11/24/09

Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009)


Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009).


1- IBM Client for Smart Work (ICSW)


Như đã nói trong một post trước, ICSW là bản Linux liên kết giữa hai công ty Canonical và IBM được tung ra ở thị trường Mỹ hôm 20/10/2009 (và trước đó tại thị trường châu Phi) để cạnh tranh với Windows 7.


Khi cài thử thì thấy:





  • Về cơ bản, ICSW là toàn bộ bản Ubuntu 8.04 của Canonical, có cài sẵn bộ Lotus Symphony và Notes của IBM. Sở dĩ chọn Ubuntu 8.04 vì đó là bản hỗ trợ dài hạn (Long Term Support – LTS) đến tận năm 2011.




  • Giao diện và các phần mềm giữ nguyên của Ubuntu 8.04. Riêng giao diện Lotus của IBM như sau:





Bộ Lotus Symphony Office của IBM xây dựng trên nền OpenOffice nhưng thay giao diện khác như hình trên.


Ngoài cột Propeties ở bên phải như trên hình, IBM tập hợp tất cả các phần mềm khác (bảng tính, trình diễn, email, address book,... thậm chí cả trình duyệt) vào một màn hình và mở trong các tab khác nhau (xem hình dưới). Cách tổ chức này khá hay và tiện.



Xem qua bản này và bản tính giá của IBM thì thấy đối tượng nhắm đến là khách hàng doanh nghiệp với ưu thế chính là tiết kiệm chi phí:





  • Không cần nâng cấp phần cứng, Ubuntu (và Xubuntu) chạy được trên các máy cấu hình thấp hiện có.




  • Tính tổng chi phí phần mềm, kể cả phần mềm máy chủ cộng tác (Domino) và các dịch vụ khác của IBM thì rẻ hơn Microsoft Windows 7+ Exchange (và các phần mềm máy chủ khác) + Outlook, …




Đối với chúng ta thì vấp ngay phải vấn đề bộ gõ tiếng Việt. Tôi chưa tìm được, hoặc chưa biết cách làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong Symphony.


2- OpenSUSE 11.2:


Novell công bố bản này hôm 12/11/2009. Ban đầu, openSUSE dùng KDE là giao diện mặc định (default), một số phiên bản gần đây chuyển sang GNOME, nhưng do yêu cầu người dùng bản 11.2 này lại quay về với KDE (tất nhiên là vẫn có bản GNOME riêng).


Cũng như với Mandriva, KDE 4.3 trên openSUSE đã khá nhuyễn. Tuy nhiên, font chữ trong OpenOffice thì hơi gai, không đẹp bằng Mandriva. Trình tìm kiếm Strigi có tích hợp Nepomuk nhưng lại bị lỗi cài đặt không chạy được. Nepomuk cũng mới chỉ ở mức file, chưa sang đến email và web như Mandriva.


OpenSUSE có kiểu bổ xung phần mềm restricted (dùng từ của Ubuntu) khá “cưỡng bức”. Sau khi cài xong, nếu cài thêm bất kỳ phần mềm nào, một lô phần mềm khác như các codecs, font của Microsoft, giải nén zip, … cũng được tự động cài.


Bộ gõ tiếng Việt scim-unikey cũng có vấn đề. Nếu dùng Unikey, gõ trong OpenOffice rất chậm và phải có phím kết thúc từ. Dùng Unikey Classic thì gõ được nhưng thường xuyên bị mất tiếng Việt, phải Ctrl+Space để bật lại. Và cũng như trên các bản Linux khác gần đây, icon của scim-unikey không hiển thị được trên system tray. Có lẽ phải dùng scim gốc hoặc ibus-unikey, chấp nhận phím kết thúc từ vậy.


3- Fedora 12.


Fedora 12 được công bố ngày 17/11/2009. Bản này ngay khi cài đã thấy “khệnh” rồi. Grub boot loader của nó không nhận được bản Linux nào đã có trên ổ cứng ngoài chính nó và Windows. Khi add bằng tay các bản Linux khác cũng không boot được.


Fedora Live là bản kém thân thiện nhất với người dùng mà tôi đã thử. Bản KDE không có Firefox và OpenOffice. Bản GNOME cũng không có OpenOffice và các trình ứng dụng khác cũng rất ít. Trình quản lý phần mềm không cho biết dung lượng sắp cài là bao nhiêu, các thông số theo dõi quá trình download và cài cũng rất ít. Chỉ có hai kho phần mềm mặc định, không có kho các phần mềm “ngoài luồng” và cũng không có giao diện để bổ xung kho (chắc là phải thêm vào file cấu hình).


Bản KDE không cho cài thêm các phần mềm phụ như nautilus-dropbox, scim-unikey với thông báo cụt lủn “có lỗi bất ngờ”. Điều cũng bất ngờ là gõ tiếng Việt scim không phải kết thúc từ. KOffice vẫn là 1.6 mặc dù hiện đã có 2.1 (Sorry, KOffice 2.1 hiện vẫn là bản đang test, chưa dành cho sử dụng đại trà). Đây là bản Office đang lên, có phần soạn công thức KFormula khá trực quan (giống MS Office) và nhiều trình tiện ích hơn OpenOffice.


Gần đây, nghe nói có một hội nghị phần mềm nguồn mở phát đĩa Ubuntu và Fedora để phổ biến. Fedora có lịch sử lâu đời, phần mềm dịch sẵn cho nó nhiều, có Red Hat đứng đằng sau, đội fan “già” ở Việt nam chắc cũng đông. Nhưng người mới làm quen với Linux thì không nên dùng.


4- Google Chrome OS.


Google Chrome OS chỉ mới công bố mã nguồn hôm 19/11/2009 (bản mã máy tới cuối năm 2010 mới có) đã gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là vì tầm vóc khổng lồ của Google. Tôi đã có một bài điểm qua về nó tại đây và về hạ tầng mà nó phục vụ tại đây. và đây.


Đây là hệ điều hành dùng nhân Linux (Linux kernel), dựa trên nền Debian và giao diện là web browser. Điểm đáng chú ý của nó là thiết kế an ninh (security) mới hoàn toàn, có dịp sẽ tìm hiểu trong một post khác.


Hiện tại nó mới chạy trên netbook và tập hợp được nhiều đại công ty tin học ủng hộ. Nhưng Chrome OS chưa thể thành công trong một vài năm tới vì hạ tầng điện toán đám mây, nhất là các ứng dụng, chưa đủ độ chín.







/home/zxc/DATA/Mydocuments/Dropbox/Bai viet blog/Điểm qua vài bản Linux gần đây.odt Page 1 of4




11/20/09

Vài thủ thuật OpenOffice Writer


Vài thủ thuật cho OpenOffice Writer.









I- Tiêu đề (Heading)


Heading là các tiêu đề phân theo từng cấp và được đánh số tự động. Ví dụ:


Chương I: Tiêu đề cấp 1


I.1 Tiêu đề cấp 2


I.1.1 Tiêu đề cấp 3


Heading là công cụ rất tiện khi viết và đọc các văn bản dài có cấu trúc.



I.1-Tạo Heading:


Heading đã có sẵn trong danh sách các Style trên Format Toolbar:


Định đặt dòng nào làm Heading thì trước hoặc sau khi gõ xong, để con trỏ chuột ở dòng đó (không cần bôi đen cả dòng) rồi nhấn vào mũi tên trỏ xuống ở ô Style hình trên (bên trái ô Font), chọn Heading trong danh sách xổ xuống.


