2/27/09

Chính phủ Anh hậu thuẫn phần mềm nguồn mở










Computer keyboard
Open source software allows users to read and alter code



BBC News 15:13 GMT, Wednesday, 25 February 2009.


Chính phủ Anh tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc dùng phần mềm nguồn mở trong các dịch vụ công.


(Toàn văn kế hoạch hành động về PMNM của chính phủ Anh xem tại đây ., bản dịch tại đây. Trong kế hoạch này, chính phủ Anh nói rất rõ ràng, dứt khoát, với những tiêu chí cụ thể là chính phủ sẽ dùng PMNM ở những nơi mà nó xứng đáng).

Tom Watson MP, bộ trưởng chịu trách nhiệm về cam kết số (minister for digital engagement) nói phần phần mêm nguồn mở sẽ ở trong một sân chơi bình đẳng với các phần mềm bản quyền như Windows.

Phần mềm nguồn mở sẽ được chấp nhận "khi nó tạo ra giá trị tốt nhất xứng với chi phí", bộ trưởng nói.

Ông cũng nói thêm rằng các dịch vụ công của chính phủ nên tránh "bị trói vào các phần mềm bản quyền" ở nơi nào có thể.

Giấy phép sử dụng các phần mềm nguồn mở nói chung là miễn phí và tuân thủ các chuẩn mở, có thể thay đổi mã nguồn của phần mềm mà không sợ chà đạp lên quyền sở hữu trí tuệ hoặc bản quyền.

Theo một số người trong nền công nghiệp phần mềm nguồn mở, chuyển ra khỏi các tiêu chuẩn nguồn đóng có thể tiết kiệm cho chính phủ 600 triệu bảng mỗi năm.

Simon Phipps, giám đốc PMNM của hãng Sun Microsystems nói lập trường của chính phủ Anh là một phần trong "làn sóng toàn cầu" đưa phần mềm nguồn mở vào quản lý nhà nước.

"Chúng ta lãng phí tiền bạc cho các phần mềm bản quyền để mua giấy phép và những hứa hẹn nâng cấp mà không phải cho các giá trị cần đến" ông nói.

Phipps nói các trường học, các bộ và các cơ quan cung cấp dịch vụ công nên có "tự do tối hậu" để quyết định có trả phí hỗ trợ và đào tạo khi dùng phần mềm nguồn mở hay không.

Kế hoạch hành động của chính phủ cho thấy làn sóng phần mềm nguồn mở đang được khai triển trong những lĩnh vực như ứng dụng văn phòng (soạn văn bản và bảng tính), quản lý hồ sơ và hạ tầng cơ sở dữ liệu, xương sống của nhiều hệ thống IT lớn.

'Nhiều răng hơn'

Steve Shine, phó chủ tịch châu Âu của Ingres, một công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ phần mềm nguồn mở nói kế hoạch hành động của chính phủ có "nhiều răng" hơn chính sách đang được chấp nhận ở các nước khác vì kế hoạch gắn chặt với các chính sách quy định việc mua phần mềm mới.

Shine cũng nói việc chuyển dịch sang phần mềm nguồn mở một phần do nhiều những thất bại IT tầm cao gần đây liên quan đến việc dùng phần mềm bản quyền.

"Phần mềm nguồn mở giúp tránh được nhiều chi phí ẩn của phần mềm bản quyền như việc phải trả thêm phí sử dụng nếu muốn dịch chuyển một bộ phận phần mềm từ chỗ này sang chỗ khác. Điều đó là không tưởng tượng nổi trong thế giới nguồn mở."

Khi công bố kế hoạch hành động về các chuẩn mở và phần mềm nguồn mở, chính phủ nói sẽ:

  • Đảm bảo rằng chính phủ chấp nhận các chuẩn mở và sử dụng các chuẩn đó để giao tiếp với các công dân và doanh nghiệp đã dùng các giải pháp nguồn mở.

  • Đảm bảo rằng các giải pháp nguồn mở sẽ được xem xét một cách thích đáng và khi nó tỏ ra  tốt hơn sẽ được chọn dùng trong chính phủ.

  • Củng cố kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng trong chính phủ cũng như trong các nhà cung cấp để dùng được phần mềm nguồn mở đạt các lợi thế lớn nhất.

  • Tích hợp văn hóa chia sẻ nguồn mở, sử dụng lại nhiều lần và hợp tác phát triển vào các cơ quan chính phủ và các nhà cung cấp.

  • Đảm bảo rằng các nhà tích hợp hệ thống và các nhà cung cấp phần mềm bản quyền phải chứng minh được tính linh hoạt và tính sử dụng lại của các giải pháp, sản phẩm của họ như vốn có trong các sản phẩm nguồn mở.


Các cơ quan chính phủ được yêu cầu dùng phần mềm nguồn mở khi "không có sai khác đáng kể về tổng chi phí giữa phần mềm nguồn mở và nguồn đóng" do "tính linh hoạt vốn có" của phần mềm nguồn mở.

Sự phản công được dự tính trước

Các ông Phipps và Shine nói họ chờ đợi sự phản công từ các hãng phần mềm nguồn đóng.

"Tôi tin chắc rằng có liên lạc giữa các lãnh đạo cao cấp chính phủ và các hãng phần mềm nguồn đóng lớn," Shine nói.

Phipps nói thêm: "Về ngắn hạn, các nhà cung cấp phần mềm nguồn đóng sẽ giảm giá, làm mọi chuyện để giá có vẻ hạ đi. Nhưng giá trị thật sự của phần mềm nguồn mở là ở tính linh hoạt mới mà người dùng có được"

Ông nói thêm rằng việc chấp nhận rộng rãi phần mềm nguồn mở trong các dịch vụ công cũng sẽ có hiệu ứng gây sốc trong người dùng bình thường.

"

2/26/09

Tin ứng dụng PMNM trong quân đội Mỹ và Pháp



Tháng 5/2008, công ty tư vấn nổi tiếng Jane's Information Group công bố bản báo cáo nghiên cứu "Phần mềm nguồn mở trong thị trường quân sự" trong đó có cả phần nghiên cứu về thị trường PMNM nói chung, khá hay. Toàn văn báo cáo này có thể tải về tại đây. Tháng 7/2008, Sun Microsystems cũng công bố bản báo cáo "Đánh giá phần mềm nguồn mở dành cho bộ Quốc phòng", toàn văn tải về tại đây.


Dưới đây lược dịch vài tin mới nhất về tình hình ứng dụng PMNM của quân đội Mỹ và Pháp trên các trang mạng khác.



Bộ Quốc phòng Mỹ khai trương website nguồn mở Forge.mil







Department of Defense launches open source site Forge.mil




Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khai trương website Forge.mil, một site quản lý các dự án phần mềm nguồn mở dành cho quân sự. Theo mô hình site SourgeForge, site mới được tạo nên để các cơ quan chính phủ dễ dàng hợp tác với nhau, tăng tốc phát triển các dự án nguồn mở dành cho quân sự. Việc này thêm một bước chứng tỏ sự cam kết ngày càng tăng của giới quân sự với PMNM.

Bộ Quốc phòng là một cơ quan đề xướng mô hình phát triển mở và sử dụng nhiều PMNM trong quân sự. Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng PMNM, năm 2006 bộ QP đã công bố  Lộ trình phát triển Công nghệ mở. Trong văn bản đó nêu một loạt lý do nên dùng PMNM trong quản lý nhà nước, bao gồm tránh bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, tăng tính linh hoạt, tạo tính tương tác lớn hơn và giảm chi phí IT.

Một bước tiến lớn đã diễn ra năm ngoái khi trong dự luật ngân sách quốc phòng hàng năm khyến khích sử dụng các giải pháp PMNM trong một số lĩnh vực như dịch vụ y tế cho các cựu chiến binh và các loại máy bay không người lái. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, PMNM chính thức có mặt trong một dự luật Quốc phòng.

Việc khai trương website chính thức lưu giữ các dự án nguồn mở là một bước tiến tiếp theo của bộ QP, chứng tỏ sự cam kết của bộ trong việc đẩy mạnh phát triển PMNM. Các mã nguồn công bố trên site này công khai cho mọi người xem nhưng chỉ các nhà lập trình của chính phủ mới có thể gửi mã lên và sửa đổi.

Một tin khác về ứng dụng PMNM trong quân đội Mỹ xem ở đây.


Bộ Quốc phòng Pháp sẽ ưu tiên PMNM và các chuẩn mở trong các dự án IT quân sự.


