2/25/10

Phần mềm nguồn mở “Hệ thống thông tin địa lý” GIS (Geographic Information System)


Phần mềm “Hệ thống thông tin địa lý” GIS (Geographic Information System) nguồn mở


( Tôi không thạo về cái này. Giới thiệu để thấy khả năng ứng dụng của Linux. Chắc là so với MapInfo chẳng hạn thì có thể chưa bằng nhưng “giết gà không dùng dao mổ trâu” có thể lại là đủ).


Quantum GIS (QGIS) là bộ phần mềm hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) nguồn mở chạy trên Linux, Unix, Mac OS và Windows. QGIS hỗ trợ các định dạng file ảnh raster, ảnh vector và lưu thông tin trong một cơ sở dữ liệu. Phiên bản hiện tại là 1.3.0. Giấy phép sử dụng GNU Public License.



Một số tính năng chính:





  • Xem và chồng lớp các dữ liệu ảnh vector và raster theo các format khác nhau, dưới các góc nhìn khác nhau mà không cần chuyển đổi về một format chung. Các format được hỗ trợ gồm:








    • một phần bảng cơ sở dữ liệu PostgreSQL dùng công nghệ PostGIS và SpatiaLite,




    • phần lớn các định dạng ảnh vector trong thư viện OGR library*, gồm: ESRI shapefiles, MapInfo, SDTS và GML.




    • các định dạng ảnh raster trong thư viện GDAL library*, như các mô hình ảnh số hóa (digital elevation models), không ảnh (aerial photography) hoặc ảnh vệ tinh landsat,




    • định vị bản đồ GRASS




    • dữ liệu vệ tinh OGC-compliant WMS hoặc WFS;








  • Tạo bản đồ và khai thác dữ liệu vệ tinh qua một giao diện đồ họa. Có nhiều công cụ đi kèm.






  • Tạo, biên soạn và xuất dữ liệu vệ tinh bằng:








    • các công cụ số hóa GRASS ,




    • plugin tham chiếu địa lý,




    • các công cụ GPS để xuất nhập định dạng GPX, chuyển đổi các định dạng GPS thành GPX, hoặc download/upload trực tiếp dữ liệu với một thiết bị định vị vệ tinh GPS.







Cài đặt Quantum GIS trong Ubuntu Karmic


Mở terminal và chạy lệnh sau để add kho phần mềm chứa Quantum GIS:



sudo add-apt-repository ppa:ubuntugis/ubuntugis-unstable/

Cập nhật kho phần mềm bằng lệnh:



sudo apt-get update

Cài đặt bằng lệnh:



sudo apt-get install qgis

2/22/10

Hệ thống sân bay lớn thứ sáu thế giới quản lý hạ tầng mạng bằng phần mềm nguồn mở.


Hệ thống sân bay lớn thứ sáu thế giới quản lý hạ tầng mạng bằng phần mềm nguồn mở.


(Cái này mới biết. Tôi cũng không ngờ làm được như vậy. Mạng sân bay không cần nói cũng biết nó quan trọng và yêu cầu cao đến thế nào. Phần mềm quản lý mạng của Cisco đắt lắm)


AUSTIN, TX, February 14, 2010 /24-7PressRelease/ --


Zenoss, Inc. - một công ty hàng đầu về sản phẩm quản lý tin học nguồn mở thương mại tuyên bố rằng thành phố Houston (Mỹ) đã dùng sản phẩm của công ty để quản lý hạ tầng mạng chủ chốt (mission-critical) của hệ thống sân bay Houston (Houston Airport System – HAS), một hệ thống mạng sân bay lớn thứ sáu thế giới bằng bộ phần mềm nguồn mở Zenoss Enterprise.


Nhờ vậy, Houston có thể giảm đến 500% tổng chi phí hoạt động của mạng HAS lớn và phức tạp , đồng thời đáp ứng hiệu quả hơn các yêu cầu quản lý một mạng gồm hàng trăm Cisco routers, switches và firewall trên khắp ba sân bay của thành phố.


Trước đây, hệ thống mạng sân bay thường bị nghẽn do không kiểm soát được lưu thông trên mạng. Công cụ quản lý mạng cũ có những điểm mù lớn đối với việc sử dụng mạng và chi phí lại rất cao.


Zenoss Enterprise là thế hệ mới phần mềm quản lý các ứng dụng trên mạng và hỗ trợ hạ tầng trung tâm dữ liệu động. Nó cho phép các nhà quản trị mạng theo dõi các thiết bị phần cứng, thiết bị ảo và môi trường điện toán đám mây cỡ lớn.


Dựa trên mô hình kinh doanh sản phẩm nguồn mở có thu phí, các sản phẩm của Zenoss hiện đang theo dõi hàng ngày trên một triệu mạng và máy chủ, được sử dụng trong hơn 25,000 tổ chức ở 180 nước. Các khách hàng lớn có Carlson, Motorola và ngân hàng Deutsche Bank. Chi tiết xem tại http://www.zenoss.com



2/17/10

Năm bản Linux hay dựa trên Ubuntu


Năm bản Linux hay dựa trên Ubuntu.


Christopher Smart


Wednesday, February 10th, 2010


( Linux có cái hay là có thể dựa trên một bản có sẵn, sửa đổi thành một bản mới. Ubuntu dựa trên nền Debian. Hiện có hàng chục bản Linux khác dựa trên nền Ubuntu, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là Linux Mint. Dưới đây là một vài bản độc đáo và mới).



I. DEFT (Digital Evidence & Forensic Toolkit)


DEFT là bản Linux 32bit dùng điều tra các bằng chứng pháp lý số hóa ( tương tự như CAINE đã giới thiệu ở đây)


DEFT là bản live CD, có môi trường đồ họa dựa trên LXDE (Lightweight X11 Desktop Environment) và bộ công cụ các phần mềm nguồn mở để tìm kiếm, phân tích các bằng chứng số như DHash, Sleuthkits’s Autopsy, ophcrack, ClamAV, Wireshark, Gigolo, Nessus v.v....