Heading có sẵn không đánh số ở đầu như trong ví dụ trên. Muốn đánh số tự động, nhấn vào menu Tools > Outline Numbering, màn hình sau xuất hiện:


Trong màn hình trên, chọn từng cấp Heading rồi chọn Number ở dưới. Mục Separator để chọn ký tự phân cách số và text của Heading. Trong ví dụ trên, trước số là từ “Chương”, sau số của Heading 1 là dấu hai chấm và dấu cách như hiển thị trong cột bên phải.


Số đã chọn ở trên sẽ được đánh tự động, người dùng không phải gõ. Khi xóa một heading hoặc di chuyển nó sang vị trí khác, số cũng tự động thay đổi.


Để định dạng Heading theo ý muốn, nhấn vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình tiếp, nhấn phím phải chuột vào Heading muốn định dạng lại. Màn hình sau xuất hiện:



Trong màn hình trên có thể thay đổi rất nhiều thứ theo ý muốn.



I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading


Khi con trỏ ở trong vùng một heading nào đó, toolbar sau xuất hiện:


Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ sang trái, phải dùng để nâng hoặc hạ cấp heading (ví dụ từ heading 1 xuống heading 2). Nếu một heading định nâng/hạ cấp có các heading cấp thấp hơn ở bên dưới thì dùng nút có hai mũi tên. Khi đó, ví dụ heading 1 xuống thành heading 2 và các heading 2, 3 bên dưới nó sẽ xuống thành heading 3,4.


Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ lên, xuống cho phép di chuyển một heading và tất cả phần văn bản bên dưới nó đến vị trí khác. Chỉ cần nhấn chuột vào heading (không cần bôi đen) rồi nhấn nút thích hợp.



I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading:


Khi văn bản đã có heading, nhấn vào menu View > Navigator, cửa sổ sau xuất hiện:


Nhấn chuột vào mép trên cửa sổ, rê nó xuống dưới ô Style đến khi thấy xuất hiện một vạch đen thẳng đứng thì nhả chuột ra. Cửa sổ Navigator sẽ có vị trí mới ở bên trái màn hình. Nhấn vào các dấu + bên trái Heading sẽ thấy như sau:


Muốn di chuyển đến tiêu đề nào thì nhấn chuột vào nó ở cột bên trái. Bật tắt cửa sổ Navigator này bằng nút trên toolbar.



II-Tạo mục lục tự động.


Khi đã thiết lập các tiêu đề bằng Heading như trên thì có thể tạo mục lục tự động. Để con trỏ chuột vào vị trí định tạo mục lục rồi nhấn menu Insert > Index and Tables > Index and Tables. Màn hình sau xuất hiện:


Trong màn hình trên:





  • Title: gõ vào từ “Mục lục” thay cho “Table of Contents”.




  • Type: chọn Table of Contents như hình trên.




  • Protected … được đánh dấu chọn sẵn để không cho thay đổi mục lục bằng tay.




  • Evaluate up to level: mặc định mục lục được lập chi tiết đến heading 10 (nếu có).




  • Outline: đã chọn sẵn, quy định mục lục sẽ lập dựa vào heading.




  • Tab Styles: định dạng cho mục lục. Mỗi cấp mục lục (level) ứng với một style là Contents 1, 2, 3,... Muốn thay đổi Style nào nhấn vào đó rồi nhấn nút Edit ở bên dưới.




Sau khi nhấn OK, mục lục sẽ xuất hiện như thế này:





Mục lục




I- Tiêu đề (Heading) ..........................................1


I.1-Tạo Heading: ...........................................1


I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading.......... 3


I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading: ..3


II-Tạo mục lục tự động. ......................................4


III-Bản mẫu (Template) .......................................5


IV- Bổ xung tính năng (Extensions) .......................8




Sau khi đã tạo mục lục, nếu thay đổi các heading (sửa nội dung, chuyển chỗ, xóa hoặc thêm heading, …) mục lục sẽ tự động cập nhật các thay đổi đó khi đóng rồi mở lại file văn bản. Cũng có thể cập nhật mục lục bằng cách nhấn phím phải chuột vào vùng mục lục rồi chọn Update Index/Table.



III-Bản mẫu (Template)


Để soạn một văn bản:





  • Nhanh




  • Thống nhất như nhau cho cùng một loại văn bản




nên dùng các template. Ví dụ tạo một template thông dụng như sau:


Trong màn hình Writer, mở một văn bản mới chưa có tên. Nhấn vào menu Format > Page, rồi chuyển đến tab Page trong màn hình sau:






  • Format: chọn khổ giấy là A4




  • Margins: chọn kích thước các lề giấy theo nhu cầu.




  • Chuyển sang các tab khác (Background, Header, …) để thiết lập nếu cần. Làm xong nhấn OK đóng màn hình lại.




Nhấn tiếp vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình Styles, nhấn phím phải chuột vào Default, chọn Modify rồi quy định kiểu font, cỡ font, màu font, khoảng cách dòng, ... mặc định (ví dụ Times New Roman, cỡ 14,..). Các thiết lập ở đây sẽ áp dụng cho những đoạn văn bản bình thường.


Nhấn tiếp phím phải chuột vào các style khác như Heading 1, … rồi thiết lập các mục tương tự như trên theo ý người dùng.


Nhấn tiếp vào menu Tools > Outline Numbering rồi quy định kiểu đánh số các heading như đã nói ở phần trên.


Nhấn vào mũi tên bên phải ô Zoom ( ), chọn Optimal để quy định tỷ lệ phóng to văn bản trên màn hình.


Nhấn vào menu File > Printer Settings để thiết lập các thông số in ấn.


Nhấn chuột vào phần Footer ở cuối trang. Chèn vào đó các mã sau:





  • Gõ từ “Page” (hoặc Trang) rồi nhấn menu Insert > Fields > Page Number để chèn số thứ tự của trang. Gõ tiếp từ “of” (hoặc “của” hay “/”) rồi nhấn Insert > Fields > Page Count để chèn tổng số trang của văn bản.




  • Chuyển con trỏ sang bên trái cụm từ trên, nhấn Insert > Fields > Other. Trong màn hình xuất hiện, ở cột Type chọn File name, cột Format chọn Path/File name để chèn tên file kèm đường dẫn.




Cuối cùng nhấn vào menu File > Save as. Trong màn hình xuất hiện, đặt tên file, ví dụ “Bản mẫu văn bản”, mục File type chọn “ODF Text Document template (.ott)” rồi lưu file Bản mẫu văn bản.ott vào một thư mục nào đó.


Nhấn vào menu File > Template > Organize, màn hình sau xuất hiện:



Nhấn chuột vào My Templates ở cột bên trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Import Templates rồi tìm mở file “Bản mẫu văn bản.ott” vừa tạo. Tên file sẽ xuất hiện ở cột trái như hình trên.


Nhấn chuột vào tên file “Bản mẫu văn bản.ott” ở cột trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Set as Default Template để quy định bản mẫu đó là mặc định cho các văn bản mới sau này.


Template đã nhập được lưu vào /home/<username>/.ooo3/user/template.


Đóng Writer lại rồi mở ra, văn bản mới Untitled 1 (chưa có tên) sẽ mặc nhiên có tất cả những settings đã thiết lập ở trên cho template, không phải làm lại cho các lần sau.


Ví dụ, sau khi đã lưu file, phần Footer sẽ có dạng như sau:



Writer có rất nhiều template cho đủ loại văn bản, tải tự do từ Internet về dùng và sửa theo ý muốn. Ví dụ xem tại đây.



IV- Bổ xung tính năng (Extensions)


Cũng như Firefox, OpenOffice là phần mềm nguồn mở cho mọi người có thể viết các đoạn chương trình nhỏ bổ xung tính năng theo ý mình (extensions). Một số extensions nên dùng đã giới thiệu ở đâyở đây.