May 28, 2008 10:35 AM

Mục tiêu của bộ là tăng cường sử dụng PMNM.  Chỉ thị về sử dụng phần mềm trong bộ do Cục Công nghệ Thông tin ban hành  tháng 3/2008 nêu rõ: "Trước mọi dự án mua sắm hoặc tự phát triển phần mềm, phải chỉ ra được có giải pháp PMNM thay thế hoặc tương đương nào không"

Nếu chức năng, chi phí và rủi ro là tương đương với phần mềm nguồn đóng hoặc phần mềm tự viết, PMNM sẽ được chọn, chỉ thị quy định.

"Để hỗ trợ cạnh tranh và đổi mới trong một thị trường hiện đang bị độc quyền, bộ QP sẽ đóng góp vào các dự án phát triển PMNM khi có thể"

Chuẩn mở (Open standards)

Bộ cũng sẽ ưu tiên các chuẩn phần mềm mở. "Các chuẩn mở và định dạng mở sẽ được tuân thủ trong các hệ thống IT mới và trong những thay đổi quan trọng các hệ thống đang có."

Một vài lỗi đọc file WinWord

1- Lỗi nhận font:

Thỉnh thoảng có file WinWord (ví dụ một vài file tải về từ website chinhphu.vn) khi mở trong OpenOffice bị lỗi nhận font. Ở nhiều nơi, cùng một từ hiển thị thành hai kiểu font khác nhau: Times New Roman và Times New Roman (Vietnamese). Đây là lỗi chứ không phải trên máy có font Times New Roman (Vietnamese) hay không vì trong cùng một từ không thể dùng hai font khác nhau được. Khi mở cũng file đó trong WinWord nhận thống nhất là font Times New Roman.

Dùng một chương trình đọc file text (KWrite) để mở file nói trên thì thấy trong mã file có khai báo font Times New Roman (Vietnamese). Như vậy là file đó hoặc template của nó có dùng font này nhưng đã xóa đi rồi. WinWord nhận đúng là trong các ký tự đã gõ không dùng font đó nên hiển thị đúng. OpenOffice có lẽ không hiểu đoạn mã đó nên hiển thị bị loạn.

Cách sửa cũng đơn giản: đổi tất cả về font Times New Roman. Tuy nhiên lỗi này cũng cảnh báo cho biết OpenOffice đọc file Microsoft cũng có lúc chưa thật chuẩn (mặc dù rất hiếm gặp).

2- Lỗi đánh số

Thực ra đây là lỗi người dùng thì đúng hơn. Trong WinWord cũng như Writer đều có sẵn định dạng các mức đề mục (Heading, Heading 1, Heading 2, ...). Mỗi Heading đó đều có thể được đánh số tự động hoặc không đánh số tùy theo ý người dùng (1. Heading 1, 1.1 Heading 2, 1.1.1 Heading 3, v.v...).

Dùng Heading còn cho phép tạo mục lục tự động và tham chiếu chéo (cross-reference).

Tuy nhiên đã có trường hợp bị lỗi khi mở file WinWord có heading trong Writer: các số thứ tự của heading bị thay đổi loạn xạ không còn giống như khi mở trong WinWord. Nguyên nhân là do khi soạn trong WinWord, người soạn đã dùng heading không đánh số tự động, sau đó gõ số bằng tay tức là tự động hóa một nửa. WinWord hiểu được kiểu đánh số đó nên vẫn hiển thị đúng. Writer thì máy móc hơn: khi mở nó thấy có heading và số nên hiểu là tự động hoàn toàn và đánh số theo kiểu đó.

Nếu trong WinWord, dùng heading với số tự động thì mở trong Writer không gặp lỗi này.

2/25/09

Lược sử Linux và ngành nghiên cứu vũ trụ

Lược sử Linux và ngành nghiên cứu vũ trụ


By Richard Hillesley, 5 Jun 2008 at 12:21


Lược dịch: zxc232 (nhấn vào tên bài để đến link gốc)




Mười lăm năm trước, các nhà khoa học chỉ dùng giấy kẻ li và mực để tính toán và xử lý dữ liệu.

Cuộc cách mạng máy tính lần thứ nhất vào những năm 70, 80 đã mang lại nhiều khả năng mới. Nhưng cuộc cách mạng máy tính thứ hai diễn ra vào thập niên trước mới thật sự biến đổi công việc của hầu hết các cơ sở khoa học.

Các công nghệ mạng băng thông rộng và thiết bị lưu trữ đã tạo điều kiện lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Việc thu thập dữ liệu (từ vũ trụ) đã trở nên tinh vi hơn. Các máy tính đã có thể xử lý lượng dữ liệu vài năm trước đây không hình dung nổi và có thể thực hiện các bước tính toán lặp mà chỉ mới gần đây là không thể.

Tỷ lệ chi phí/tốc độ trước đây bị hạn chế nay đã cải thiện đáng kể dưới tác dụng của định luật Moore và sự xuất hiện của phần mềm nguồn mở (PMNM). Đối với phần lớn chúng ta, điều đó không có ý nghĩa gì đáng kể. Nhưng trong thế giới khoa học, điều đó có nghĩa rằng những giới hạn của kiến thức có thể khám phá được đã được mở rộng ra đáng kể.

Một trong những đóng góp đặc biệt của PMNM vào lĩnh vực tính toán khoa học là sự ra đời của công nghệ ảo hóa và cụm máy tính (virtualisation and clustering technologies). Nhờ các công nghệ đó, một số máy tính có thể chạy vô số phiên bản máy ảo Linux và đạt tới tốc độ tính toán của một supercomputer. Những công nghệ đó bắt đầu từ dự án Beowulf do Donald Becker và Thomas Sterling khởi xướng năm 1993 “phác thảo một cụm máy tính (cluster system) từ các máy tính thông thường như một phương án rẻ tiền thay thế cho các siêu máy tính.”

Linux hấp dẫn các công ty phần cứng chuyên chế tạo các hệ thống tính toán cao tốc (High Performance Computing – HPC) một phần vì các lý do kỹ thuật: khả năng tính toán, tính module, linh hoạt, xem được mã nguồn; một phần do giấy phép sử dụng khuyến khích chia sẻ mã nguồn. Cuối cùng thì trong TOP 500 siêu máy tính, Linux là hệ điều hành chính của 439 máy (số liệu tháng 11/2008)

Vũ trụ hình bánh rán.

Cụm máy tính chạy Linux đầu tiên của dự án Beowulf do các nhà khoa học NASA và CESDIS xây dựng đặt tại Trung tâm các chuyến bay không gian Goddard ở Greenbelt, bang Maryland để giải quyết các bài toán trong dự án Khoa học Không gian và Trái đất của NASA (Earth and Space Sciences project – ESS).

Một trong những mục tiêu của dự án ESS là “xác định tính khả thi của việc dùng hàng loạt các máy tính chạy song song để giải các bài toán của cộng đồng khoa học không gian và trái đất.” Dự án Beowulf phục vụ những người sử dụng nó và là dự án đầu tiên thuộc loại này nhưng chịu thách thức lớn vì các sản phẩm công nghệ thương mại mà nó sử dụng không phải cái nào cũng nguồn mở thật sự.

Những công nghệ nói trên (ảo hóa và cụm máy tính) đã mở rộng khả năng cho các nhà khoa học dành cả đời mình để chạy các mô hình mô phỏng những sự kiện ở biên giới vũ trụ của chúng ta. Những công nghệ đó cũng đã chứng tỏ có hiệu quả tương đương với những hệ thống máy tính thương mại chuyên môn hóa có khả năng toán học và/hoặc khả năng phân tích cực lớn.

Một trong những dự án như vậy là dự án COSMOS do Stephen Hawking lãnh đạo. Hawking là giáo sư toán học của đại học tổng hợp Cambridge, có lẽ là nhà khoa học được thừa nhận nhất thế giới sau Einstein, nổi tiếng với những người thường vì là tác giả cuốn Lược sử thời gian, một trong những cuốn sách bán chạy nhất mà nhiều người có nhưng ít người đọc được và cũng nổi tiếng vì những thành tựu mà ông đạt được đối mặt với những bất hạnh cá nhân khó tưởng tượng được đối với phần lớn chúng ta.

Hawking cũng là một trong những nhà vật lý lý thuyết xuất sắc nhất, giữ cương vị nhà nghiên cứu chính của dự án COSMOS, tập hợp các nhà vũ trụ học trong cái gọi là Tổ hợp Vũ trụ học Tính toán vương quốc Anh (UK Computational Cosmology Consortium – UK CCC) có mục đích tối cao là đi tìm nguồn gốc cuộc sống, vũ trụ và mọi thứ khác dựa trên một siêu máy tính Altix chạy hệ điều hành Linux.

Khi bắt đầu dự án, Hawking tuyên bố rằng COSMOS “ sẽ cho phép chúng ta tính toán lý thuyết tiên đoán giai đoạn đầu của vũ trụ và kiểm tra lý thuyết đó với những kết quả quan sát mới nhất.” Nghiên cứu vũ trụ học về nguồn gốc sự sống và vũ trụ vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu hiếm mà nước Anh đang dẫn đầu thế giới.