DEFT desktop
DEFT desktop



II. Element


Element là bản Linux 32 bit dành cho các máy tính PC chuyên chơi các file multimedia (home theatre PC) trên màn hình TV. ( Tức là thay cho đầu đĩa CD/DVD, dùng máy tính làm đầu chơi file multimedia có trên ổ cứng, hiển thị ra màn hình TV).


Element được thiết kế để chạy trên các máy PC đặt trong phòng khách, kết nối với màn hình TV độ phân giải cao, điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa của TV. Điểm đặc biệt của Element là nó hỗ trợ giao diện 10 feet, ( một loại giao diện đồ họa đặc biệt trong đó font, các nút bấm, các menu hiển thị trên các màn hình TV cỡ lớn phải đủ lớn sao cho đứng cách xa 10 feet (3 mét) cũng nhìn rõ). Môi trường đồ họa của Element là Xfce4.


Element's ten foot user interface
Element’s ten foot user interface


Chức năng chính là chơi nhạc, xem video, xem ảnh, xem video từ Internet, nhưng Element cũng có các phần mềm cơ bản của máy tính như trình duyệt Firefox, trình ghi đĩa CD/DVD Brasero.


Element được cài sẵn XBMC Media Center, một phần mềm ứng dụng rất phổ biến để quản lý các file multimedia. Vì dựa trên Ubuntu nên có thể kết nối vào các kho phần mềm của Ubuntu để cài thêm các phần mềm cần thiết. Element cũng tự quảng cáo là có thể dùng như một đầu chơi game với hàng trăm game 3D và các loại game khác có sẵn.


Element with XBMC running
Element với XBMC đang chạy



III. Jolicloud


Jolicloud là một phiên bản Linux được tối ưu hóa cho netbook, tương thích với một số lớn netbook.


Giao diện của nó nằm trung gian giữa MoblinNetbook Remix.


Jolicloud netbook desktop
Jolicloud netbook desktop


Ngoài một số phần mềm ứng dụng thông thường cho máy để bàn, điểm mạnh của Jolicloud là có cài sẵn một dịch vụ điện toán đám mây: người dùng có thể backup hoặc lưu trữ dữ liệu online. Như vậy, Jolicloud cân bằng giữa hai môi trường: máy để bàn và điện toán đám mây.


Jolicloud cloud service
Dịch vụ điện toán đám mây của Jolicloud


Trình cài đặt của Jolicloud chạy trong Windows ( file exe, tức là trên netbook phải có Windows đã cài). Nó sẽ tạo thêm partition và cài Jolicloud có thể boot vào Windows hay Jolicloud tùy chọn. Một trong những mục tiêu của Jolicloud là đơn giản tối đa vì vậy trình cài đặt của nó chỉ gồm 3 bước và cài xong trong 15 phút. Cũng có một option cài đặt cao cấp dành cho những người thạo Linux.


Dù còn đang ở phiên bản beta, Jolicloud hoạt động trơn tru. Nếu bạn chưa hài lòng với bản Linux netbook hiện có, hãy thử Jolicloud.



IV. moonOS


Nếu bạn cho rằng Linux chỉ có hai môi trường đồ họa là Gnome và KDE thì cũng có thể tha thứ được, mặc dù thực ra có đến hơn chục cái như thế ( xem thêm tại đây). Trong số ít những cái nổi bật, một trong những cái rất đặc biệt đã được phát triển trên chục năm nay là Enlightenment.


Enlightenment là một môi trường đồ họa đầy đủ, có thể dùng chung hoặc dùng độc lập. Phiên bản hiện tại (E17) là phiên bản được viết lại mới hoàn toàn của phiên bản ổn định E16 từ tháng 12/2000. Mặc dù còn chưa xong hẳn nhưng E17 hoàn toàn có thể dùng được và có nhiều bản Linux đã dùng nó.


Một trong những bản Linux đó là moonOS , hệ điều hành có nguồn gốc Campuchia do nghệ sỹ Chanrithy Thim thực hiện ( may mà Việt nam còn có Hacao Linux). Bản này có nhiều trang trí nghệ thuật (atwork) độc đáo. E17 không có trong các kho phần mềm chính thức của Ubuntu, vì vậy moonOS là bản duy nhất dựa trên Ubuntu dùng E17 (và cả Xfce4). MoonOS chạy các ứng dụng GTK và có các ứng dụng cài sẵn được chọn cẩn thận như Firefox, OpenOffice.org, trình chơi nhạc Exaile, vẽ đồ họa GIMP và trình chat Pidgin.


moonOS E17 desktop and artwork
moonOS E17 desktop and artwork



V. wattOS


Nền công nghiệp máy tính đang thay đổi. Tiêu điểm đang chuyển từ các máy tính công suất lớn sang những máy tính công suất thấp, sử dụng năng lượng có hiệu quả. Trong khi nhân Linux có khả năng quản lý năng lượng rất tốt và có những trình quản lý năng lượng tuyệt vời như PowerTop, có bản Linux nào dành riêng hoàn toàn cho hiệu quả sử dụng năng lượng không?


wattOS, một hệ điều hành Linux nhẹ, chạy rất nhanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Nó dùng môi trường đồ họa Openbox, một môi trường rất nhẹ, có khả năng tùy biến cao, rất thích hợp cho các máy tính yếu và do đó tiêu thụ ít điện năng.