11/18/09

Làm gì sau khi cài Ubuntu 9.10 (tiếp theo)


Vài thủ thuật dùng Ubuntu.


ZXC232 biên soạn, dựa trên bản gốc có link ở trên.



Cài codecs để chạy các file media và hỗ trợ DVD


1- Bổ xung kho phần mềm Mediabuntu.


Medibuntu (Multimedia, Entertainment & Distractions In Ubuntu) là một kho các gói phần mềm không có trong Ubuntu vì các lý do pháp lý (bản quyền, bằng phát minh, giấy phép, …). Bản Ubuntu gốc chỉ gồm các phần mềm tự do (free software).


Danh sách các phần mềm trong Medibuntu xem tại đây.


Mở Terminal, chạy các lệnh sau (copy rồi paste vào terminal) để bổ xung kho Medibuntu vào Ubuntu:


sudo wget http://www.medibuntu.org/sources.list.d/$(lsb_release -cs).list --output-document=/etc/apt/sources.list.d/medibuntu.list &&


sudo apt-get -q update &&


sudo apt-get --yes -q --allow-unauthenticated install medibuntu-keyring &&


sudo apt-get -q update


2- Cài gói non-free-codecs


Sau khi add kho Medibuntu, mở Synaptic và tìm cài gói non-free-codecs. Đây là gói tổng hợp (meta-package) gồm cả ubuntu-restricted-extras và một số thứ khác. Dưới đây là danh sách chi tiết:


cabextract freepats gsfonts-x11 gstreamer0.10-ffmpeg gstreamer0.10-plugins-bad gstreamer0.10-plugins-bad-multiverse gstreamer0.10-plugins-ugly gstreamer0.10-plugins-ugly-multiverse java-common liba52-0.7.4 libamrnb3 libamrwb3 libass3 libavcodec52 libavformat52 libavutil49 libcdaudio1 libcelt0 libdc1394-22 libdca0 libdirac0c2a libdvdnav4 libdvdread4 libenca0 libfaac0 libfaad0 libffado1 libfftw3-3 libfreebob0 libgsm1 libid3tag0 libiptcdata0 libjack0 libkate1 libmad0 libmimic0 libmjpegtools-1.9 libmms0 libmodplug0c2 libmp3lame0 libmp4v2-0 libmpcdec3 libmpeg2-4 libofa0 libpostproc51 libquicktime1 libschroedinger-1.0-0 libsidplay1 libsoundtouch1c2 libswscale0 libtwolame0 libwildmidi0 libx264-67 libxml++2.6-2 libxvidcore4 non-free-codecs odbcinst1debian1 sun-java6-bin sun-java6-jre sun-java6-plugin ttf-liberation ttf-mscorefonts-installer ubuntu-restricted-extras unixodbc unrar w64codecs (Total about 170 MB)


CHÚ Ý: hai mục trên cũng đã có trong perfectbuntu, chỉ thiếu libamrnb3 và libamrwb3. Do đó nếu đã chạy perfectbuntu rồi thì không cần làm như trên nữa.


3-  Thêm một số codecs, DVD và trình mediaplayer VLC và Mplayer


Để chơi DVD mã hóa, phải có libdvdcss2. Trình VLC và Mplayer là hai trong số những trình chơi media tốt nhất hiện nay. Cài bằng Synaptic hoặc bằng dòng lệnh các gói sau:


sudo apt-get install libdvdcss2 gxine libxine1-ffmpeg vlc mplayer mencoder (khoảng 80MB).



Dùng Gnome Control Center


Gnome Control Center tập hợp các mục trong System vào một màn hình. Dùng nó đỡ phải dò tìm trong các menu Preferences và Administration. Mặc định nó bị tắt. Để bật lên, nhấn vào System > Preferences > Main menu. Trong màn hình Main Menu, chọn System ở cột bên trái rồi đánh dấu chọn Control Center ở cột bên phải. Sau đó, Control Center sẽ xuất hiện ở menu System.



Thiết lập profile chung của Firefox và Thunderbird


Mọi thiết lập của Firefox hoặc Thunderbird đều nằm trong một thư mục ẩn. Ví dụ với Firefox là /home//.mozilla/firefox/ckwzugd4.default. (tên của thư mục cuối có thể khác). Trong đó có bookmarks, histories, các extensions, cache, email, v.v... Các nội dung trong các thư mục đó tạo nên profile của Firefox hoặc Thunderbird.


Nếu trên máy cài từ hai hệ điều hành trở lên (Windows, Linux) và đều dùng Firefox, Thunderbird, có thể tạo một profile chung để dù chạy hệ điều hành nào thì Firefox và Thunderbird cũng vẫn giống nhau về mọi thứ. Cách làm như sau:


Mở terminal, chạy lệnh:


firefox   -P     hoặc


thunderbird    -P


Màn hình sau xuất hiện:




Trong lần chạy đầu, chỉ có một profile default trong danh sách. Đó chính là profile mặc định nằm trong thư mục ẩn nói trên.


Nhấn vào Create Profile, tạo một profile khác ở thư mục dùng chung cho các hệ điều hành, My Documents chẳng hạn.


Sau đó, dù đang ở hệ điều hành nào, Firefox cũng dùng một profile chung. Với Thunderbird, trong profile có các thư mục email, nên ở hệ điều hành nào email cũng như nhau.



Quản lý hệ thống


1- StartUp Manager


Chương trình này dùng quản lý, thay đổi màn hình khởi động và boot menu, tìm cài từ Ubuntu Software Center (gõ từ Boot vào ô tìm kiếm). Sau khi cài, chạy từ System > Administration > StartUp-Manager.




2- BootUp-Manager:


Chương trình này cũng tìm cài từ Ubuntu Software Center như trên. Sau khi cài, chạy từ System > Administration > BootUp-Manager.




Trong màn hình trên, các dịch vụ tự động chạy khi boot máy được đánh dấu chọn ở cột Activate. Có thể bỏ bớt một số không cần thiết để tiết kiệm bộ nhớ và giảm tải cho CPU:


Common Interface to speech synthesizers: bộ tổng hợp tiếng nói.


Samba nameservice …. : nếu không nối mạng Windows.


Bluetooth services: nếu không dùng thiết bị bluetooth.


Fast remote file …: nếu không cần đồng bộ file với máy khác.


Scanner services: nếu không dùng scanner.


v.v.....


3-Bỏ khởi động các chương trình không cần thiết


Vào System > Preferences > Startup Applications. Một số chương trình trong đó có thể không cần khởi động (Bluetooth Manager, Visual Assistances,...).


4- Thiết lập tường lửa


Ubuntu có tường lửa (ufw - Uncomplicated Firewall) cài sẵn nhưng không kích hoạt. Mở Ubuntu Software Center, search từ “gufw” rồi cài Firewall Configuration là giao diện của ufw. Chạy từ System > Administration > Firewall Configuration.




Đánh dấu mục Enabled để kích hoạt tường lửa. Nhấn nút Add để lập các quy tắc.


5- Cài chương trình chống virus


Nếu hay giao dịch file với các máy Windows thì nên cài một chương trình antivirus để quét virus hộ các máy đó. Mở Ubuntu Software Center, search từ “virus” rồi chọn cài, ví dụ Virus Scanner. Cài xong chạy từ Applications > System Tools > Virus Scanner.




6- Vài thứ khác:


Nautilus-scripts và Ubuntu Tweak xem ở đây.


7- Gỡ các gói phần mềm mồ côi.


Khi cài một phần mềm mới, các phần mềm phụ thuộc (dependency) cần thiết để chạy phần mềm đó cũng được cài theo. Nhưng khi gỡ bỏ (remove) phần mềm chính, các phần mềm phụ thuộc lại không được gỡ và trở thành phần mềm thừa, “mồ côi”, không liên quan đến phần mềm nào cả.


