file "Cai scanner trong Linux.pdf" có trong kho dữ liệu Mediafire (xem link ở góc trên bên phải màn hình blog này).

6/7/08

Thị trường chứng khoán New York chuyển sang dùng Linux

Thị trường chứng khoán NewYork xây dựng nền tảng thương mại toàn cầu trên nền Red Hat Linux.


By Pam Derringer, News Writer


03 Jun 2008 | SearchEnterpriseLinux.com


zxc232 lược dịch


Thị trường Chứng khoán New York (The New York Stock Exchange – NYSE) đã chọn Red Hat Enterprise Linux (RHEL) làm hệ điều hành chính của Hệ thống nền thương mại toàn cầu mới (Universal Trading Platform) sẽ bắt đầu hoạt động ở châu Âu vào cuối năm nay và trên mạng toàn cầu của NYSE vào năm 2009.


Hệ thống này dùng để buôn bán không chỉ cổ phiếu, tiền mặt, các giấy tờ có giá mà còn cả các giao dịch kỳ hạn và hàng hóa. Ngoài phục vụ cho NYSE, hệ thống cũng sẽ phục vụ cho: Euronext, thị trường cổ phiếu tiền mặt lớn nhất châu Âu; Liffe, thị trường derivatives châu Âu; NYSE Arca Options, thị trường quyền mua bán điện tử.


“Do sáp nhập (Euronext vào NYSE), chúng tôi có một số hệ thống nền khác nhau không cần thiết,” Steve Rubinow, CIO của NYSE Euronext nói. “Mục tiêu là tạo một hệ thống nền chung cho nhiều sản phẩm, có thể buôn bán bất cứ thứ gì hiện có hoặc sẽ có, ở bất cứ đâu. Red Hat đóng vai trò cột trụ cho hệ thống đó.”


Red Hat mở rộng chỗ đứng trong thị trường tài chính.


Sau khi đã có chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng tài chính New York, thiết lập được các kỷ lục tốc độ giao dịch tại phố Wallchỗ đứng hiện tại ở thị trường chứng khoán New York, vai trò của Red Hat trong các sàn chứng khoán mới của NYSE không đáng ngạc nhiên.


Hệ thống nền thương mại toàn cầu mới của NYSE sẽ chủ yếu dùng Red Hat Enterprise Linux 5 (RHEL 5) chạy trên các máy chủ nhỏ hoặc máy chủ phiến (blade server).


Trước đây, NYSE đã dùng RHEL trong một số hệ thống nhỏ. Bước nhảy vọt diễn ra vào tháng 5 vừa rồi khi NYSE bỏ các máy chủ mainframe thay bằng hơn 600 máy chủ Hewlett-Packard chạy Red Hat.


Mục tiêu chuyển đổi là hiện đại hóa hệ thống buôn bán chứng khoán cả giao dịch trên sàn lẫn giao dịch điện tử qua mạng và hệ tin nhắn với các khách hàng hàng ngày. Khối lượng giao dịch và tin nhắn rất lớn và ngày càng tăng. Trong quý đầu năm 2008, số lượng giao dịch của NYSE và Arca Options lên tới 191 tỷ, tăng 24%. Hiện nay, số tin nhắn liên quan đến các giao dịch lên tới hảng tỷ tin mỗi ngày.


Thời gian xử lý một giao dịch đã giảm từ 10-12 giây vài năm trước xuống còn vài miligiây hiện nay.


Rubinow không nêu rõ dùng Red Hat thì rẻ hơn các hệ phần mềm trước bao nhiêu nhưng cho biết rõ ràng là rẻ hơn các phần mềm nguồn đóng và Linux là nền tảng đúng cho công việc. “Chất lượng của hệ điều hành Linux rất quan trọng đối với chúng tôi, và Red Hat Enterprise Linux đã đáp ứng vượt quá mong đợi.”