WattOS có những phần mềm mới nhất của Ubuntu nhưng cũng có những công cụ quản lý năng lượng khác nhau để theo dõi và chỉnh tiêu hao công suất hệ thống. Giao diện đơn giản và có thể tùy biến theo khẩu vị.


wattOS LXDE desktop
wattOS LXDE desktop


WattOS là một phương án lựa chọn cùng với các bản Linux tối thiểu khác như Damn Small Linux và Tiny Core, đặc biệt thích hợp cho các máy tính cũ tân trang lại. Nó dùng ít bộ nhớ nên có thể chạy trơn tru trong khi vẫn có thể dùng các phần mềm Ubuntu chuẩn.





Năm bản Linux hay dựa trên Ubuntu

Năm bản Linux hay dựa trên Ubuntu.

Christopher Smart

Wednesday, February 10th, 2010

( Linux có cái hay là có thể dựa trên một bản có sẵn, sửa đổi thành một bản mới. Ubuntu dựa trên nền Debian. Hiện có hàng chục bản Linux khác dựa trên nền Ubuntu, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là Linux Mint. Dưới đây là một vài bản độc đáo và mới).

I. DEFT (Digital Evidence & Forensic Toolkit)

DEFT là bản Linux 32bit dùng điều tra các bằng chứng pháp lý số hóa ( tương tự như CAINE đã giới thiệu ở đây)

DEFT là bản live CD, có môi trường đồ họa dựa trên LXDE (Lightweight X11 Desktop Environment) và bộ công cụ các phần mềm nguồn mở để tìm kiếm, phân tích các bằng chứng số như DHash, Sleuthkits’s Autopsy, ophcrack, ClamAV, Wireshark, Gigolo, Nessus v.v....

DEFT desktop
DEFT desktop

II. Element

Element là bản Linux 32 bit dành cho các máy tính PC chuyên chơi các file multimedia (home theatre PC) trên màn hình TV. ( Tức là thay cho đầu đĩa CD/DVD, dùng máy tính làm đầu chơi file multimedia có trên ổ cứng, hiển thị ra màn hình TV).

Element được thiết kế để chạy trên các máy PC đặt trong phòng khách, kết nối với màn hình TV độ phân giải cao, điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa của TV. Điểm đặc biệt của Element là nó hỗ trợ giao diện 10 feet, ( một loại giao diện đồ họa đặc biệt trong đó font, các nút bấm, các menu hiển thị trên các màn hình TV cỡ lớn phải đủ lớn sao cho đứng cách xa 10 feet (3 mét) cũng nhìn rõ). Môi trường đồ họa của Element là Xfce4.

Element's ten foot user interface
Element’s ten foot user interface

Chức năng chính là chơi nhạc, xem video, xem ảnh, xem video từ Internet, nhưng Element cũng có các phần mềm cơ bản của máy tính như trình duyệt Firefox, trình ghi đĩa CD/DVD Brasero.

Element được cài sẵn XBMC Media Center, một phần mềm ứng dụng rất phổ biến để quản lý các file multimedia. Vì dựa trên Ubuntu nên có thể kết nối vào các kho phần mềm của Ubuntu để cài thêm các phần mềm cần thiết. Element cũng tự quảng cáo là có thể dùng như một đầu chơi game với hàng trăm game 3D và các loại game khác có sẵn.

Element with XBMC running
Element với XBMC đang chạy

III. Jolicloud

Jolicloud là một phiên bản Linux được tối ưu hóa cho netbook, tương thích với một số lớn netbook.

Giao diện của nó nằm trung gian giữa MoblinNetbook Remix.

Jolicloud netbook desktop
Jolicloud netbook desktop

Ngoài một số phần mềm ứng dụng thông thường cho máy để bàn, điểm mạnh của Jolicloud là có cài sẵn một dịch vụ điện toán đám mây: người dùng có thể backup hoặc lưu trữ dữ liệu online. Như vậy, Jolicloud cân bằng giữa hai môi trường: máy để bàn và điện toán đám mây.

Jolicloud cloud service
Dịch vụ điện toán đám mây của Jolicloud

Trình cài đặt của Jolicloud chạy trong Windows ( file exe, tức là trên netbook phải có Windows đã cài). Nó sẽ tạo thêm partition và cài Jolicloud có thể boot vào Windows hay Jolicloud tùy chọn. Một trong những mục tiêu của Jolicloud là đơn giản tối đa vì vậy trình cài đặt của nó chỉ gồm 3 bước và cài xong trong 15 phút. Cũng có một option cài đặt cao cấp dành cho những người thạo Linux.

Dù còn đang ở phiên bản beta, Jolicloud hoạt động trơn tru. Nếu bạn chưa hài lòng với bản Linux netbook hiện có, hãy thử Jolicloud.

IV. moonOS

You would be forgiven for thinking that there are just two environments for the Linux desktop, but of course there are dozens. While a select few enjoy most of the spotlight, one very special window manager has been plodding away for over a decade. It is called Enlightenment.

Enlightenment (known simply as “E”) is more than just a window manager, it is in fact a complete suite of graphical libraries. It can be used on its own as a complete desktop environment, or in conjunction with another. The current development tree (E17) has been a work in progress since December 2000 and is a complete rewrite of the current stable release, E16. Although not yet finalised, E17 is extremely usable and as such various new distributions have been making it available.

One such distro is moonOS, an operating system originating in Cambodia and created by artist Chanrithy Thim. As such, the distribution features some amazing original artwork. E17 is not included in the official Ubuntu repositories and so moonOS is unique in that it offers this environment as well as one based on Xfce4. The distro is able to run GTK applications and comes with a carefully chosen selection of programs for every day work, such as Firefox, OpenOffice.org, Exaile music player, GIMP and Pidgin chat program.

moonOS E17 desktop and artwork
moonOS E17 desktop and artwork

moonOS show cases the outstanding work done on E17, coupled with amazing original artwork. It’s a great distribution to download and show to friends.

wattOS

Things are certainly changing in the computer industry these days. Focus has shifted from power hungry super charged CPUs to highly efficient, low power systems. While the Linux kernel has excellent power management and there are several excellent applications such as PowerTop for managing power hungry systems, how about a distribution dedicated entirely to power efficiency?