Sự bắt đầu của kết thúc

Dự án COSMOS tìm cách thám hiểm giới hạn của vĩnh cửu và các lý thuyết ở giới hạn hiểu biết của con người về nguồn gốc sự sống và vũ trụ, một lĩnh vực “quá nhiều lý thuyết nhưng lại không đủ dữ liệu”. Một lĩnh vực nghiên cứu then chốt của UK CCC là khảo sát khoa học nền vi sóng vũ trụ, những bức xạ dư còn lại từ vụ nổ Big Bang.

Lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) cho rằng khoảng 14 tỷ năm trước, vũ trụ nóng và cô đặc đã bùng nổ và phát ra những luồng vật chất bức xạ cực mạnh tạo nên các thiên hà rải rác và những đám mây khí lạnh có thể quan sát được từ các đài thiên văn vũ trụ hiện nay. Big Bang để lại một lớp bức xạ tràn ngập khắp vũ trụ tạo dấu vết cho các nhà vật lý tìm kiếm nguồn gốc các thiên hà và các vì sao và nguồn gốc sự phân tán vật chất trong vũ trụ.

Dự án này liên kết chặt chẽ với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (European Space Agency) và tạo ra nhiều dữ liệu từ các thông tin thu được bởi các vệ tinh châu Âu. Các nhà nghiên cứu phát biểu ba mục tiêu chính dưới dạng đơn giản hóa thì như sau:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo nên một bức tranh toàn cảnh vũ trụ khoảng 300.000 đến 400.000 năm sau vụ nổ Big Bang.

  • Dùng các luồng dữ liệu vũ trụ liên tục đi tới trái đất để dựng mô hình vũ trụ dựa trên các lý thuyết hiện đại về nguồn gốc sự sống, ngoại suy đến hiện tại, thử và chỉnh sửa các lý thuyết đó theo những dữ liệu đã biết, chứng minh hoặc bác bỏ các lý thuyết đó trên cơ sở các thực tế đã xác lập.

  • Theo dõi sự hình thành và biến mất của các thiên hà, xác định nguồn gốc của chúng, xác định “kích thước và hình dáng các thành phần của vũ trụ”


Năm 1989, NASA phóng vệ tinh COBE nhằm mục đích “đo lường sự khuếch tán các bức xạ hồng ngoại và vi sóng từ khi hình thành vũ trụ đến những giới hạn có thể đạt tới bởi ngành vật lý thiên văn.” Vệ tinh này mang theo ba thiết bị: máy đo phổ hồng ngoại tuyệt đối để so sánh phổ bức xạ nền vi sóng vũ trụ với hố đen, máy đo vi sóng vi sai để bắt các bức xạ vũ trụ yếu và thiết bị thực nghiệm nền hồng ngoại khuếch tán để tìm các bức xạ nền hồng ngoại vũ trụ. Theo NASA “mỗi thiết bị của COBE sẽ tạo nên một phát hiện vũ trụ học cơ bản.”

Những bức ảnh của vệ tinh COBE là những bức ảnh đầu tiên chỉ ra rằng trên phông nền vi sóng vũ trụ trơn tru có những gợn sóng nhỏ. Những gợn sóng nguyên thuỷ đó liên hệ với cấu trúc của vũ trụ, các thiên hà và các vì sao mà ta nhìn thấy hiện nay. Nhiệm vụ cơ bản của dự án COSMOS là thử tìm ra nguyên nhân của các gợn sóng đó. Các nhà vật lý kiểm định lý thuyết của họ bằng cách chạy các chương trình mô phỏng vụ nổ Big Bang rồi so sánh kết quả mô phỏng với những kết quả quan sát thực tế của COBE để kiểm tra độ chính xác của lý thuyết.

“Vũ trụ học là một ngành phát triển nhanh và có tính cạnh tranh cao, căn cứ vào các kết quả,” Hawking nói. “ Siêu máy tính của dự án COSMOS cho phép chúng ta biến các ý tưởng thành các dự đoán cụ thể đảm bảo cho các nhà vũ trụ học Anh có những đóng góp hàng đầu thế giới.” Với thời gian “Câu hỏi chúng tôi đang thử trả lời bây giờ đã chính xác hơn rất nhiều,” Tiến sỹ Paul Shellard, giám đốc dự án COSMOS cho biết.

“Mười năm trước, chúng ta có nhiều lý thuyết về vũ trụ nguyên thuỷ, nhưng hiện nay, ngành vũ trụ học trở thành một ngành khoa học có tính định lượng hơn nhiều. Chúng tôi cần phải tính được các dự đoán dựa trên lý thuyết có tính định lượng và tính chính xác có thể so sánh được với các kết quả quan sát của các vệ tinh và kính thiên văn mới nhất; bản thân các kết quả quan sát đó cũng cần có máy tính mạnh hơn nhiều để phân tích. Vì thế nên máy tính mới quan trọng đến vậy. ...”

Chia sẻ bộ nhớ.

Để phân tích và xử lý hàng terabyte dữ liệu cơ bản của dự án, COSMOS dùng một siêu máy tính SGI Altix chạy Linux. Hệ thống này có bộ nhớ chung chia sẻ, tích hợp ảo hóa, ổ cứng phân cấp và phụ thuộc rất nhiều vào tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu. “Chúng tôi hiện đang bị quá tải,” tiến sỹ Paul Shellard cho biết, “vì vậy chúng tôi đang tìm cách kết hợp Altix với các tài nguyên nhóm - cluster resources (nghĩa là nâng cấp lên kiến trúc ICE mới nhất). Trong khi chờ đợi, chúng tôi cố gắng hợp lý hóa hạ tầng hệ thống để cho user nhiều dung lượng nhớ hơn.”

Shellard nói rằng hệ thống “đã có một ngưỡng tốc độ bộ nhớ chia sẻ hoàn toàn mới … và “sẽ cho chúng tôi khả năng kiểm định trơn tru mô hình toán học vũ trụ so với khối lượng dữ liệu khổng lồ mà các quan sát vũ trụ thu thập được.”

…...

Dự án dựa vào Linux để chạy các workstations. “Ưu điểm mạnh nhất của Linux là tính mở làm cho nó có tính cạnh tranh cao (so với các hệ điều hành khác) với một cộng đồng user rộng (đặc biệt là trong lĩnh vực tính toán cao tốc) . Linux là chuẩn mặc định được chọn cho các hệ thống tính toán cao tốc.

Các phương án hệ điều hành khác là Solarix, HPUX, OSX và Windows, nhưng trong lĩnh vực tính toán cao tốc, cộng đồng người dùng các hệ điều hành đó rất nhỏ so với cộng đồng người dùng Linux do bản chất nguồn đóng của các hệ điều hành đó. Một vài hệ điều hành nói trên có thể tốt hơn Linux trong những lĩnh vực rất đặc biệt nhưng không tốt đối với cách hoạt động của dự án COSMOS: phạm vi các ứng dụng và các nhiệm vụ nghiên cứu rất rộng. Theo quan điểm của đội ngũ hỗ trợ COSMOS, không có phương án hệ điều hành nào tốt hơn Linux đối với các ứng dụng tính toán cao tốc.”

2/21/09

Chính phủ Mỹ có thể tiết kiệm 24 tỷ USD nếu chuyển sang các công nghệ IT mới.

Study: Federal Gov't Can Save Billions in IT Spending (PC World)



  • Posted on Fri Feb 20, 2009 5:40PM EST


(Phỏng dịch, các đoạn in nghiêng là lời người dịch)



Một nghiên cứu chung mới công bố của MeriTalk (cộng đồng mạng chuyên về IT và chính sách công), Red Hat (công ty phần mềm nguồn mở) và DLT Solutions (công ty giá trị gia tăng cho các sản phẩm Red Hat) cho rằng chính phủ Mỹ có thể tiết kiệm được 23,6 tỷ USD trong 3 năm nếu chuyển sang dùng 3 công nghệ IT mới là: phần mềm nguồn mở (open-source software), công nghệ ảo hoá (virtualization) và công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) hoặc công nghệ phần mềm như dịch vụ (software-as-a-service).

"Sau nhiều năm bùng nổ về ngân sách, các nhà quản lý IT của chính quyền liên bang đang đối mặt với thách thức mới: ngân sách bị co hẹp lại" bản nghiên cứu viết. "Với viễn cảnh kinh tế suy thoái và bộ máy lãnh đạo mới được bổ nhiệm, các cơ quan chính phủ bắt buộc phải làm nhiều hơn với ngân sách ít hơn."