Dùng lệnh: sudo apt-get autoremove


Hoặc cài phần mềm gtkorphan (từ Synaptic Package Manager).


Trong các bản Ubuntu trước, các phần mềm tải về từ Internet để cài hoặc update được lưu trong thư mục /var/cache/apt. Khi cài xong, các gói cài đặt đó cũng không cần nữa. Xóa nó đi bằng lệnh:


sudo apt-get clean


Ubuntu 9.10 hình như cài xong là xóa luôn nên có thể không cần đến lệnh trên.


8- Bổ xung font


Khi chạy perfectbuntu hoặc ubuntu-restricted-extra hoặc non-free-codecs đã nói ở trên, một số font Windows như Arial, Time New Romans, ... cũng được cài.


Nếu muốn bổ xung thêm các font khác cho hệ thống (user nào đăng nhập vào máy cũng dùng được):


Nhấn Alt+F2 để mở hộp thoại Run Command.


Chạy lệnh gksu nautilus để mở Nautilus bằng quyền root.


Copy các file font thêm (hoặc thư mục font thêm) vào /usr/share/fonts.


Để bổ xung font cho riêng user đang đăng nhập:


Nhấn vào menu Places > Home Folder, trong màn hình Nautilus nhấn vào menu View > Show Hidden Files.


Nhấn tiếp menu File > Create Folder . Đặt tên folder mới là .fonts (có dấu chấm đằng trước để chỉ đó là folder ẩn).


Copy các font thêm vào thư mục đó.


9- Chỉnh sửa menu và phím tắt để mở menu


Menu mặc định của Ubuntu là dạng menu bar gồm ba mục: Applications, Places và System. Có thể làm cho gọn hơn và quen thuộc hơn như sau:


Nhấn phím phải chuột vào menu bar nói trên, chọn Remove from panel.


Nhấn tiếp phím phải chuột vào panel, chọn Add to Panel.


Trong danh sách hiện lên, chọn Main Menu rồi nhấn nút Add. Menu bây giờ xuất hiện trên panel chỉ còn một icon . Nhấn vào đó menu hiện lên giống kiểu Windows.


Trong Windows, phím Start trên bàn phím là phím tắt để bật menu chính Start. Trong Ubuntu, mở terminal chạy lệnh sau:


gconftool-2 --set /apps/metacity/global_keybindings/panel_main_menu --type string "Super_L"


Từ nay, nhấn phím Start, menu chính sẽ hiện lên. Nếu vẫn dùng menu bar mặc định thì menu Applications sẽ xuất hiện.



11/13/09

NEPOMUK - một cách tổ chức, chia sẻ dữ liệu mới.


NEPOMUK - một cách tổ chức, chia sẻ dữ liệu mới.


I. Hai vấn đề hiện tại


I.1-Tổ chức, quản lý và tìm kiếm dữ liệu cá nhân


Giả sử bạn đang thực hiện một công việc (task A) nào đó trên máy tính. Các dữ liệu liên quan đến công việc đó gồm có:





  • Các file văn bản, hình vẽ, ảnh, … được tập hợp trong một thư mục task A mở trong phần mềm Dolphin.




  • Các cá nhân có liên quan được tập hợp trong một Distribution List cũng có tên là task A trong sổ địa chỉ Contacts của phần mềm Kontact.




  • Các email trao đổi về công việc đó được tập hợp trong một thư mục task A của Inbox hoặc trong một thread có chung subject là task A của phần mềm KMail.




  • Các trang web liên quan được tập hợp trong một thư mục task A của Bookmarks của phần mềm Firefox.




  • v.v... và v.v...




Dữ liệu liên quan đến một công việc nằm rải rác trong nhiều format, nhiều ứng dụng và được tập hợp trong nhiều chỗ khác nhau.


Như vậy khó tìm kiếm, mất thì giờ và dữ liệu không có liên kết với nhau.



I.2-Tìm dữ liệu cho mình hoặc chia sẻ dữ liệu cho người khác


Những dữ liệu nói trên, ngoài tên file, subject của email hoặc địa chỉ trang web, có rất ít thông tin hiển thị ra ngoài. Ngay cả người tạo ra dữ liệu đó, nếu lâu ngày cũng không nhớ nội dung nó nói gì.


Vì vậy khi tìm kiếm mất rất nhiều thì giờ. Một trong những điển hình là khi Google Search theo các từ khóa nào đó mất nhiều công mở từng trang web trong kết quả tìm kiếm mới phát hiện được trang cần thiết.


Một trong những cách để khắc phục là có các công cụ để người tạo ra dữ liệu hoặc người đã dùng nó:





  • Ghi chú thêm thông tin (annotate - chú giải) về dữ liệu dưới dạng gán từ khóa (tag), comment hoặc note và các dạng thông tin khác nữa đi kèm với file.




  • Những thông tin thêm đó phải có nghĩa (semantic), đọc được và tìm kiếm được (queryable) bằng các công cụ tìm kiếm.




Ví dụ: một bức ảnh về Hồ Hoàn kiếm, khi chia sẻ lên mạng nếu được gán các tag “phong cảnh”, “Hà nội”, “Việt nam” v.v..., một người nước ngoài tìm ảnh theo các từ khóa trên sẽ nhận thấy ngay đây là cái mình cần trước khi mở ảnh ra xem. Nếu có người đã xem, cho một comment “ảnh đẹp” thì lại càng đáng mở ảnh. Rõ ràng như vậy tiện hơn nhiều khi chỉ có mỗi tên file “Hoan Kiem lake.jpg”.


Văn bản giấy khi xếp trong các cặp hồ sơ là tổ chức giống kiểu thư mục máy tính. Nhưng phần trích yếu V/v và các mẩu giấy notepad dán vào chính là một dạng ghi chú thêm như trên, có điều công cụ tìm kiếm là bằng mắt.


Việc ghi chú như trên tạo thuận lợi cho chính người lập ra dữ liệu và người được chia sẻ nhưng đòi hỏi phải thay đổi thói quen, mất thêm thì giờ khi lưu dữ liệu. Bản thân tôi khi viết blog cũng rất ngại phần tag.



II. Dự án NEPOMUK.


Một trong những tính năng mới được giới thiệu trong Mandriva 2010.0 là Smart Desktop mà theo lời hãng giới thiệu một cách ngắn gọn thì:


Máy tính của bạn sẽ thông minh hơn, hỗ trợ bạn trong công việc hàng ngày. Bạn có nhiều tài liệu, thư từ, dữ liệu, ảnh, video. Giờ bạn có thể tổ chức chúng theo các dự án (task) . Có thể ghi chú, bình luận, gán từ khóa chỉ bằng vài lần kích chuột.


Nhờ thế, dữ liệu sẽ luôn tìm được dễ hơn nhiều khi bạn cần đến chúng


Smart Desktop xây dựng trên nền tảng của NEPOMUK tên viết tắt của “ Networked Environment for Personalized, Ontology-based Management of Unified Knowledge” tạm dịch là “ Môi trường kết nối mạng quản lý kiến thức thống nhất trên cơ sở bản thể luận cá biệt hóa”. Nghe hơi triết và ù tai!


NEPOMUK là một dự án phần mềm nguồn mở hiện thời trị giá $17 triệu, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ $11,5 triệu. Như thế cũng đủ biết nó là một dự án lớn và quan trọng.



Hình 1: Logo của NEPOMUK


Mục tiêu của dự án là NEPOMUK xây dựng và triển khai một giải pháp toàn diện (gồm các phương pháp, các cấu trúc dữ liệu và một bộ công cụ) để hòa nhập máy tính cá nhân vào môi trường cộng tác, cải tiến việc cộng tác qua mạng, cải tiến việc quản lý dữ liệu cá nhân và tăng cường hiểu biết của con người bằng cách cung cấp và tổ chức thông tin do cá nhân và tập thể tạo ra.