Meet wattOS. What OS? No, wattOS. A 32bit distribution devoted to being a super fast, light weight, power efficient operating system. Once again, this distribution comes with a different desktop environment, namely Openbox. Openbox is a very lightweight, highly customisable desktop environment, well suited to older machines (and therefore lower power consumption in faster processors).

It comes with the latest software from Ubuntu, but also includes various power management tools to help monitor and tweak the system’s power usage. The interface is simple to use and can be modified to suit various tastes. Extra applications are of course available, meaning wattOS can be used as great base distro to build upon.

wattOS LXDE desktop
wattOS LXDE desktop

wattOS is a great alternative to others minimal distributions such as Damn Small Linux and Tiny Core, especially for older recycled computers. Its small memory footprint for the desktop environment mean that it can run nice and lean, while still providing added flexibility of installing standard Ubuntu packages.

Open your mind

It’s easy to think that one size fits all, but that’s simply not true. The excellent base of Ubuntu, inherited from Debian, has spawned a great number of derived distributions, some generic, some highly niche.

These distributions above have all popped up in the last year or so and are true gems. They show how wide and varied the motivation for building a new distro can be, from forensics and digital media to specific desktop environments, netbooks and energy efficiency. The results speak for themselves and testifies to the flexible nature of Linux. Sometimes it pays to keep an eye out on what’s new, because you might just find the perfect little gem you’ve been longing for.





/home/zxc/Dropbox/Bai viet blog/Năm bản Linux hay dựa trên Ubuntu.odt Page10of10


Tổng kết hơn ba năm trời làm Đông Ki sốt!

Đầu năm khai bàn phím, chia sẻ một chút hồi ức, hy vọng có ích cho những người cùng chí hướng.

Cách đây 5,6 năm, cái thời RedHat còn free, tôi đã loay hoay vọc. Đến bây giờ cái cảm giác lần đầu tiên cài xong, khởi động vào một hệ điều hành mới không phải Windows vừa ngỡ ngàng vừa cuốn hút vẫn còn đọng lại trong tôi.

Thời ấy, gõ được tiếng Việt thật là gian khổ và các trình ứng dụng như OpenOffice còn thua xa MS Office. Rõ ràng là không thể dùng phổ thông được. Tuy nhiên, một Red Hat File server dùng xen trong mạng Windows NT, nhận được các user của mạng, chạy ròng rã suốt mấy năm trời sau đó không phải đụng chạm gì đã gây được những ấn tượng ban đầu về một hệ điều hành máy chủ ổn định.

Khi Vietkey Linux (VL) ra đời, tôi đánh giá cao vì lý do đơn giản là những gì đã từng trầy trật mới cài được trên Red Hat để gõ tiếng Việt thì Vietkey Linux đã làm sẵn. VL ra đời dấy lên một cơn sốt, lôi kéo cả CMC tham gia. Rất tiếc là cả hai đều chết yểu. Tôi tạm thời chia tay với thế giới mới mà chưa tìm hiểu được gì nhiều.

Đến khoảng giữa năm 2006, tình cờ đọc được bài báo giới thiệu về Ubuntu. Lại lao vào một cuộc thử nghiệm mới. Ubuntu 6.04 ban đầu gây thất vọng vì giao diện xấu quá (hồi đó chưa biết chỉnh sửa giao diện và màn hình LCD còn là của hiếm). Kubuntu tạo được ấn tượng nhờ cái màu xanh tươi mát, KMenu giống Windows, System Settings tập trung và khả năng kết nối mạng có vẻ trơn tru hơn. Đi sâu vào mới thấy bước tiến của PMNM trong những năm qua thật là đáng nể. Niềm say mê cũ lại bùng lên.

Đáng lẽ chỉ tập trung tìm hiểu cho riêng mình hoặc đi sâu vào các PMNM chạy trên máy chủ, tôi lại chọn cho mình một con đường chông gai nhất: phổ biến Linux trong cơ quan! Và thế là một chàng Đông Ki sốt mới ra đời!

Đơn thương độc mã, không có cả Săng xô Păngxa và con ngựa què bên cạnh. Giữa lúc thiên hạ lao vào các dự án để kiếm tiền thì mình lại lao vào một cái hoàn toàn miễn phí và đánh mất luôn cả các khoản lại quả hậu hỹ khi mua phần mềm bản quyền. Mất thì giờ và công sức cả ngày lẫn đêm. Và điên rồ nhất là đánh nhau với cả một dàn cối xay gió khổng lồ, thực hiện một "điệp vụ bất khả thi" là "cai nghiện cho một đám con nghiện nặng Windows" với vũ khí duy nhất là cái đầu mình cộng với niềm tin sắt đá rằng "cái này hoàn toàn dùng được, vừa hay vừa lợi, tại sao không dùng?" Có đúng là Đông Ki Sốt hiện đại không?

Để phổ biến được Linux thì phải bình dân hóa nó. Đầu tiên là cách cài đặt, cấu hình phải thật rõ ràng dễ hiểu, tránh dùng lệnh đến mức tối đa. Rất nhiều công sức đổ vào một bản hướng dẫn cài đặt chi tiết cùng với hàng lô phần mềm phụ trợ tải về sẵn (thời 2006, bây giờ thì không cần) sao cho một cháu gái trình độ trung bình cũng tự cài đặt được.