Các tác giả của bản nghiên cứu đã khảo sát 30 cơ quan chính phủ cấp liên bang (bộ và cơ quan ngang bộ) với giả thiết là các cơ quan đó sẽ bắt đầu áp dụng các công nghệ mới nói trên từ đầu. Thay cho việc mua các phần mềm nguồn đóng mới, dùng phần mềm nguồn mở sẽ tiết kiệm được 3,7 tỷ USD. Không mua các máy chủ mới mà dùng công nghệ ảo hoá sẽ tiết kiệm 13,3 tỷ USD. Dùng công nghệ điện toán đám mây sẽ tiết kiệm được 6,6 tỷ USD không phải mua các phần cứng và phần mềm.

Các con số trên dựa trên ngân sách liên bang và các kết quả nghiên cứu khác về tài nguyên tin học chính phủ. Tổng ngân sách dành cho IT trong ba năm 2007, 2008 và 2009 của 30 cơ quan trên là 60 tỷ USD, số tiền tiết kiệm được là 23,6 tỷ USD, 39,3% ngân sách!. Báo cáo nghiên cứu này có thể tải về từ đây.

Một ví dụ cho việc tiết kiệm nhờ dùng phần mềm nguồn mở là:

  • Không quân Mỹ tiết kiệm được 467 triệu USD.

  • Kho bạc Mỹ tiết kiệm được 251 triệu USD.

  • Bộ Cựu chiến binh Mỹ tiết kiệm được 174 triệu USD.


(trong báo cáo có bảng kê chi tiết từng bộ)

Số tiền tiết kiệm được dùng làm gì?. Báo cáo đề nghị:

  • 3,7 tỷ tiết kiệm do dùng PMNM: mua cho mỗi công chức một smartphone và laptop mới.

  • 13,3 tỷ tiết kiệm do dùng công nghệ ảo hoá: bằng toàn bộ ngân sách liên bang dành cho năng lượng trong năm tài khoá 2007.

  • 6,6 tỷ tiết kiệm do dùng điện toán đám mây/phần mềm như dịch vụ: đảm bảo lương cho 107.000 công chức trong năm 2009.


Phản ứng của Microsoft?

Nghiên cứu hình như giả thiết hơi nhiều về số tiền tiết kiệm được. Susie Adams, CTO của Microsoft Federal nói. "Nghiên cứu này đã cố đơn giản hoá một vấn đề rất phức tạp".

Microsoft đồng ý rằng các cơ quan chính phủ có thể tiết kiệm khi dùng điện toán đám mây và ảo hoá (vì những sản phẩm này Microsoft cũng có) nhưng còn phần mềm nguồn mở thì "đó chỉ là một mô hình kinh doanh khác" (just another business model) Adam nói. "Các cơ quan nên tìm hiểu kỹ về toàn bộ chi phí trước khi quyết định dùng phần mềm nguồn mở"

"Trong thế giới hiện nay, đặc biệt là trong chính phủ, chúng ta thực sự đang thấy một môi trường hỗn hợp phần mềm nguồn mở và đóng," Adam nói. "Chúng tôi tin rằng điều chúng ta nên làm là tạo ra những phần mềm tương tác tốt hơn trong môi trường hỗn hợp đó. Chúng tôi cam kết sẽ làm như vậy."

Qua những phát biểu trên có thể thấy:

  • Microsoft thừa nhận rằng PMNM hiện đang được sử dụng, nhất là trong hệ thống IT của chính phủ, đến mức tạo nên một môi trường IT hỗn hợp phải tính đến, không thể phủ nhận được. Trang 4 của báo cáo trên cũng xác nhận rằng hiện một số cơ quan chính phủ Mỹ đang dùng PMNM. Microsoft cũng không chê tính năng của PMNM mà chỉ doạ rằng dùng nó có thể tốn đấy, không rẻ đâu.

  • Khi đã chấp nhận điều đó, Microsoft đang cố gắng để các sản phẩm của mình tương tác tốt hơn với PMNM: cung cấp các số liệu kỹ thuật về các giao thức cho các nhóm PMNM, liên kết với các công ty nguồn mở như Novell và gần đây là Red Hat để đảm bảo tính tương tác đó.


Phản ứng của các quan chức chính phủ:

Nghiên cứu này có thể còn gây nhiều tranh cãi, nhưng thông điệp lớn nhất mà nó phát ra là các cơ quan chính phủ nên tìm những phương tiện mới để tiết kiệm ngân sách IT, Peter Tseronis, phó giám đốc thông tin của bộ Năng lượng Mỹ phát biểu. Nghiên cứu này cùng với cuộc thảo luận đang diễn ra về ngân sách IT liên bang trên site MeriTalk.com cho thấy nhu cầu của các cơ quan chính phủ tìm kiếm một phương thức làm việc mới và suy nghĩ một cách chiến lược về các khoản đầu tư IT dài hạn.

Tseronis hy vọng rằng các cơ quan chính phủ sẽ làm việc phối hợp với nhau, không tạo nên những "đám mây cô lập" của riêng từng cơ quan. "Chia sẻ các dịch vụ phải là mục tiêu chính."

Thu nhận của người dịch:

  1. PMNM đã đạt tới trình độ có thể khuyến nghị cho chính phủ Mỹ dùng đại trà được và hiện cũng đang được dùng trong một số cơ quan chính phủ. Vậy thì tại Việt nam với trình độ tổ chức, năng suất công tác, áp lực công việc, .... như hiện nay chắc chắn là cũng đáp ứng được.

  2. Ba hướng công nghệ mới nên quan tâm như đã nêu trong báo cáo. Ảo hoá trước đây đã có một bài giới thiệu trên blog này nhưng tác giả cũng không nghĩ là nó hiệu quả đến thế. Điện toán đám mây (hoặc phần mềm như dịch vụ) là một công cụ đáng chú ý để bắt buộc thống nhất hoá, tập trung hoá cải tiến các quy trình nghiệp vụ còn lung tung trong các hệ thống hiện nay.

  3. Những gợi ý nêu lên từ bài này rất đáng chú ý cho việc triển khai một hệ thống IT thống nhất, nhanh và hiệu quả trong một đơn vị có nhiều bộ phận rải rác nhiều nơi với trình độ IT khác nhau.

Vụ triển khai Linux lớn nhất, tiết kiệm nhất, độc đáo nhất trong giáo dục.

Feb. 19, 2009- Userful, một công ty Canada chuyên về thiết bị ảo hoá máy trạm Linux vừa ra thông cáo báo chí về một vụ triển khai máy tính Linux được coi là lớn nhất thế giới hiện nay. Kết hợp với công ty bán thiết bị terminal ảo ThinNetworks, Userful vừa thắng một hợp đồng triển khai 356.800 máy trạm dùng thiết bị "Userful Multiplier" cho các trường học của Brazin.

(Click for larger view of Userful Multiplier kit)

Công nghệ của Userful Multiplier bắt nguồn từ sản phẩm DiscoverStation có giá dưới $50 một máy. Phần mềm ảo hoá cho phép 10 người dùng chung một máy tính, mỗi người có một màn hình, bàn phím và chuột riêng cắm vào một USB hub. Máy tính cũng cần có thêm card màn hình..

Khi ta đang đọc thư, lướt web, .... máy tính chạy không. Kết hợp 10 người dùng chung tận dụng được công suất máy, tiết kiệm chi phí đầu tư. điện. Nhất là trong giáo dục, cường độ sử dụng máy không cao.

Phần mềm ảo hoá Userful Multiplier có thể chạy trên bất cứ hệ điều hành Linux nào. Trong dự án này, các máy tính được cài hệ điều hành Linux Educacional 2.0 do bộ Giáo dục Brazin xây dựng. Năm ngoái, hệ điều hành này bắt đầu được cài trong các phòng máy tính của các trường phục vụ cho 52 triệu học sinh Brazin. Linux Educacional dựa trên nền hệ Linux Debian, dùng môi trường đồ họa KDE 3.5, các bộ phần mềm KDE-Edu, KDE-Games và một số công cụ do bộ Giáo dục phát triển.


Linux Educacional 2.0
(Click to enlarge)


Ngoài bộ Giáo dục, Userful kết hợp với các công ty Brazin khác như ThinNetwork, công ty máy tính Positivo, Daruma và Itaultec để triển khai dự án. Pha đầu của dự án bao gồm 18.750 máy cho các trường nông thôn đã hoàn thành và đang hoạt động tốt. Pha tiếp theo sẽ triển khai trên tất cả các trường của 5.560 thị trấn, thành phố của Brazin.

Userful có thiết bị đấu nối (USB hub) của riêng công ty (xem hình ở trên), nhưng ở đây dùng thiết bị của công ty ThinNetwork thiết kế riêng cho dự án. Sau dự án này, ThinNetwork tổng cộng đã triển khai trên 800.000 máy trạm đơn giản (thin clients) và terminal chạy Linux và Windows trên khắp Brazin.