Đại khái thì Nepomuk giúp cho việc quản lý và tìm kiếm dữ liệu cá nhân dễ hơn, đầy đủ hơn (khác cách quản lý theo file hiện thời) và dễ chia sẻ hơn qua mạng .


Giải pháp toàn diện nói ở trên được gọi là Social Semantic Desktop , khó mà dịch ra tiếng Việt một cách ngắn gọn dễ hiểu được. Nó gồm:



Về máy tính:


Mục tiêu của NEPOMUK là xây dựng các phương pháp, cấu trúc dữ liệu và các dịch vụ cần thiết để:





  • Ghi chú vào và link các thông tin bất kỳ, ở mọi loại file, trong mọi ứng dụng và trên mọi thiết bị lưu trữ trên máy tính




  • Biểu diễn rõ ràng và trực quan các suy nghĩ của người dùng và biến chúng thành thông tin có nghĩa. Sẽ dùng công nghệ wiki và tích hợp nó với cơ chế ghi chú.




  • Tích hợp việc tạo và xử lý nội dung với cách người dùng tổ chức công việc. Quan điểm chính là tích hợp phương pháp mô hình xử lý agile với việc tạo và tổ chức thông tin.




Ví dụ: một file ảnh thông thường chỉ có một thông tin có nghĩa và tìm kiếm được là tên file nhưng cũng rất không đầy đủ. Nepomuk sẽ cho phép người dùng bổ xung thêm (annotate) thông tin có nghĩa (semantic) và tìm kiếm được (queryable) vào ảnh đó.



Về mặt xã hội (social aspect)


Để đáp ứng việc kết nối và trao đổi với các máy tính khác, NEPOMUK sẽ xây dựng:





  • Các công cụ để xây dựng các quan hệ xã hội và trao đổi kiến thức hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức trong một cộng đồng. Người dùng không chỉ trao đổi hồ sơ và các mẩu thông tin cô lập mà còn tất cả các thông tin liên hệ và sự đóng góp của cộng đồng vào đó.




  • Các kỹ thuật để tìm kiếm và lưu trữ thông tin nằm rải rác trên mạng, tập hợp thành kho lưu trữ thông tin chung cho cộng đồng.




Dự án này tương đối mới và còn đang trong giai đoạn phát triển. Mới có một phần các mục tiêu trên thực hiện được. Hiện nay, nó đã triển khai được bước đầu (tổ chức lại thông tin) trong KDE4 và trên Java.


GNOME cũng đang có một dự án kiểu này, dự kiến sẽ ra mắt trong GNOME3, trong đó có sự đóng góp ý tưởng của một bạn người Việt (Le Hoang Nhi), xem thêm ở đây .





III.Smart Desktop trong Mandriva 2010.0 KDE.


Mandriva 2010.0 KDE đã tích hợp NEPOMUK như một tính năng mới.

III.1-Cài đặt:


Mở Install & Remove Software, cài thêm soprano-plugin-redland, soprano-plugin-sesam2, gõ từ “ nepomuk” rồi chọn cài tất cả những gói chưa cài trong đó, trừ ba gói nepomuk-scribo-devel, libepomuk-contact4, libepomukpeopletag0 (hai gói sau bị lỗi không cài được nên phần contact chưa dùng được ở các mục dưới đây).

Mở Configure Your Desktop > Advanced > Desktop Search > Basic Settings rồi đánh dấu chọn hai mục Enable Nepomuk Semantic Desktop Enable Strigi Desktop File Indexer.


Chuyển sang tab Advanced Settings rồi thay đổi thư mục cần tìm kiếm (nếu cần). Mặc định là thư mục /home/<username> . Thư mục quy định ở đây là thư mục chứa dữ liệu hay tìm kiếm nhất (ví dụ My Documents) để trình tìm kiếm Strigi lập chỉ mục (index) trước, khi tìm sẽ nhanh.


Làm xong các bước trên, nhấn nút Apply, biểu tượng của Nepomuk sẽ xuất hiện trên panel và việc lập chỉ mục bắt đầu. Tùy theo dung lượng thư mục, thời gian lập chỉ mục có thể mất vài tiếng và máy sẽ hơi chậm.


Khi đã lập chỉ mục xong, mỗi lần có file mới hoặc file bị thay đổi, chỉ mục sẽ tự động cập nhật.



III.2-Siêu dữ liệu (metadata)


Mỗi dữ liệu (data: một file, một email, một trang web, v.v...) đều có thể có ba loại siêu dữ liệu (metadata) sau:





  • Metadata có sẵn đi kèm với file lưu trên ổ cứng: các thuộc tính (properties: tên file, đường dẫn, dung lượng, ...), các từ khóa tag gán cho file audio, các mốc thời gian khởi tạo, truy cập và sửa, các đoạn text chỉ mục (index), … Các công cụ tìm kiếm như Beagle, Strigi có thể tách các metadata đó và lập chỉ mục được để tìm kiếm cho nhanh.




  • Metadata do người dùng tạo ra gán cho dữ liệu: comment hoặc note vào file hoặc email, gán từ khóa (tag), chấm điểm (Numeric rating) file.




  • Metadata không thuộc hai loại trên, ví dụ: đường link gốc của một file tải về từ Internet, kết nối của một file đính kèm theo email. Một khi những file trên đã lưu trên ổ cứng thì các kết nối trên bị mất, không thể biết file được tải về từ đâu hoặc nằm trong email nào.




NEPOMUK cung cấp các công cụ để tạo, quản lý, tìm kiếm các loại metadata đó.


Hiện nay một số chương trình cũng có công cụ để người dùng ghi chú (tag, note, comment) vào dữ liệu. Nhưng những ghi chú đó chỉ đọc và tìm kiếm được trong nội bộ một chương trình đó. Các ghi chú của Nepomuk có giá trị liên chương trình (cross-applications), có thể đọc và tìm kiếm được trên mọi phần mềm có tích hợp Nepomuk.



III.3-Tổ chức thông tin theo công việc (task):


Nhấn phím phải chuột vào Panel, chọn Panel Settings rồi chọn tiếp Add Widgets. Trong danh sách các widgets, chọn Task Management Widget rồi nhấn nút Add, các icon sau xuất hiện trên panel:



Nhấn vào icon bên trái để chạy chương trình Tasktop. Đây là bước đầu cho một cách tổ chức dữ liệu mới. Tasktop cho phép tập hợp tất cả các dữ liệu có liên quan với một Task về một mối.



Nhấn vào New Task để tạo Task. Sau đó nhấn vào các nút dấu cộng để gán các dữ liệu liên quan vào Task. Tuy nhiên, hiện chỉ có mỗi phần Files hoạt động được. Contact thì không do không cài được hai file đã nói ở trên. Email và Web Pages phải gán từ KMail và Konqueror (xem bên dưới).


Một Task có thể gồm nhiều Task con bên dưới.


Còn một cách tổ chức dữ liệu nữa là dựa trên Tag. Mọi dữ liệu được gán chung một Tag, khi dùng Nepomuk Search sẽ tập hợp chung lại một chỗ.



III.4-Tích hợp với trình duyệt file Dolphin:


III.4.1-Ghi chú thêm vào file:



Trong Dolphin, người dùng có thể thêm “ý kiến” của mình đối với mỗi file bằng ba loại metadata (xem hình bên, cột Infomation ở bên phải màn hình Dolphin):





  • Chấm điểm file (Numeric rating): nhấn vào các hình sao ở cột bên phải. Mỗi sao là 2 điểm. Kết quả hiện ở bên dưới, ví dụ ảnh trong hình có Numeric rating=9. Loại metadata này để người dùng đánh giá nội dung file.