Một chiến dịch thí điểm được triển khai, vừa ép buộc (đã có lúc quát tháo ầm ầm), vừa mua chuộc, dụ dỗ (ai tình nguyện dùng Kubuntu được ưu tiên thay màn hình LCD và được quyền vào Internet). Lúc đầu cũng gian truân, tiếng kêu la, bài xích lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Kinh nghiệm cho thấy rằng:

  • Những người năng lực trên trung bình không cứ già hay trẻ, nhưng nhất là trẻ thì khả năng chuyển đổi, tự học hỏi rất nhanh. Thực tế không cần phải đào tạo gì mọi việc vẫn diễn ra suông sẻ vì hiện nay Linux quá giống Windows.

  • Những người mà ngày xưa bắt buộc phải học Windows đã là cả một cố gắng quá sức, tiếng Anh còn khó nhọc và thậm chí đến giờ dùng Windows cũng chưa thạo (cũng không cứ già hay trẻ) thì nên chừa ra trong giai đoạn đầu.

  • Những người đáng sợ nhất là loại học vị, chức tước đầy người nhưng tư duy thì hẹp và lùn. Họ chống mà không cần biết cái mình chống là gì, lời lẽ đao to búa lớn và rỗng tuếch nhưng tiếng nói lại vô cùng có trọng lượng.


Tôi đánh giá cao và coi trọng một người như thế này:

- Tại sao mọi người xôn xao về Kubuntu thế hả anh?


- Thay vì nghe người khác nói, cậu hãy tự mình thử và đưa ra kết luận.


- OK, anh cài cho em.


Theo tôi đấy là một cách hành xử thông minh trước một vấn đề mà mình chưa hiểu rõ. Những người như thế có chống, mình cũng phải xem xét kỹ ý kiến của họ.

Gian nan cũng nhiều và có lúc tưởng như tuyệt vọng. Điều đáng lưu ý nhất là những khó khăn không phải vì năng lực của Linux không đáp ứng được nhu cầu công việc. Nó xuất hiện từ những góc bất ngờ nhất, vô lý nhất. Đã có lúc tôi bị cánh quạt cối xay hất tung lên rơi xuống tưởng chết và chán nản đã có ý định bỏ đi. Nhưng niềm tin vào PMNM và ý chí muốn đánh nhau với giáo chủ Bill Gate và đám tín đồ mù quáng của giáo phái MS thì vẫn không hề thay đổi.

Tuy nhiên tôi không phải kẻ cuồng tín.

Tư tưởng chủ đạo của các bậc tiền bối phong trào PMNM là "Tự do, phóng khoáng, cởi mở" - open minded. Họ không muốn bị ràng buộc vào một công cụ duy nhất, vào vô số những điều khoản của license, vào thế bị ban phát bởi đám ông chủ của Microsoft, Oracle, Autodesk. Với đám hậu bối chúng ta cũng vậy. Chỗ nào Windows hay, PMNM không bằng thì vẫn dùng Windows. Ngay trong PMNM, đối với tôi trước đây Kubuntu là tuyệt vời nhưng hiện nay Mandriva tiện hơn nhiều (và sau này thì chưa biết). Tự trói mình vào một sản phẩm là trái với tinh thần của phong trào.

Hai năm rưỡi đã trôi qua. Hơn 1/3 số máy trong cơ quan đã dùng Kubuntu và điều tiếng cũng dần dần lắng xuống. Máy chủ trong mạng hầu hết dùng PMNM chỉ có duy nhất một máy Windows. Một quyết định gần đây của lãnh đạo cho phép triển khai PMNM đại trà trong khắp cơ quan và đã triển khai xong chỉ còn lại một ít máy Windows. Trong thời gian đó, PMNM đã có những bước tiến vượt bậc. Cài đặt đơn giản, dễ dàng hơn nhiều và các phần mềm chủ chốt như OpenOffice, KMail hoàn toàn có thể ngang hàng với MS Office và Outlook, hỗ trợ phần cứng cũng đã khác xa hồi 2006.

Phong trào PMNM đã lan nhanh, mở rộng khắp nơi.Từ chỗ chỉ là ham thích cá nhân, tôi để ý tìm hiểu và vui mừng thấy "Tây nó dùng đầy ra rồi" (xem thêm tại đây). Điều này củng cố niềm tin vào cái mình theo đuổi.

Đặc biệt là tại Việt nam, tôi đánh giá cao quyết định triển khai mạnh dạn PMNM trong hệ thống máy tính của Đảng và gần đây là của Chính phủ. Một quyết định dũng cảm khác của một lãnh đạo trong cơ quan cũng tiếp thêm cho tôi nguồn sức mạnh. Chúng ta có thể tự hào là riêng trong lĩnh vực này, đất nước ta thực sự đã có những chủ trương đi tắt đón đầu, nhanh hơn khá nhiều nước trên thế giới (tức là có "môi trường chính sách" tốt, nhưng còn thực hiện thì phải chờ xem). Tất cả những điều đó cộng với việc tăng cường an ninh máy tính, tôn trọng bản quyền làm cho PMNM hiện nay là một xu hướng không cưỡng lại được.

Về cơ bản, bây giờ mình không còn là Đông Ki sốt nữa.

Ứng dụng PMNM vào thời điểm hiện nay, khi mà trình độ, quy mô ứng dụng còn non kém, đa số máy tính còn dùng thay máy chữ là thuận lợi nhất, thích hợp nhất.

Khó khăn trước mắt cũng còn nhiều. Những cái cối xay gió tạm thời ngừng quay nhưng vẫn còn sừng sững, đám con nghiện vẫn còn một số sẵn sàng tái nghiện. Làm chủ và cài đặt lại những phần mềm máy chủ lởm khởm do công ty tin học số 1 VN cài là việc không dễ. Các phần mềm ứng dụng trên mạng (kế toán,...) bây giờ phải chuyển sang dạng web-based. Một dự án ERP lớn, hoành tráng nhưng kém khả thi liệu có thay bằng Openbravo hay Compiere được không? v.v và v.v.  PMNM như một chàng thanh niên mới lớn, vừa thiếu kinh nghiệm vừa thiếu kiến thức, nhưng ý chí và sức khỏe thì có thừa đang hăm hở bước vào đời.