Chi phí $50 gồm tiền phần mềm ảo hoá và USB hub, không tính tiền mua màn hình, bàn phím và chuột.

Tiết kiệm chi phí và giảm lượng khí thải cacbon


So với phương án dùng toàn bộ các máy tính riêng biệt, Brazin tiết kiệm được 60% chi phí ban đầu và 80% lượng điện tiêu thụ hàng năm, giảm đáng kể chi phí quản lý và hỗ trợ. Với lượng điện tiết kiệm được sẽ giảm 170.000 tấn khí CO2 thải ra khí quyển của các nhà máy nhiệt điện hoặc tương đương với bớt được 28.000 ôtô khỏi lưu thông, Userful cho biết.

Thông tin thêm

Toàn văn thông cáo báo chí của Userful xem tại đây.

Userful Multiplier có giá bán lẻ $70 một bộ cho các trường học, và $100 cho các cơ sở thương mại. Một bản Userful Multifier miễn phí cho hai người dùng có  tại đây. Thông tin thêm về ThinNetworks xem tại đây.

2/20/09

Điểm tin open source (18/2/2009)

Các tin điểm dưới đây không theo một thứ tự sắp xếp nào, đọc đến đâu thấy hay thì điểm vắn tắt. Bạn đọc quan tâm có thể nhấn vào tên mục tin để đến trang gốc (và có thể dùng chức năng dịch tự động từ Anh sang Việt của Google để xem cho nhanh).

Tăng tốc hệ thống bằng cách hạn chế dùng file swap.:Swap file dùng hỗ trợ cho RAM khi không đủ bộ nhớ nhưng cũng làm chậm hệ thống vì ổ cứng vốn chậm. Trong nhân Linux có một thông số điều khiển mức độ sử dụng swap file là swapiness. swapiness=0 nghĩa là swap file chỉ được dùng khi thật sự cần, swapiness=100 thì swap file luôn được dùng đến. Kiểm tra trị số đặt sẵn của swapiness bằng lệnh cat /proc/sys/vm/swappiness.

Mở System Monitor, xem tab System Load. Nếu Physical Memory còn dư thì có thể mở file /etc/sysctl.conf bằng quyền root rồi thêm dòng vm.swappiness = x vào (x tùy chọn từ 0 trở lên) rồi restart lại máy.

Cuba xây dựng hệ Linux riêng.: Cuba vừa công bố bản Linux riêng của mình có tên gọi là Nova dựa trên hệ Linux Gentoo. Nên nhớ rằng tại Cuba chỉ mới gần đây máy tính mới được bán rộng rãi.

Moonlight đưa Silverlight lên Linux.: Silverlight là công nghệ độc quyền của Microsoft dành để chạy multimedia (video, music, hoạt hình) trên Web tương tự như Adobe Flash. (mà ứng dụng điển hình là video You Tube). Vì thế Silverlight chỉ cài được vào các trình duyệt chạy trên Windows. Novell, công ty đối tác nguồn mở của Microsoft, mới đây đã công bố bản Moonlight 1.0 dùng cùng công nghệ như Silverlight 1.0 nhưng chạy trên Linux.

Site Media của báo Thanh niên dùng Silverlight 2.0. Vì vậy trước đây nó không xem được trên các máy Linux và hiện nay cũng vậy vì bản Moonlight mới có 1.0. Đợi thêm chút nữa.

Các ứng dụng nguồn mở gần đây dược đưa vào osalt.com: osalt.com là site cho phép tìm kiếm các phần mềm nguồn mở thay thế cho các phần mềm nguồn đóng (osalt - open source as alternative). Mới đây, các phần mềm nguồn mở sau được bổ xung vào danh sách phần mềm nguồn mở của site:

PostBooks: PostBooks là một gói phần mềm quản lý doanh nghiệp nguồn mở đầy đủ gồm các mođun kế toán, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

Typo3: đây là một phần mềm quản lý nội dung (content management system - CMS) cùng loại như Joomla!, Drupal, Mambo,...(search "linux content management system" để tìm thêm). Thường các hệ CMS nhiều tính năng thì khó sử dụng, Typo3 được nhận xét là cạnh tranh được với các hệ CMS thương mại và dễ dùng.

Ứng dụng PMNM trong các tổ chức.: Tóm tắt một báo cáo nghiên cứu gần đây về tình hình ứng dụng PMNM trong các tổ chức.

Khả năng của Zimbra: trường đại học tổng hợp Pensylvania đã chuyển 13.000 user từ hệ thống email nguồn mở cũ sang Zimbra trong vòng 2 ngày. Zimbra là một hệ thống email nguồn mở tương đương với Exchange-Outlook mới đây được Yahoo mua lại. Tin này cho biết về khả năng áp dụng Zimbra, còn báo cáo chi tiết về việc này do công ty tư vấn Gartner lập thì phải mua (95$).

375.000 máy tính dùng chung bằng PMNM: Userful Corp., một công ty Linux Canađa vừa ký được một hợp đồng cung cấp Multiplier, một PMNM chia sẻ máy tính, cho 375.000 máy tính trong các trường học trên khắp đất nước Brazin. Multiplier là phần mềm điều khiển cài trên một máy tính dùng hệ điều hành nguồn mở cho phép 10 user dùng chung máy tính đó, mỗi user có màn hình, bàn phím, chuột riêng (Rất tiết kiệm và hiệu quả! Ngành giáo dục Việt nam nên quan tâm đến vấn đề này).

PMNM trong luật kích thích kinh tế Mỹ 787 tỷ USD: sau khi được hai viện Quốc hội Mỹ thông qua, tổng thống Obama đã ký ban hành chính thức luật kích thích kinh tế Mỹ 787 tỷ USD. Đáng chú ý là trong văn bản luật hơn 1000 trang rất chi tiết đó có một điều khoản liên quan đến PMNM:

Mục 4104(b), trang 488 chỉ thị cho bộ trưởng Y tế nghiên cứu về khả năng, chi phí, công cụ và tính tương thích của công nghệ thông tin y tế nguồn mở báo cáo lại cho Quốc hội trước ngày 1/10/2010. Quốc hội Mỹ sẽ lập một tiểu ban chuyên trách về vấn đề này bao gồm đại diện của một loạt cơ quan có liên quan.

Tiếp theo một thông tin trước đây về việc chính quyền Obama yêu cầu một chuyên gia PMNM kỳ cựu lập báo cáo về khả năng của PMNM, đây là lần đầu tiên, Quốc hội Mỹ chính thức quan tâm đến vấn đề này. Gần đây, cộng đồng nguồn mở có gửi một bức thư ngỏ cho tổng thống Obama kêu gọi chính quyền Mỹ tăng cường ứng dụng PMNM.

Kết quả của những hoạt động nói trên thì còn phải chờ. Nhưng ngay việc có những hoạt động đó cũng chứng tỏ PMNM đã có một độ chín nhất định.

Suy thoái kinh tế, tiền nong eo hẹp là lúc buộc người ta phải đi tìm các giải pháp hiệu quả, chi phí thấp. Đó là thời cơ cho PMNM.

Máy tính đeo vào chùm chìa khoá: trước đây đã có một post trên blog này giới thiệu cách cài Linux vào USB nhưng cón khá phức tạp. Hiện nay, ổ USB rẻ, dùng công cụ UNetbootin có thể cài dễ hơn một lô hệ Linux tự chọn lên USB. (Ubuntu có sẵn tool để cài kiểu này trong menu).

Máy tính cũ mà giao diện vẫn đẹp: theo quan niệm thông thường, máy tính cũ, cấu hình thấp thì không chạy được KDE4, thậm chí GNOME và phải dùng Xfce, IceVm giao diện xấu.

Elive là một bản Linux dựa trên nền Debian (như Ubuntu - do đó kho phần mềm rất lớn) dùng phần cứng tối thiểu nhưng các hiệu ứng đồ hoạ khá đẹp. Thậm chí có cả các hiệu ứng Compiz (xem link trên).

2/13/09

Một lỗi dịch thuật của VietnamNet gây chấn động.

Tôi phải viết bài này vì cho đến hôm nay khi điểm tin về Linux-open source vẫn còn những tin thế này:

" Linux in Vietnam

..... While you can probably guess even with no Spanish knowledge, it says by June 30 2009, 100% of the servers in the government will run Linux and by the end of the year, 70% of the agencies should use OpenOffice, ...

Here in Nicaragua, the government is quickly moving to Linux which is cool but we are less than six million. Viet Nam is a bit more significant. Linus said it first: World Domination."