  • Ghi chú (comments): file chưa có ghi chú thì bên dưới dãy sao có Add comment. Nhấn vào đó để thêm ghi chú tùy ý. Sau đó, nội dung ghi chú hiện lên bên dưới dãy sao như hình trên.




  • Gán từ khóa (tag) cho file: từ khóa ở đây là các từ khóa có liên quan đến file. Trong ví dụ trên, file được gán từ khóa “Ảnh màn hình” và “compiz”. Có thể nhấn vào Change Tags để thêm nhiều từ khóa nữa hoặc xóa bớt.




Khi nhấn chuột phải vào một file, chọn tiếp Actions trong menu con, sẽ có ba mục mới trong menu kế tiếp:






  • Associate to task:
    gán file vào một công việc. Chi tiết xem bên dưới.




  • Annotate: Ghi chú vào file. Đây là lệnh cao cấp có rất nhiều kiểu trường ghi chú ngoài comment và tag nói trên.




  • Run semantic analysis: tìm các thông tin có nghĩa bên ngoài nội dung file.




III.4.2-Tập hợp dữ liệu theo tag:



Nhấn Ctrl+L để chuyển thanh địa chỉ của Dolphin sang dạng edit được. Gõ vào đó lệnh tìm kiếm như trên hình. Kết quả bên dưới là hai file có tag compiz.



III.5-Tích hợp với Kontacts


Mỗi email trong KMail có thể gán tag, comment và liên kết với một task được. Mỗi địa chỉ trong Contacts cũng vậy (nhưng hiện chưa làm được vì các file tương ứng bị lỗi chưa cài được như nói ở trên).



III.6-Tích hợp với trình duyệt web Konqueror


Mỗi trang web mở trong Konqueror, khi nhấn chuột phải sẽ xuất hiện các menu sau:



Theo menu trên, với mỗi trang web có thể (cũng tương tự như với file):





  • Rate this page: chấm điểm (numeric rating) như với file đã nói ở trên.




  • Tag this page: gán từ khóa vào trang.




  • Associate to task: liên kết trang vào một công việc.




Ngay trên toolbar cũng có hai nút lệnh liên quan đến Nepomuk.


Trình duyệt Firefox và trình thư điện tử Thunderbird cũng có một extension là nepomuk-mozilla nhưng hiện chưa tương thích với Firefox 3.5



III.7-Tìm kiếm bằng Nepomuk + Strigi


Strigi là trình tìm kiếm mặc định trong KDE4 được tích hợp vào trình duyệt file Dolphin (không có lệnh chạy riêng). Hiện tại, strigi được tích hợp với Nepomuk, lập chỉ mục và tìm kiếm được trên:





  • Tên file và trong nội dung file (ODF hoặc Microsoft Office). Tìm được cả các từ tiếng Việt unicode bên trong file.




  • Các comment hoặc tag của file. Tìm được các từ tiếng Việt trong comment nhưng không tìm được các tag tiếng Việt.




  • Không tìm được trong Kmail.




  • Ví dụ một lệnh tìm trong nội dung file (xem hình dưới).





Gõ từ “thú chơi” vào ô Search ở bên phải toolbar như trong hình. Kết quả tìm được file “Cac dai cong ty va phan mem nguon mo.doc”.


Còn một phần mềm tìm kiếm nữa là KFind (trong Dolphin: Tools > Find Files). KFind có nhiều options tìm hơn Strigi (tìm theo ngày tháng, dung lượng file v.v..) và tìm được từ tiếng Việt bên trong các file ODF, nhưng không tìm được trong các file Microsoft Office. KFind không có liên hệ gì với Nepomuk.



III.8-Nepomuk Shell



Nepomuk Shell là một chương trình tổng hợp quản lý mọi thứ có trong Nepomuk. Chạy nó từ Run Command với lệnh nepomukshell.



IV. Kết luận


Nepomuk là một dự án lớn, đầy tham vọng hiện mới thực hiện được một phần. Mandriva có lẽ là bản Linux đầu tiên tích hợp nó vào ở mức độ đáng kể như trình bày ở trên (Các bản Linux KDE khác chắc cũng có thể cài bổ xung Nepomuk nếu chưa có). Tuy nhiên vì là bước đầu nên các tiện ích còn chưa hoàn thiện, giao diện chưa thân thiện, dễ dùng, nhiều khái niệm khá mới và phức tạp với người dùng bình thường.


Nhưng triển vọng thì rất sáng sủa. Chúng ta cùng chờ xem.



11/5/09

Khôi phục khởi động vào Ubuntu 9.10 sau khi cài lại Windows


0- Đôi điều về GRUB2


Bắt đầu từ Ubuntu 9.10, chương trình GRUB2 được dùng thay cho GRUB1 phổ biến xưa nay. GRUB2 được viết lại từ đầu, không phải bản nâng cấp của GRUB1 do đó có nhiều điểm khác so với GRUB1. Vì vậy tìm hiểu để làm chủ được nó là cần thiết.


GRUB (viết tắt của GRand Unified Bootloader) là chương trình khởi động hệ điều hành (bootloader) dùng phổ biến ở các hệ điều hành kiểu Unix: Linux, Solaris. Windows dùng bootloader là NTLDR. Nhiệm vụ của bootloader là tải hệ điều hành vào RAM sau đó trao quyền điều khiển máy tính cho hệ điều hành.


Khi máy tính khởi động, đầu tiên nó đọc ROM BIOS để tìm xem khởi động từ thiết bị nào (CDROM, ổ cứng, ổ mềm, ổ USB hay mạng). Tiếp theo, nó tải chương trình GRUB stage 1 từ Master Boot Record (MBR) của thiết bị đó vào RAM, sau đó GRUB stage 1 chỉ làm mỗi một việc là tìm GRUB stage 2 trên thiết bị khởi động, tải tiếp nó vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho GRUB stage 2.


GRUB stage 2 sẽ cho hiện boot menu để người dùng chọn khởi động hệ điều hành nào đang có trên ổ cứng.


Lệnh cài GRUB stage 1 là “grub-install”. File cấu hình của GRUB stage 2 với Ubuntu (trước 9.10), Debian, openSUSE là /boot/grub/menu.lst; với Fedora là /boot/grub/grub.conf; với Ubuntu 9.10 là /boot/grub/grub.cfg/etc/default/grub.


Đặc biệt, người dùng không được phép chỉnh sửa /boot/grub/grub.cfg như với menu.lst.


1- Khôi phục GRUB2 sau khi cài lại Windows:


Khi cài chung Ubuntu 9.10 và Windows trên cùng một máy, có khi sau đó phải cài lại Windows vì virus, hỏng file, v.v... Windows sẽ ghi đè lên MBR, do đó khi khởi động máy chỉ vào thẳng Windows mà không có boot menu để chọn, do đó không khởi động được Ubuntu nữa.


Để khôi phục lại boot menu, theo một trong hai cách sau:


Cách 1: dùng đĩa CD của Ubuntu 9.10.


Boot máy bằng đĩa CD Ubuntu 9.10. Khi khởi động xong, mở Terminal ( Applications > Accessories > Terminal) rồi chạy lần lượt các lệnh sau:


(Giả sử Ubuntu cài trên partition sda3 của ổ cứng sda)


sudo -i(để chuyển sang user root).


mount /dev/sda3 /mnt


grub-install --root-directory=/mnt/ /dev/sda


mount --bind /proc /mnt/proc


mount --bind /dev /mnt/dev


mount --bind /sys /mnt/sys


chroot /mnt update-grub


umount /mnt/sys


umount /mnt/dev


umount /mnt/proc


exit


Cách 2: Dùng chương trình grub4dos


Tải file zip mới nhất của grub4dos từ đây. Giải nén ra.