Điều đáng buồn là do những hoàn cảnh ngoài ý muốn có lẽ sẽ không còn đủ thời gian và điều  kiện thực hiện những dự định ban đầu nữa.

Nhưng niềm tin và niềm vui dành cho PMNM thì chỉ có càng ngày càng lớn!

2/8/10

Tăng tốc duyệt web bằng cách chọn máy chủ DNS nhanh nhất.


Tăng tốc duyệt web bằng cách chọn máy chủ DNS nhanh nhất.


Khi ta gọi một số điện thoại theo tên (vd: Nguyễn Văn Hùng), máy điện thoại sẽ tra danh bạ để tìm số điện thoại tương ứng rồi quay số. Tương tự, khi gõ một địa chỉ web (vd: www.abc.com) vào trình duyệt, địa chỉ đó được gửi đến một máy chủ tên miền DNS (Domain Name System) để tìm địa chỉ IP tương ứng (ví dụ: 209.162.32.58), gửi trả lại cho trình duyệt, rồi sau đó lệnh kết nối mới được gửi đến máy chủ có IP đó (hiểu đơn giản thì như vậy, thực tế còn phức tạp hơn). Động tác tìm địa chỉ IP của một địa chỉ web gọi là phân giải tên miền.


Như vậy máy chủ DNS là danh bạ Internet. Trên Internet có vô số những máy chủ DNS (Google Public DNS, OpenDNS, UltraDNS, v.v...). Thông thường, thường dùng máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Nhưng cũng có thể chọn các máy chủ DNS nhanh hơn để tăng tốc duyệt web. Tốc độ phân giải tên miền phụ thuộc:





  • Máy chủ DNS có ở gần máy trạm đang duyệt web không.




  • Tốc độ tra cứu tìm địa chỉ IP có nhanh không.




Phần mềm namebench là bộ công cụ nguồn mở để tìm máy chủ DNS nhanh nhất. Website của nó tại đây.


1- Cài đặt:


Ubuntu cần cài thêm gói python-tk, Windows XP, Vista cài thêm gói Visual C++ từ đây, Mandriva cài thêm gói tkinter.


Với Linux, tải gói namebench-1.1.tgz từ đây. Giải nén nó thành thư mục namebench-1.1. Có hai cách dùng:





  • Nhấn đúp vào file namebench.py để chạy trực tiếp.




  • Cài đặt bằng cách mở terminal tại thư mục namebench-1.1 rồi chạy lệnh sudo python setup.py install (với Ubuntu). Mandriva cài bị báo lỗi.




2- Sử dụng:


Màn hình namebench như sau:



Trong ô Nameservers có địa chỉ IP của hai máy chủ DNS hiện đang dùng. Nhấn nút Start Benchmark, chương trình bắt đầu chạy. Kết quả sẽ xuất hiện trong trình duyệt như sau:



Ô bên trái cho biết, dùng Google Public DNS-2 nhanh hơn DNS của FPT là 36%. Ô bên phải cho danh sách các máy chủ DNS nên dùng: máy chủ chính (nhanh nhất) là Google Public DNS-2, máy chủ thứ hai (gần nhất) là FPT, … Khai địa chỉ IP các máy đó vào cấu hình kết nối Internet.


Cuốn xuống bên dưới màn hình trên còn khá nhiều thông tin về kết quả test. Chi tiết hơn về cách dùng xem tại đây .



2/6/10

Vài nhận xét về 8 phần mềm nguồn mở ưu tiên bổ xung của bộ Thông tin và Truyền thông.


Vài nhận xét về 8 phần mềm nguồn mở ưu tiên bổ xung của bộ Thông tin và Truyền thông.


Cuối năm 2007, bộ TT&TT đã công bố danh sách các phần mềm nguồn mở mà các cơ quan nhà nước phải ưu tiên mua sắm, sử dụng là phần mềm văn phòng OpenOffice, trình quản lý thư điện tử máy trạm Thunderbird, trình duyệt web Firefox và bộ gõ tiếng Việt Unikey. Các phần mềm này chạy được trên cả Windows và Linux.


Từ tháng 11/2009, bộ này đã xin ý kiến công khai về cập nhật danh mục các sản phẩm nguồn mở nói trên tại đây, và theo thông tin tại đây thì bộ đã ban hành danh sách cập nhật gồm: hệ điều hành máy trạm Ubuntu phiên bản 8.10 trở lên; hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL phiên bản 8.3 trở lên và MySQL phiên bản 5.1 trở lên; phần mềm thư điện tử máy chủ SendMail phiên bản 8.13 trở lên và Postfix phiên bản 2.5 trở lên; hệ quản trị nội dung Alfresco phiên bản 3.0 trở lên, Drupal phiên bản 6.10 trở lên hoặc Joomla bản 1.5.9 trở lên; và hệ thống cổng thông tin điện tử Liferay phiên bản 4.0 trở lên.


Đây là một cố gắng đáng hoan nghênh của bộ sau chỉ thị số 07 /2008/CT-BTTTT , chứng tỏ quyết tâm cao của Chính phủ trong việc ứng dụng PMNM. Tôi không biết lúc xin ý kiến vì vậy xin có vài góp ý muộn màng sau:





  1. Về hệ điều hành: chọn Ubuntu là đúng vì nó phổ biến nhất hiện nay, kể cả ở Việt nam. Vì vậy việc hỗ trợ người dùng sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu theo kinh nghiệm của New Zealand đã nói ở đây, bổ xung những phần Ubuntu còn thiếu, xây dựng thành một hệ điều hành chuẩn quốc gia, dùng Remastersys tạo đĩa cài đặt. Như thế sẽ thuận lợi hơn cho các cơ quan, địa phương mà đội ngũ kỹ thuật còn yếu về PMNM. Tất nhiên khi làm như vậy phải giải quyết một số vấn đề pháp lý về bản quyền của các phần bổ xung.