Nguồn: http://www.linuxjournal.com/content/linux-viet-nam

Đầu đuôi câu chuyện là như sau:

Như đã nói trong một post trước (Đòn quyết định của Chính phủ về PMNM), ngày 30/12/2008 bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chỉ thị "Về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước" trong đó có ba đoạn nguyên văn là:

"Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT và Sở TT&TT được cài đặt.....

....Chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt....

.....đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc."

"Phần mềm nêu trên" ở phần đầu chỉ thị là "...các phần mềm: văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey".

Trong bản tin tiếng Anh ngày 6/1/2009 của VietnamNet (http://english.vietnamnet.vn/tech/2009/01/822425/) ba đoạn trên được dịch là:

"...Accordingly, by June 30, 2009, 100% of servers of IT divisions of government agencies must be installed with open source software..

....The instruction also said that by December 31, 2009, 70% of servers of ministries' agencies and local state agencies...

....By December 31, 2010, all staff at these agencies must be able to use open source software in their jobs."

Còn đoạn đầu về phần mềm thì dịch như thế này: "Open source software products are OpenOffice, email software for servers of Mozilla ThunderBird, Mozilla FireFox web browser and the Vietnamese typing software Unikey."

Tin này lập tức gây xôn xao trong cộng đồng nguồn mở thế giới. Nhiều báo và tạp chí chuyên ngành trích nguyên văn đoạn dịch trên. (Ví dụ, bạn có thể gúc tên bài báo trên (nhớ để trong ngoặc kép) "Vietnam to widely use open source software" sẽ ra 65.000 kết quả!.) Cũng đáng xôn xao thật vì hiểu theo đúng bản dịch "70% máy chủ của các cơ quan chính phủ cài phần mềm nguồn mở" và "đến 31/12/2010 toàn bộ công chức phải sử dụng phần mềm nguồn mở trong công việc"  thì Việt nam tiến nhanh nhất thế giới!

Một số báo nghi ngờ thông tin nói trên nên viết về nó thế này:

Did Vietnam take open source too far? (http://blogs.zdnet.com/open-source/?p=3268)

Vietnam: 100 percent open source by 2010? (http://news.cnet.com/8301-13505_3-10136660-16.html)


Tôi nhớ là hồi đó hình như có site Yahoo NewsPCWorld là dịch đúng, có lẽ họ dịch từ nguyên bản tiếng Việt chứ không trích lại, từ "máy trạm" được dịch đúng là "workstation". Tôi có nhấn vào Send your feedback bên dưới bài báo của VietnamNet để thông báo cho ban biên tập biết lỗi trên. Mấy hôm sau thì thấy các từ "server" được sửa thành "client", vẫn sai (và đoạn sai email software for servers vẫn nguyên, chú thích ảnh sai vẫn chưa sửa!). Tôi nhấn tiếp Send your feedback, lần này thì cái link đấy lại dẫn đến gửi mail cho evnn@vasc.com.vn, mà hòm thư đấy lại đầy không nhận thư mới nữa!

Cuối năm 2007, trên báo điện tử VnMedia (cũng thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông) có bài viết "Linux đang dần chiếm lĩnh thị trường PC" (http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=111165&CatId=35) trong đó câu cuối là: " Ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên Linux là Adobe Photoshop và Dreamweaver. Đứng ở vị trí tiếp theo là AutoCAD."

Những ai hiểu biết về PMNM đều phải mỉm cười trước câu này. Đây cũng là lỗi dịch sai, lần này từ Anh sang Việt. Nguyên văn câu đó tổng kết kết quả một cuộc điều tra ý kiến của Linux Foundation "The applications users would most like to get their hands on are Adobe's Photoshop and Dreamweaver - second place is held by AutoCAD."(http://www.channelregister.co.uk/2007/11/23/linux_desktop_survey/)

Câu kể trên tương ứng với câu hỏi điều tra là:"Which Windows applications would you like to see ported to a Linux environment to enable Linux desktop/client deployments?" (http://www.surveymonkey.com/sr.aspx?sm=WE9PoU_2bO_2b9Incc1aPjQTMvqIHQ7sZ6Y5sA1yP920aDE_3d)

Dịch chính xác phải là: " Những ứng dụng mà người dùng mong có nhất (nhưng hiện không có trên Linux - nd) là Photoshop và Dreamweaver của hãng Adobe, sau đó là AutoCAD".

Tôi nhớ là cũng có góp ý cho báo, lần đầu viết vội không rõ ý nhưng lần sau thì hòm thư cũng đầy! (User quota exceeded: SMTP <tintuc@vdc.com.vn>).

Trong hai lỗi trên, lỗi đầu do người dịch không hiểu rõ khái niệm "máy trạm", lỗi sau do không hiểu tình hình open source.

Dịch kỹ thuật đương nhiên là phải thạo nghề. Nhưng trong những trường hợp trên, người dịch chỉ thạo Windows mà lấn sang sân open source thì quả thật hơi liều lĩnh.

Ban biên tập các báo nên biết điều này và cũng nên thường xuyên xóa bớt thư trong hòm thư của mình.





2/6/09

Lỗi bộ gõ scim-unikey và lỗi đọc file pdf (update 12/2/09)

1- SCIM-UNIKEY:

Update 12/2/09: lỗi nặng, scim-unikey xung đột với OpenOffice 3.0 làm OpenOffice bị đóng bất thình lình khi đang gõ. Lỗi này xảy ra trên khá nhiều máy. Tóm lại không dùng được.


Bộ gõ scim-unikey có một lỗi khi gõ trong bảng tính OpenOffice Calc:

  • Nếu gõ từ đầu vào một ô trắng hoặc gõ tiếp vào cuối một dòng text đã có thì không sao.

  • Nếu trong ô đã có text, gõ chèn thêm từ vào đầu dòng text hoặc trong dòng text đó thì tiếng Việt không hiển thị được (ký tự nhảy lung tung).

  • Đã thử lỗi này có trong Mandriva 2009 (cả bản GNOME và KDE4), Linux Mint 6.

  • Lỗi này chứng tỏ cơ chế bỏ dấu của unikey (lùi con trỏ lại vài ký tự) là không ổn, dễ bị xung đột. Trong các bản Linux trước, x-unikey cũng có lỗi khi gõ trong Calc do cơ chế lùi con trỏ này.


Các cách khắc phục:

  1. Chịu khó học thói quen gõ phím kết thúc từ.Bỏ hẳn scim-unikey, chỉ dùng scim với file vi-telex-locdt.mim. Cơ chế đánh dấu từ để bỏ dấu của scim đã được dùng với hàng chục ngôn ngữ khác nhau nên chắc là khả năng xung đột với ứng dụng hầu như không có.

  2. Dùng kết hợp cả hai cách gõ scim-unikey và scim-locdt. Khi nào gõ trong Calc thì nhấn Ctrl+Shift để chuyển cách gõ, sang các ứng dụng khác lại Ctrl+Shift để đổi lại.


Yêu cầu gõ phím kết thúc từ có vài điểm cần lưu ý sau:

  1. Khi gõ trong OpenOffice, yêu cầu này không quá khó. Chỉ khi chèn chữ thì hoặc dùng phím mũi tên hoặc dùng phím Space rồi xoá space thừa.

  2. Cần chú ý khi gõ trong các trường là nơi không có thói quen gõ phím kết thúc từ (địa chỉ mail, subject, ...). Đặc biệt trong các trường của KMail, khi không gõ phím kết thúc từ mà chuyển con trỏ sang trường khác, các ký tự không bị mất ngay (ví dụ ba ký tự cuối của địa chỉ mail). Chỉ khi nhấn nút Send, sau đó xem lại trong Sent Item mới biết địa chỉ bị sai.

  3. Khi đặt tên, đổi tên thư mục hoặc file, chỉ được kết thúc từ bằng phím mũi tên, không được dùng phím Space.


2- Lỗi đọc file PDF tiếng Việt.

Thỉnh thoảng có file PDF tiếng Việt unicode (ví dụ có file tải từ cơ sở dữ liệu Luật Việt nam www.luatvietnam.vn) khi mở bằng Okular, Adobe Reader for Linux font tiếng Việt bị lỗi.

Mở trong Windows bằng Adobe Reader for Windows thì đọc được, nhưng mở bằng Infix cũng bị lỗi như trong Linux.

Cách khắc phục: mở file PDF đó bằng OpenOffice Writer sẽ đọc được tiếng Việt không bị lỗi nói trên. Tuy nhiên, mở file PDF bằng OpenOffice hơi chậm.

Sau khi mở, nếu dùng tính năng Export to PDF của Writer để xuất thành file khác hoặc ghi đè lên file cũ thì sau đó mở lại bằng Okular hoặc Adobe Reader for Linux không bị lỗi nữa.

2/4/09

UNISON - phần mềm truyền thông hợp nhất nguồn mở

1- UNISON là gì?