Với Windows XP:


Copy file grldr trong gói grub4dos vào C:\. Mở file ẩn boot.ini và thêm dòng sau vào file:



c:\grldr=”grub4dos”

Với Windows Vista và Windows 7:


Copy hai file grldr,grldr.mbr vào C:\. Tạo file boot.ini tại C:\ rồi copy và paste đoạn mã sau vào trong file:



[boot loader]
timeout=0
default=c:\grldr.mbr
[operating systems]
C:\grldr.mbr=”Grub4Dos”

Tạo file menu.lst trong C:\ , copy và paste đoạn mã sau vào trong file:



timeout 0
default 0
title grub2
find
--set-root /boot/grub/core.img
kernel /boot/grub/core.img
boot

Khởi động lại máy, chọn boot từ Grub4Dos. rồi chọn tiếp boot vào Ubuntu từ boot menu. Sau khi đã login vào Ubuntu, chạy lệnh sau trong Terminal để cài lại grub vào MBR:


sudo grub-install /dev/sda


2- Sửa một vài thông số khởi động.


Trong Ubuntu 9.10, nhấn Alt+F2 rồi chạy lệnh sau để mở file:


gksu gedit /etc/default/grub


Trong file này có một số thông số thay đổi được:


GRUB_DEFAULT=0 Trị số 0 quy định hệ điều hành tự động khởi động là ở hàng đầu tiên của boot menu , tức là Ubuntu 9.10. Muốn Windows khởi động tự động, xem nó ở hàng thứ mấy (đếm từ 0) trong boot menu rồi thay giá trị đó vào đây.


GRUB_TIMEOUT="10" 10 giây là thời gian boot menu chờ người dùng chọn hệ điều hành, nếu không chọn, hệ điều hành quy định ở GRUB_DEFAULT sẽ được khởi động. Muốn nhanh hơn có thể thay giá trị thấp hơn, ví dụ 5.


Sau khi sửa file nói trên, cần mở terminal chạy lại lệnh sudo update-grub.


3- Sửa file /boot/grub/grub.cfg


Mặc dù file này được bảo vệ rất kỹ, nhưng vẫn có thể sửa được với các lệnh sau:


sudo chmod +w /boot/grub/grub.cfg


sudo nano /boot/grub/grub.cfg


Ví dụ: khi trên máy đã cài Mandriva, sau khi cài Ubuntu 9.10 mặc dù trong boot menu có dòng dành cho Mandriva nhưng khi chọn nó thì Mandriva không khởi động được.


Nếu mở file grub.cfg như trên thì thấy đoạn dành cho Mandriva như sau:


menuentry "linux (on /dev/sda6)" {


insmod ext2


set root=(hd0,6)


search --no-floppy --fs-uuid --set 4c7b246a-654d-447d-8e6d-1b0b39f66eb1


linux /boot/vmlinuz BOOT_IMAGE=linux root=UUID=4c7b246a-654d-447d-8e6d-1b0b39f66eb1 splash=silent vga=788


initrd (hd0,5)/boot/initrd.img


}


Sửa lại dòng initrd (hd0,5) thành initrd (hd0,6) giống như dòng set root = (hd0,6) ở trên là boot vào Mandriva được.


Sửa tiếp dòng linux (on /dev/sda6) thành Mandriva (on /dev/sda6) để hiện tên Mandriva trên boot menu.


Chi tiết hơn về GRUB2 xem tại đây. và tại đây.







11/3/09

Làm gì sau khi cài xong UBUNTU 9.10 (và các bản Linux khác)


LÀM GÌ SAU KHI CÀI XONG UBUNTU 9.10 (và các bản Linux khác)


Ubuntu 9.10 bản chính thức đã khắc phục được các lỗi 1,2,3 của bản beta nêu ở đây. Sau khi cài xong, nếu muốn chung sống với các bản Linux khác đã cài dùng grub1, xem hướng dẫn ở đây.


Sau khi cài xong Ubuntu từ đĩa CD, khởi động lại máy, tôi làm các việc sau đây (một số cái áp dụng được cho cả các bản Linux khác):


1- Cài đặt kết nối mạng:


Nếu mạng không cần cài (tự cấp IP), tự kết nối thì biểu tượng của Network Manager trên panel như thế này . Nếu chưa kết nối, biểu tượng sẽ như thế này (hơi khó nhìn).


Với bản Ubuntu chính thức, Network Manager đã làm việc tốt kể cả khi cài đặt mạng với IP tĩnh. Nhấn phím phải chuột vào biểu tượng trên, chọn Connection Information để xem các thông số về mạng.


2- Chọn lại kho phần mềm:


Khi cài, Ubuntu đã chọn kho phần mềm mặc định là Server for Vietnam (vn.archives.ubuntu.com) nhưng kho này không nhanh. Nhấn chuột vào System > Administration > Software Sources > Download from > Other rồi cuốn xuống cuối danh sách, mục Vietnam để chọn kho của FPT.


3- Cài đặt thêm một số phần mềm:


Nhấn vào menu System > Administration > Synaptic Package Manager rồi chọn cài các gói phần mềm sau:




  • ubuntu-restricted-extra: để bổ xung một số phần mềm “có vấn đề” theo định nghĩa nguồn mở : flash plugin, một số font của Microsoft, một số codecs để chơi file multimedia, trình giải nén unrar, …

  • scim-bridge-client-gtk: để cài bộ gõ tiếng Việt scim-unikey. Bộ gõ ibus cài sẵn trong Ubuntu 9.10 có nhược điểm phải có phím kết thúc từ, chưa nên dùng.

  • Stardict-gnome: chương trình từ điển Stardict.

  • openoffice.org: chọn cài riêng gói này để bổ xung một số gói còn thiếu của OpenOffice.org

  • catdoc và wv: cài hai gói này để chuẩn bị cài Google Desktop Search.

  • pysdm: chương trình dùng mount tự động các partition khác trên ổ cứng vào thư mục do người dùng chọn.

  • Multimedia: Ubuntu có cài sẵn trình mediaplayer là Totem (Applications > Sound & Video > Movie Player). Nếu dùng Totem thì kiểm tra xem các gói gstreamer-plugins-good, bad và ugly (kể cả bad-multiverse và ugly-multiverse) đã cài chưa. Nhưng nên cài một trong những trình mediaplayer hay nhất hiện nay là Smplayer (và cả gecko-mediaplayer là plugin để chơi media trong Firefox).

  • sun-java6-plugin: chọn cài gói này để cải toàn bộ môi trường Java cần thiết cho các tính năng cao cấp của Openoffice.org và Firefox.

  • Peazip: đây là một trình nén và giải nén hay đã nói ở đây. Gói cài đặt không có trong kho của Ubuntu, tải về cài từ đây. Sau khi cài xong, chạy từ Applications > System Tools > peazip.desktop.

  • UDATE: tôi quên Perfectbuntu. Chạy nó để cài cả ubuntu-restricted-extra và nhiều cái khác nữa, đầy đủ hơn. Tải về tại đây. Nhấn phím phải chuột vào "Download Current Version", chọn Save Link As rồi ghi nó thành file perfectbuntu. Mở thư mục có file, nhấn phím phải chuột vào file, chọn Propeties > Permissions rồi đánh dấu chọn mục Allow executing file as program. Mỏ terminal, chuyển đến thư mục có file rồi chạy lệnh sudo ./perfectbuntu và trả lời các câu hỏi trên màn hình.