  2. Về phần mềm thư điện tử máy chủ: Sendmail và Postfix chỉ là một thành phần cơ bản trong bộ phần mềm thư điện tử máy chủ (xem thêm bài Máy chủ mail gồm những gì?) và khá khó dùng. Vì vậy tốt hơn là nên chọn một bộ phần mềm mail máy chủ hoàn chỉnh kiểu Zimbra, Open-Xchange, …. (trong đó đã có Postfix) việc ứng dụng sẽ dễ dàng và đầy đủ hơn nhiều.




  3. Một trong những hướng ứng dụng hay và thuận tiện nhất là dùng các bộ phần mềm máy chủ tổng hợp (ví dụ eBox, ClearOS, ….). Những bộ phần mềm đó: đã tích hợp sẵn các tính năng cần thiết, có giao diện quản lý đồ họa nên sẽ dễ cài đặt, cấu hình và quản lý.




  4. Khác với Windows, đội ngũ kỹ thuật về PMNM trong cả nước hiện rất mỏng. Vì vậy, bộ nên có sự chỉ đạo và hỗ trợ tập trung từ trên xuống. Mỗi phần mềm trong danh sách ưu tiên nên:








    • đầy đủ, dễ dùng như nói ở trên và




    • ngay ở bộ phải có một đội ngũ kỹ thuật giỏi, am hiểu kỹ, soạn tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng tiếng Việt chi tiết, có website, forum hỗ trợ tích cực.






Xây dựng một trung tâm tin học nguồn mở mạnh, tự hạch toán, trả lương theo cơ chế thị trường để làm những việc trên là điều phải làm và nên làm ngay. Chỉ công bố danh sách rồi khoán cho đơn vị thực hiện như hiện nay, tỷ lệ thành công sẽ rất thấp.

Vài ý kiến góp cho sự nghiệp chung rút từ kinh nghiệm bản thân. Rất mong quý bộ lưu ý.



Microsoft chuẩn bị vá lỗi 17 năm tuổi trong hệ điều hành Windows

Trong một bài viết trước "Phần mềm nguồn mở có an toàn không?" có nói một trong những nguyên nhân không an toàn của Windows là thiết kế của nó chuyển từ single-user sang multi-user, kế thừa nhiều điểm không an toàn của môi trường single-user.

đây là một bằng chứng cho vấn đề đó.

Tuy nhiên, Linux mặc dù thừa kế tính multi-user của Unix ngay từ trong thiết kế cũng chỉ an toàn hơn mà không phải an toàn tuyệt đối. Cái gì con người làm ra, con người cũng có thể phá. Hiện nay, bản Linux mới nhất đang xây dựng chưa xong là Google Chrome có nói sẽ thiết kế mới từ đầu, chú trọng đến an ninh. Chúng ta cùng chờ xem.

2/5/10

Đôi điều tâm tình với người mới tìm hiểu Linux.


Đôi lời tâm tình với người mới tìm hiểu Linux.


( Tản mạn nhân dịp blog sắp đạt tới 250.000 hits và nhận được câu hỏi này:


Cho mình hỏi là làm gì sau khi cài Ubuntu 9.10 để trở thành một “ pờ-rồ” nhỉ? Mình mới cài U và rất muốn dẹp hẳn W,).


Tôi bắt đầu viết blog về phần mềm nguồn mở từ tháng 1/2007, ban đầu đặt tại http://my.opera.com/zxc232. Đến tháng 1/2008 thì chuyển sang http://zxc232.wordpress.com vì những tính năng vượt trội của Wordpress.


Tính đến nay, blog Wordpress đã được hai năm, sắp đạt tới 250.000 hits, page view hàng ngày khoảng 600-700. Đối với một blog chuyên về phần mềm nguồn mở (PMNM) như thế là cũng được.


Tôi đã theo dõi trong những khoảng thời gian khác nhau đều thấy kết quả: trên 70% những bạn đọc blog này vẫn còn đang dùng Windows!


Điều này khá bất ngờ. Trước đó tôi vẫn yên trí rằng những người đọc blog này đều đã dùng Linux. Có thể là:





  • Bạn đọc blog từ máy cơ quan, tối về hoặc ngày nghỉ mới “cầy cuốc” Linux trên máy ở nhà. Điều này là chung cho các fan của PMNM: đối với đa số, PMNM là một hobby ngoài những giờ kiếm sống. Ngay cả người chủ trì bản Linux Mint khá nổi tiếng cũng làm việc đó ngoài giờ, gần đây mới quyết định bỏ việc để chuyên tâm vào Mint.




  • Bạn cũng quan tâm, nhưng vì lý do nào đó vẫn còn chưa thử dùng Linux.




Nếu bạn thuộc nhóm người thứ hai và không thuộc loại người đã nhắc đến ở đây, tôi muốn nhại thơ Tố Hữu để khuyên bạn:


“Thử đi nào, can đảm bước chân lên.


Tuy chưa biết, không có gì đáng sợ”


Tôi cũng như bạn, cách đây khoảng 3 năm còn quẩn quanh trong lũy tre làng Windows từ “thời thơ ấu”. Tình cờ một hôm bước chân ra khỏi cổng làng mới biết còn cả một thế giới mới lạ, rất nhiều điều hay, tự do phóng khoáng, có những cảnh đẹp mê hồn và cả những con đường chông gai, khúc khuỷu. Nếu ta còn bé thì hãy về quấn quanh chân mẹ, còn lớn khôn rồi đâu có ngại đường xa!