Unison là bộ phần mềm client - server nguồn mở và miễn phí quản lý thống nhất các công cụ truyền thông trong văn phòng (email, điện thoại, tin nhắn, danh bạ, ...)còn gọi là phần mềm truyền thông hợp nhất (unified communication software).

Unison gồm Unison Server và Unison Desktop.

Unison Server chạy trên máy chủ Linux, thực hiện các chức năng sau:

  1. Máy chủ email (gồm cả antivirus và antispam).

  2. Máy chủ dịch vụ thư mục (LDAP, danh bạ cá nhân và tập thể)

  3. Máy chủ tổng đài điện thoại PBX (VoIP và điện thoại thường có SIP adapter).

  4. Máy chủ lịch công tác (lịch cá nhân và lịch tập thể)

  5. Máy chủ tin nhắn (instant messaging, tin nhắn nội bộ và ra ngoài mạng với ICQ, Google Talk, MSN và Jabber).


unison-serverUnison Desktop chạy trên các máy trạm Windows hoặc Linux, thực hiện các chức năng sau:

  1. Gửi, nhận email (email client)

  2. Lập lịch cá nhân và lịch nhóm (Calendars and group scheduling)

  3. Danh bạ cá nhân và các nhóm gửi thư (Contacts and distribution lists)

  4. Chat (Instant Messaging)

  5. Điện thoại.

  6. Hiển thị trạng thái user đang rỗi hay bận (User presence)


2- Các đặc điểm chính:


1- Unison Server và Desktop thay cho  MS Exchange + Outlook + tổng đài điện thoại (hoặc  Domino + Lotus Note + tổng đài điện thoại)

2- Một bộ Unison Server thay cho các thứ sau (ví dụ cho 100 user):





























UnisonMicrosoft ‘semi-unified’ communications
Hardware

  • 1 server for Unison Server™




  • 1 server for Exchange Server 2007

  • 1 server for Office Communications Server (OCS) 2007

  • 1 server for Active Directory®

  • 1 tổng đài PBX (eg Nortel/Avaya)


IP telephone100 telephones100 telephones
Software

  • Linux server (RedHat or CentOS)

  • Unison Server™ license

  • 100 copies of Unison Desktop™




  • 3 copies Windows Server 2003

  • Exchange Server license

  • OCS 2007 license

  • 100 Exchange client access licenses (CALs)

  • 100 OCS CALs

  • 100 copies of Office Communicator

  • 100 copies of Microsoft Outlook 2007(Optional, if not owned)


Thời gian khai triển46 hours155 hours

Dùng Unison chỉ mất tiền mua 01 máy chủ (loại thông thường), điện thoại thì hai bên ngang nhau, còn lại miễn phí hết. Bên Microsoft mọi người tự tính giá (trong bảng trên còn thiếu phần mềm antivirus và antispam)

Đã có công ty nghiên cứu thị trường thử tính chi phí cho phương án Microsoft: 60USD/tháng với 500 user (xem chi tiết tại đây )

3- Unison Desktop tương tự Microsoft Outlook, giao diện như sau:

1

So sánh tính năng:












































UnisonMicrosoft Outlook 2007
E-mailYesYes
Calendars and group schedulingYesYes
Contacts and distribution listsYesYes
Instant messagingYesSeparate client
User presenceYesSeparate client
TelephonyYesX
TasksXYes

4- Quản trị:

Unison được quản trị thống nhất qua giao diện web (không phải gõ lệnh). Ví dụ:

10-1-new-user-general1

3- Kết luận:


Phần mềm Mail Server nguồn mở đã có từ lâu với những tên tuổi như Postfix, Dovecot, ... (cấu hình và quản trị khá phức tạp). Một nghiên cứu gần đây cho thấy Mail Server nguồn mở vẫn chiếm vị trí thống trị trên thị trường. Ngoài các Mail Server thuần túy, cũng đã có những phần mềm cộng tác (còn gọi là phần mềm nhóm, tương tự như MS Exchange): Zimbra, Open-Xchange, Scalix ...Các tổng đài PBX nguồn mở có Asterik, Pingtel, ...

Các phần mềm cộng tác nguồn đóng nổi tiếng có Exchange - Outlook của Microsoft, Domino - Lotus Notes của IBM. Microsoft cũng mới công bố phần mềm truyền thông hợp nhất Office Communication Server 2007.

Unison có lẽ là bộ phần mềm truyền thông hợp nhất nguồn mở duy nhất cho đến nay. Ngoài phần lược trích ở trên, trên site của hãng còn rất nhiều phân tích về ưu điểm của sản phẩm này.

Một trong những nhược điểm của các phần mềm máy chủ nguồn mở tiền bối là việc tích hợp, cấu hình và quản trị khá phức tạp. Theo như giới thiệu ở đây thì Unison đã tích hợp sẵn, cấu hình và quản trị cũng có vẻ dễ hơn. Tôi sẽ thử bộ phần mềm này và có báo cáo chi tiết sau.

2/3/09

Linux và xe đua Công thức 1

Linux và xe đua Công thức 1 (Formula One car)


Xe đua Công thức 1 không chỉ là một nhãn hiệu xe nổi tiếng, nó là khoa học chính xác, sử dụng công nghệ tới một phần của giây. Linux đóng một vai trò then chốt giúp các đội xe đua thực hiện điều đó.


Posted Richard Hillesley at 12:30PM, 28th April 2008


(nhấn vào tên bài để đên bản gốc)


Lược dịch: ZXC232



Yêu cầu của môn đua xe thể thao là những người tham dự phải hiểu rất rõ các công nghệ hỗ trợ cho họ. Xe đua Công thức 1 có lẽ chỉ đứng hàng thứ hai sau ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ trong việc ứng dụng mô phỏng khí động lực và công nghệ ống khí động học. Do sự phát triển nhanh chóng của Linux trong các hệ siêu máy tính nên phần lớn các đội xe đua Công thức 1 đã và đang dùng Linux để tính toán khí động lực và động cơ xe trong nhiều năm nay.


“Xe đua Công thức 1 là một sản phẩm tuyệt vời của đổi mới và công nghệ,” Jonathan Neale, giám đốc điều hành của đội đua McLaren nói. “Chúng tôi cạnh tranh giành vị trí số 1 trong một môi trường mà khoảng cách giữa xe thứ nhất và thứ mười chỉ khoảng 0,6 giây. Do đó chúng tôi liên tục tìm kiếm từng phần giây để nâng cao tốc độ. Trong mùa đua, trung bình cứ 20 phút xe lại được sửa đổi một lần và để có thể làm như vậy, việc mô phỏng trên máy tính là điều sống còn để đánh giá hiệu quả thay đổi.” Trong xưởng máy, McLaren dùng các chương trình tính toán thủy khí động lực (computational fluid dynamics – CFD) chạy trên Linux trong các siêu máy tính Altix CGI để mô phỏng và dự đoán hành vi của xe.


Việc đua xe hơi không phải luôn luôn như vậy. Đã có thời tài năng của người lái quyết định hết thảy.


Thời đại đã thay đổi. Đua xe hơi trong thế kỷ 21 là một môn thể thao đồng đội, chênh lệch tốc độ giữa người trước và người sau chỉ tính bằng phần trăm của giây. Càng ngày xe càng nhanh hơn, khoảng cách kỷ lục giảm xuống, người lái và xe đạt tới những giới hạn mới về sức chịu đựng và tốc độ bất chấp những quy định ngày càng ngặt nghèo để đảm bảo an toàn và tăng tính tranh đua. Mỗi quy định mới là một thách thức đối với những nhà thiết kế xe, phải chỉnh lại các tỷ lệ cân bằng sống còn về trọng lượng, vật liệu, công suất, lực ép, lực kéo.


Thắng cuộc đua ngay trong nhà máy


Người lái vẫn cần đến lòng dũng cảm, đôi mắt tinh tường, tố chất siêu nhân và khả năng lượng định tới một phần giây. Nhưng để tìm được những phần giây hiếm hoi đó, thiết kế xe quyết định hết thảy. Một người lái giỏi không chỉ có tốc độ và lòng dũng cảm mà còn phải nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của tốc độ xe, giúp các kỹ sư và thợ máy chỉnh một milimet chỗ này, một xăngtimet chỗ kia, tạo nên sự khác nhau giữa thành công và thất bại trong môn thể thao không khoan nhượng nhất này. Công nghệ và khoa học áp dụng vào chế tạo xe đua gần với chế tạo máy bay phản lực hơn bất kỳ môn thể thao nào khác. Linux chạy trên các máy tính cao tốc là một bộ phận then chốt đối với các đội xe đua.