4- Cài đặt và cấu hình tiếp


a- Bộ gõ tiếng Việt scim-unikey: tải về từ đây hoặc add kho phần mềm của Ubuntu-VN theo hướng dẫn cũng tại link đó rồi cài bằng Synaptic. Cài từ kho thì có lợi là khi có bản cập nhật sẽ được tự động báo.


Sau khi cài, nhấn vào System > Administration > Language Support rồi trong mục Keyboard input method system chọn scim-bridge xong đóng màn hình lại.


Vào tiếp menu System > Preferences > SCIM Input Method Setup đặt các thiết lập sau:




  • FrontEnd > Global Setup: chọn Share the same input method

  • IMEngine > Global Setup: chọn UnikeyEnglish\European, các mục khác bỏ.

  • Panel > GTK: chọn các mục Show on Demand, Auto snap, Show stick icon, Show tray icon và Stick Windows.


Scim-unikey trong Ubuntu 9.10 có một lỗi nhỏ là tray icon (hình vuông màu da cam) không hiện được trên panel như ở các bản Ubuntu trước. Do đó phải cho hiện GTK panel (mục show on demand ở trên) để có thể điều khiển và biết tình trạng bộ gõ. Trong các bản trước, có thể tắt GTK panel (Show Never) chỉ cần dựa vào tray icon là đủ.


b-Cài các file từ điển tiếng Việt: có trong kho của Ubuntu-VN đã nói ở trên.


c- Cài các add-on của OpenOffice: tùy theo nhu cầu. Xem một số post về add-on trong blog này.


d- Mount các partition: nếu trên ổ cứng có một partition NTFS chứa thư mục MyDocuments của Windows thì vào System > Administration > Storage Device Manager mount cố định nó vào thư mục /home/<username>/DATA. Sau đó, mở thư mục DATA bằng Nautilus rồi mở tiếp MyDocument và Add Bookmark để MyDocument xuất hiện ở cột bên trái, mở cho nhanh. Lệnh mount trên chỉ cần làm một lần và được ghi vào file /etc/fstab. Lần sau khởi động sẽ tự mount.


e- Cài trình tìm kiếm Google Desktop Search: trình tìm kiếm có sẵn (Applications > Accessories > Search for file) chậm và không tìm được từ tiếng Việt unicode bên trong file. Google Desktop Search lập index sẵn nên tìm rất nhanh, tìm được cả tiếng Việt unicode bên trong file (VNI và ABC chưa thử), đồng thời tìm được trong Gmail.


Tải về cài từ đây. Sau khi cài, vào Applications > Google Desktop > Google Desktop Preferences để cấu hình. Mở màn hình tìm kiếm bằng cách nhấn hai lần phím Ctrl.


f- Cấu hình OpenOffice:


Trong Writer, nhấn vào Tools > Options để mở màn hình Options và thiết lập các mục sau:




  • Memory: thiết lập như hình sau. Nhớ chọn Enable systray Quickstarter để khởi động OpenOffice cho nhanh.


Trong mục Paths bên dưới Memory, chọn tiếp My Documents ở ô bên phải rồi nhấn nút Edit để chỉnh đường dẫn mặc định về thư mục của mình, ví dụ /home/zxc/DATA/My Documents.




  • Java: nếu dùng đến các tính năng cần Java (Mail merge,...) thì đánh dấu chọn mục Use a Java. Nếu không thì bỏ chọn để OpenOffice chạy nhanh hơn.

  • Load/Save > General: chọn Always Create backup copy và chỉnh thời gian AutoRecovery xuống 5 phút cho khỏi mất dữ liệu. Mục Document Type nên để nguyên các định dạng file ODF nếu không hay giao lưu file với các máy khác dùng Windows, định dạng ODF có dung lượng file nhỏ hơn và điều quan trọng là nó là format mặc định của OpenOffice, do đó khi save không bị mất các format đã làm, mở cũng nhanh hơn.

  • Thay style của toolbar: toolbar của OpenOffice trong Ubuntu có style mặc định là human. Nếu thích có thể cài thêm các style khác trong kho phần mềm: openoffice-style-crystal, openoffice-style-industrial, v.v... Sau khi cài xong, mở Options > OpenOffice.org > View > Icon size and style rồi chọn trong danh sách thả xuống bên phải.


Còn nhiều thứ nữa, có lẽ nên dành cho một post riêng.


g- Cài Dropbox và Ubuntu One: hai dịch vụ này có cùng một tính năng: tự động sao lưu dữ liệu của một thư mục lên Internet và tự động đồng bộ thư mục đó trên nhiều máy khác nhau và cùng một dung lượng free 2GB. Điểm khác là Ubuntu chỉ chạy được trên Ubuntu 9.10, Dropbox chạy được trên mọi hệ Linux, Windows và Mac. Dropbox đã trình bày ở đây, khi cài nên chọn đưa thư mục Dropbox vào Home/DATA/My Documents để dùng chung với Windows và các hệ Linux khác trên cùng ổ cứng.


h- Firefox: cài thêm một số extension sau:





  • Xmarks hoặc Weave Sync: hai extension này làm việc giống như Dropbox, nhưng đối tượng lưu và đồng bộ của chúng là bookmarks, password, hystory, preferences (Xmarks chỉ đồng bộ bookmarks và password). Với các extension này, dù cài đi cài lại Linux hoặc trên nhiều máy thì các dữ liệu trên vẫn giống nhau. Weave nhiều tính năng hơn nhưng hiện tại có vẻ không tốt bằng Xmarks.




  • DownThemAll : trình quản lý, tăng tốc download dưới dạng extension. Tôi dùng trình này nhiều và thấy không cần cài hoặc dùng các trình ngoài như Kget, …




  • Tab Mix Plus : quản lý các tab; nhấn vào link, bookmark tự động mở tab mới.




  • Zoho Notebook Helper : sau khi Google Notebook ngừng phát triển thì Zoho Notebook thay thế. Extension này cho phép rê chuột bôi đen một đoạn quan tâm trên trang web rồi add nó vào Zoho Notebook kèm theo cả link. Như vậy hay hơn là bookmarks.




  • VnDict : dùng tra từ điển Anh Việt khi đọc web.




  • Email This! : bôi đen một đoạn văn bản rồi gửi mail (kèm cả link). Có thể dùng cái này để ghi nhớ các đoạn văn bản quan tâm trên web thay cho Zoho Notebook Helper bằng cách gửi mail cho chính mình.




5- Thay đổi hình thức màn hình


Nhấn vào System > Preferences > Appearance. Trong màn hình Appearance Preferences, nhấn vào tab Fonts, đổi các font màn hình từ Sans sang Free Sans, cỡ font tăng lên 12. Với tôi, font Free Sans đẹp và rõ hơn Sans.


Trang trí màn hình theo hướng dẫn ở đây.


Thay theme mặc định bằng theme khác theo hướng dẫn ở đây.


Tự động thay wallpaper theo hướng dẫn ở đây.


6- Cài thêm Desktop Environment


Môi trường đồ họa (Desktop Environment) mặc định của Ubuntu là Gnome. Mở Synaptic, cài thêm hai môi trường khác là KDE và Xfce (kèm theo cả một số ứng dụng cơ bản như email, trình duyệt file, v.v..) từ hai gói: kubuntu-desktop xubuntu-desktop.


Để làm việc bình thường có thể dùng KDE hoặc Gnome tùy thói quen và sở thích. Khi cần nhanh thì log in vào Xfce. Cách log in và chọn môi trường đồ họa hơi khác các bản Ubuntu cũ: trước tiên phải nhập username và password, khi đó ở đáy màn hình xuất hiện một panel, trong đó có mục cho chọn Gnome, KDE hay Xfce.


Xem tiếp tại đây.


Còn một số thứ khác, tham khảo thêm ở đây.