Trước khi bước chân đi du lịch, bạn hãy nhấn vào đây đọc lướt qua một lượt để biết rằng cái thế giới sắp khám phá rộng lớn, đa dạng như thế nào; khác hẳn với những điều các cụ già trong làng Windows vẫn bĩu môi dè bỉu, khác hẳn những thành kiến mà những người chưa từng bước chân ra khỏi cổng làng bao giờ vẫn nghĩ.


Thay đổi nhận thức là điều rất quan trọng! Chỉ khi nào bạn hiểu rằng ngoài cái đình làng mình, còn nhiều đình làng khác cũng hoàng tráng và đẹp không kém, bạn mới có đủ hào hứng, quyết tâm lên đường. (tham khảo thêm ở đây).


Tôi biết hai người điển hình. Một người chỉ cần dùng máy tính làm văn phòng (soạn thảo, duyệt web, gửi thư, nghe nhạc, xem phim,..), tiếng Anh không biết, cũng chỉ một tuần chăm chỉ là tự làm được . Một người khác có IQ cao thì hiện đã quản trị được cả mạng Linux (mất khoảng 1 năm)! Tức là Linux không khó tùy theo nhu cầu và chỉ số IQ của mình .


Nếu bạn chỉ coi phần mềm như một công cụ làm việc, vẫn còn say đắm với Windows, thì tối thiểu cũng nên trích ra 5GB, cài thêm một bộ Linux dự phòng dùng chung My Documents với Windows. Khi nào Windows chết bất thình lình vì virus hoặc một lô thứ bệnh khác, chỉ cần khởi động lại để tiếp tục làm việc với các dữ liệu cũ đã lưu trong My Document.


Có thể tự cài hoặc nhờ người khác cài bộ Linux Mint là bộ dựa trên Ubuntu phổ biến nhất hiện nay, tương đối đầy đủ (phải cài thêm ít), nhanh, chạy tốt trên cả máy cấu hình yếu.


Tôi thường dùng “chiêu” này để dụ những người quen dùng Linux. Tuy nhiên có vài loại người đã nhắc đến trong bài này thì đừng mất công dụ họ làm gì.


Còn nếu bạn đã là “pờ rồ” về Windows, nghĩa là IQ vào loại tương đối khá, thì để “pờ rồ” về Linux không có gì khó khăn, thậm chí còn dễ hơn là khác vì mọi điều trong PMNM đều công khai và có đầy tài liệu trên Internet.


Để cho nhanh, trước tiên hãy search các tài liệu hướng dẫn tiếng Việt (ví dụ ở đây hoặc góc trên bên phải blog này) về đọc qua một lượt.


Sau đó là thử dùng, cái gì vấp thì đi hỏi cho nhanh. Diễn đàn Ubuntu Việt có nhiều người rất khá, hoặc bạn post câu hỏi lên đây, tôi sẽ cố gắng trả lời những gì có thể. Sau cùng là hỏi cụ Gúc.


Muốn học bài bản hơn thì ví dụ vào Linux Courses, có các chương trình học online cho từng cấp (và còn một số site khác nữa). Wikipedia cũng là nơi có nhiều bài viết về Linux rất hay.


Cao cấp, chuyên nghiệp hơn (và cũng để kiếm cơm nữa) thì nên đi sâu vào các loại phần mềm nguồn mở dành cho máy chủ, nếu bạn có đủ khả năng. Với sự phát triển của Internet và điện toán đám mây hiện nay, tôi nghĩ đó mới là tương lai cho phần mềm nguồn mở.


Có mấy điều cần nhớ là:





  • Đang đi xe số, chuyển sang xe ga, khi đạp phanh không thấy có cần phanh, đừng vội la lên “Xe ga không phanh được!”. Phanh của nó nằm ở chỗ khác. Khăng khăng đòi phanh xe ga cũng phải nằm ở dưới chân như vẫn quen dùng là một điều ngu xuẩn.




  • Xe ga đẹp hơn, cốp rộng nhưng nặng khó dắt, uống xăng như nước, phanh không khéo là đổ xe và ngược lại với xe số. Cái gì cũng có cái hay cái dở, khi đã dùng là phải chấp nhận.




  • Linux là tự do. Không thích phần mềm nghe nhạc có sẵn, có thể tìm cài và thử hàng chục phần mềm khác. Không thích bản Linux này có thể thử khoảng 400 bản Linux khác. Và cao thủ nhất thì có thể tự viết các tính năng, phần mềm mà mình thích, tự sửa đổi hoặc thậm chí xây dựng mới từ đầu một bản Linux theo ý muốn (có hướng dẫn tại đây).




  • Chỉ trong vài năm vừa qua, Linux lớn rất nhanh (nhớ lại cái thời cài Ubuntu 6.10 mà thấy kinh hoàng). Vì vậy những gì bây giờ Linux chưa có, chưa làm được hoặc làm rất phức tạp thì không phải mãi mãi sẽ như thế. Chỉ vài tháng sau, có thể đã khác rồi.




Phong trào phần mềm nguồn mở ra đời từ tinh thần yêu tự do, phóng khoáng, không muốn bị trói buộc vào những gì có sẵn. Với tôi, nó còn là lòng tự trọng. Tôi cũng như bạn đều “lớn lên” bằng cách móc ví của Bill Gate một cách vô ý thức. Nhưng nay thì tôi muốn hoàn lương.


Ngoài cái hay, cái đẹp, cái tự do phóng khoáng, cái đạo đức đã nói, đã 3 năm nay Linux hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu công việc khiêm tốn của tôi. Tôi không rủ rê bạn đi vào con đường cụt hay chỗ chết đâu!


Bạn còn chờ gì nữa?