Đội đua Renault bắt đầu thực nghiệm với các cụm máy chủ Linux (cluster) từ năm 1998 và dùng hệ thống máy chủ Linux của IBM chạy các cơ sở dữ liệu quan trọng và các ứng dụng đo lường từ năm 2001. Hệ thống đo lường truyền dữ liệu đo từ xe đang chạy đến kỹ thuật viên đứng bên đường đua. “Khi xe chạy, nó chuyển một khối lượng dữ liệu khổng lồ theo thời gian thực về các thông số quan trọng của động cơ hoặc khung xe đến đội kỹ thuật- hệ thống đó chạy Linux,” Christophe Verdier, giám đốc IT của đội đua Renault, nói.


Verdier cũng cho biết rằng dùng Linux để tính động cơ và khung xe giảm thời gian tính toán tới 90% và do đó giảm đáng kể chi phí chế tạo xe. “Một tính toán mô phỏng trước đây mất ba tuần, giờ chỉ còn 18 tiếng. Tốc độ tính nhanh như vậy cho phép Renault F1 tối ưu hóa hoàn toàn động cơ V10. Nhờ thế, đội Renault dành được những ưu thế đáng kể vì cuộc đua phải thắng ngay trong nhà máy cũng như trên đường đua.” Thực tế, không một giải pháp phần mềm nguồn đóng nào có được ưu thế tốc độ tính toán đó với một chi phí hợp lý.


(Mới đây Renault F1 đã mua siêu máy tính (supercomputer) của hãng Appro trang bị cho trung tâm tính toán CFD của mình – chú thích của người dịch)


Bộ sưu tập các loại gió.


Ferrari là một đội đua khác đã tuyên bố về việc dùng Linux để tính toán động cơ và dữ liệu khí động lực tại Maranello cũng như ống khí động nổi tiếng “Galleria del Vento” thiết kế bởi Renzo Piano. Sau mùa đua năm 2007 là scandal gián điệp y như thời chiến tranh lạnh giữa McLaren và Ferrari, kết thúc bằng việc rút mọi giải thưởng của McLaren trong cuộc thi Nhà chế tạo vô địch 2007 và khoản tiền phạt 100 triệu đôla.


Mô phỏng xe trên máy tính là một kỹ thuật sống còn để dự kiến hành vi của xe trong mọi điều kiện thời tiết, điều kiện đường đua của giải Công thức 1. Hiệu chỉnh khí động học của xe không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ xe trên đường thẳng mà còn cả tốc độ vào cua của xe tại mỗi khúc quanh.


Xe đua của McLaren 'hoàn toàn thiết kế dùng Linux và bộ công cụ của SGI” Keith Vickers, giám đốc bán hàng vùng Bắc Âu của hãng SGI cho biết. McLaren dùng các phần mềm tính toán thủy khí động học (CFD) của SGI để mô phỏng các luồng không khí quanh xe trên các siêu máy tính (supercomputer) SGI Altix. Phần cứng và phần mềm hoàn toàn giống như của các nhà chế tạo xe hơi khác, mặc dù tiêu chí thiết kế xe đua khác hẳn tiêu chí thiết kế xe thông thường.


Theo tiến sỹ Mark Taylor, người đứng đầu bộ phận CFD của McLaren “Vẻ đẹp của phần mềm CFD là nó cho phép chúng tôi mô phỏng các kịch bản để có được tốc độ xe cần thiết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Không có phần mềm CFD, chúng tôi phải làm điều đó bằng cách thử mô hình xe trong ống khí động học nhưng hạn chế hơn, mất thì giờ hơn và do đó không đủ thời gian để nghiên cứu các phương pháp khác giúp tăng tốc độ xe.”


Các tính toán phân tích cũng được thực hiện trên các số liệu đo thu thập được khi xe chạy. Một đội kỹ thuật chuyên theo dõi các thông số của xe khi đang chạy để phát hiện vấn đề hoặc hiệu chỉnh nhỏ hoặc thu thập số liệu cho phân tích sau này.


Theo Vickers, hãng SGI cung cấp hệ thống Linux không chỉ cho đội đua McLaren mà còn cho nhiều đội đua Công thức 1 khác, “một số đội tôi có thể kể, một số đội khác thì không được phép”. Tất cả các đội đều cần những hệ thống máy tính như nhau, công nghệ cluster Linux có ưu thế về tỷ số chi phí/tính năng trội đến mức mà việc duy nhất chỉ còn là chọn hãng nào cung cấp phần cứng và hỗ trợ.


… Linux là hệ điều hành thống trị trong lĩnh vực tính toán cao tốc “rất dễ chuyển từ máy nọ sang máy kia, dễ dịch mã nguồn, dễ chỉnh sửa mã nguồn và dịch lại. Đó là những điều hấp dẫn người dùng trong lĩnh vực này” Vickers nói “Linux lại rất linh hoạt và dễ di chuyển (scalability)”. Cùng một hệ Linux chạy trên siêu máy tính với 2000 processor và hàng terrabyte bộ nhớ có thể chỉnh sửa và thử trên một chiếc laptop thông thường. Trong một môi trường nơi ganh đua nhau đến từng phần của một giây, khả năng điều chỉnh các thông số, sửa thuật toán, đưa các phương trình đến mức giới hạn sẽ tạo nên kẻ thắng, người thua. Cũng như trong mọi lĩnh vực tính toán cao tốc, các đội đua xe đã nhìn thấy ưu điểm nổi bật của phần mềm nguồn mở trong các mục đích thực tiễn, tốc độ, chi phí và tính linh hoạt.


…...



2/1/09

Trộn Windows vào nhân Linux!

Trước đây, tôi đã có một post giới thiệu ReactOS, một hệ điều hành:

  • Tự do, nguồn mở, viết từ đầu, không dựa vào Linux, cũng không dùng thiết kế của Unix.

  • Theo thiết kế của Windows NT từ mức phần cứng đến mức ứng dụng (thiết kế Windows NT là thiết kế bắt đầu từ Windows NT,  2000, qua XP, 2003 và đến nay là Vista vẫn dùng, với các phiên bản nâng cấp, dĩ nhiên).

  • Chạy được các ứng dụng và driver của Windows, nhằm cung cấp một giải pháp thay thế Windows cả trên máy trạm và máy chủ (tham vọng hơi lớn!).


Tóm lại đó là một bản Windows nguồn mở, không phải của Microsoft, dùng lại được các driver và ứng dụng Windows hiện có. Nghe rất hấp dẫn!

Dự án này bắt đầu năm 1996, hiện nay vẫn đang phát triển mạnh nhưng cũng mới đến version 0.3.7 và đang là bản alpha (khoảng 30MB) chỉ dùng thử chưa dùng thật được. Trên các ảnh màn hình thấy cũng khá đẹp, chạy được OpenOffice, trò chơi Quake, Firefox, Thunderbird, Visual Basic, ...

Ngoài ra, người dùng Linux đều biết đến wine, một phần mềm dùng để chạy các chương trình Windows trên Linux. Wine không tiêu tốn thêm cpu hay bộ nhớ như máy ảo. Dự án này bắt đầu năm 1993, đến nay vừa chính thức ra đời phiên bản 1.0.1, đã chạy được khá nhiều phần mềm Windows (danh sách), nhưng chưa phải tất cả. Ví dụ: MS Office 2007, Photoshop CS3, World of Warcraft 3.0, ... Cũng còn một vài phần mềm nữa tương tự wine, nhưng thu phí (CrossOver, Cedega,...)

Kết hợp hai dự án trên (có dùng mã nguồn của hai dự án đó) nhưng phát triển theo một hướng khác là dự án Linux Unified Kernel - LUK ( Nhân Linux thống nhất- hiện nay tên gọi chính thức là dự án Longene), website. Mục tiêu: xây dựng một nhân hệ điều hành máy tính chạy được các phần mềm ứng dụng và driver phần cứng của cả Windows và Linux. Cách làm: bổ xung các tính năng cơ bản của nhân Windows (lấy từ ReactOS) vào nhân Linux. Sản phẩm cụ thể là các bản patch vào nhân Linux hiện có của một bản Linux.

Các phần mềm Windows chạy trên LUK sẽ nhanh bằng chạy trên Windows và nhanh hơn là chạy bằng wine (thay cơ chế truy cập file kiểu client-server của wine bằng hệ thống file tích hợp).

Dự án bắt đầu năm 2006 và đến tháng 2/2009 sẽ ra đời phiên bản 0.2.3. Nếu căn cứ theo ảnh chụp màn hình thì có thể chạy được Starcraft, Photoshop, IE, ... Dự án này sử dụng rất nhiều mã nguồn của hai dự án trước vì vậy tiến triển của nó phụ thuộc vào hai dự án đó. Tuy nhiên có thể thấy đây là một hướng rất hay.

Cả ba dự án trên đều thuộc loại dự án khó (có lẽ do Microsoft giữ kín nguồn), tiến triển khá chậm.