7/1/08

MANDRIVA 2008: CÀI MÁY IN CANON LBP-1120, ... dùng CAPT driver (Update 2/7/2008).

MANDRIVA 2008: CÀI MÁY IN CANON LBP-1120, 1210, 2900, 3000, 3200, 3210, 3300, 3500, 5000, 5100, 5300 dùng CAPT driver

UDATE 24/3/2009: xem hướng dẫn cho Mandriva 2009.0 tại đây.


Các hướng dẫn dưới đây đúng cho tất cả các máy in dùng driver CAPT Printer Driver for Linux của Canon.
































































Printer NameDriver NamePPD File Name
LBP5100Canon LBP5100CNCUPSLBP5100CAPTK.ppd
LBP5300Canon LBP5300CNCUPSLBP5300CAPTK.ppd
LBP3500Canon LBP3500CNCUPSLBP3500CAPTK.ppd
LBP3300Canon LBP3300CNCUPSLBP3300CAPTK.ppd
LBP5000Canon LBP5000CNCUPSLBP5000CAPTK.ppd
LBP3210Canon LBP3210CNCUPSLBP3210CAPTK.ppd
LBP3000Canon LBP3000CNCUPSLBP3000CAPTK.ppd
LBP2900Canon LBP2900CNCUPSLBP2900CAPTK.ppd
LBP3200Canon LBP3200CNCUPSLBP3200CAPTK.ppd
LBP-1120Canon LBP-1120CNCUPSLBP1120CAPTK.ppd
LBP-1210Canon LBP-1210CNCUPSLBP1210CAPTK.ppd

Cách làm dưới đây trình bày ví dụ cho hệ Linux Mandriva nhưng có thể dùng tham khảo cho các hệ Linux khác.

Trước hết, mở Control Center, nhấn vào Hardware - Setup the printer(s) để cài một số phần mềm cần thiết.
Sau khi cắm và bật máy in, xuất hiện thông báo:

Nhấn nút OK, sau một lúc xuất hiện tiếp thông báo sau:

Thông báo cho biết, chương trình không chọn được driver và yêu cầu người dùng tự chọn trong danh sách bên dưới. Khi vào danh sách đó, chọn mục CANON cũng không thấy model LBP-1120. Vì vậy nhấn nút Cancel để kết thúc quá trình cài đặt này.
Sở dĩ có tình trạng trên vì máy in LBP-1120 thuộc một họ máy in của CANON dùng driver riêng của CANON là CAPT (nguồn đóng) vì vậy không được cài sẵn trong Mandriva.
Google search cụm từ "CAPT Printer Driver" ta sẽ tìm được ví dụ trang này có chứa driver cần tìm. Mở trang đó, cuốn xuống dưới cùng, tìm đến chỗ dưới đây:

Nhấn vào dòng CAPTDRV160.tar.gz (hoặc bản mới hơn) để tải file đó về. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục CAPTDRV160.
Mở thư mục đó, rồi mở tiếp thư mục doc ta thấy có file guide-capt-1.6xe.tar.gz. Nhấn chuột phải vào file rồi chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục guide-capt-1.6xE. Mở thư mục đó ra, nhấn chuột vào file manual_contents.html ta sẽ có một trang web hướng dẫn cài đặt. Về cơ bản các bước dưới đây làm theo hướng dẫn đó, có sửa đổi đôi chút cho dễ hơn.

  1. Mở thư mục CAPTDRV160/driver/rpm. Nhấn vào file cndrvcups-common-1.60-1.i386.rpm để cài trước, sau đó nhấn tiếp vào file cndrvcups-capt-1.60-1.i386.rpm để cài tiếp. (Mandriva dùng dạng đóng gói file cài đặt là rpm nên ta cài các file nói trên. Với những hệ Linux dùng dạng file deb thì mở thư mục CAPTDRV160/driver/deb để cài).

  2. Vào menu Menu - Tools - System Tools - KDE Control Center. Trong màn hình KDE Control Center, chọn mục Printers. Nhấn nút Administrator Mode để vào chế độ Admin. Nhấn vào menu Print Server - Restart Server để khởi động lại Print Server cho nó nhận các driver mới cài.

  3. Mở Terminal, chạy lần lượt ba lệnh sau:

    • su - Enter - nhập password của root rồi Enter tiếp.

    • /usr/sbin/lpadmin -p LBP1120 -m CNCUPSLBP1120CAPTK.ppd -v ccp:/var/ccpd/fifo0 -E rồi Enter.

    • /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP1120 -o /dev/usb/lp0 rồi Enter.


    Lệnh đầu tiên chuyển sang user root. Lệnh thứ hai đăng ký máy in với trình quản lý hàng đợi (print spooler). Lệnh thứ ba đăng ký máy in với ccpd daemon.

  4. Nhấn vào Menu - Run Command rồi chạy lệnh sau:
    kdesu kwrite /etc/rc.local (nhập password của root khi được hỏi).
    thêm dòng /etc/init.d/ccpd start vào cuối file rc.local rồi save và đóng kwrite lại.

  5. Quay trở lại màn hình KDE Control Center, vào mục Printer để cài máy in. (CHÚ Ý: không rõ tại sao nhưng chỉ cài máy in bằng KDE Control Center mới in được. Cài máy in bằng Mandriva Linux Control Center không in được).

  6. Khởi động lại máy tính.





Hiệu ứng màn hình 3D trong Linux, Compiz Fusion

Compiz Fusion


Trong các hệ Linux, việc quản lý các cửa sổ màn hình (windows) được thực hiện bởi các trình quản lý Metacity (trong GNOME) và KWin (trong KDE). Các thao tác với cửa sổ màn hình giới hạn ở mức đơn giản: mở, đóng, phóng to, thu nhỏ, di chuyển, v.v...

Năm 2006, Novell cho ra đời trình Compiz, làm việc với các card màn hình 3D để tạo ra các hiệu ứng màn hình động, 3D đẹp mắt. Một nhánh của Compiz là Beryl đến tháng 3/2007 tái hợp với cộng đồng phát triển Compiz tạo nên Compiz Fusion. Từ đó:


  • Compiz phát triển các chức năng lõi cơ bản về quản lý màn hình.

  • Compiz Fusion chuyên về cài đặt, cấu hình và phát triển các plugin bổ xung cho Compiz. Mỗi hiệu ứng sẽ là một plugin.


Các hệ Linux hàng đầu hiện nay đều có thể cài (hoặc được cài sẵn) Compiz Fusion. Đặc điểm:


  • Có rất nhiều hiệu ứng màn hình động đẹp, bao gồm cả các hiệu ứng có trong Vista và Mac OS.

  • Không yêu cầu cao về phần cứng, thậm chí các card màn hình onboard cũng dùng được.


Dưới đây trình bày cách kích hoạt và dùng Compiz Fusion trong Mandriva Linux 2008.1. Các hệ Linux khác, cách làm cũng tương tự.


  • Mở Mandriva Control Center. Kích vào Hardware ở cột bên trái rồi kích tiếp vào Configure 3D Desktop effects.




  • Trong màn hình hiện lên, chọn Compiz Fusion rồi nhấn OK.





  • Mở Install & Remove Software cài thêm hai gói plugin sau:




  • compiz-fusion-plugins-extra

  • compiz-fusion-plugins-unsupported




  • Sau khi log out ra rồi log in vào lại, nhấn vào menu Menu - Tools - CompizConfig Settings Manager để mở màn hình sau:


  • Trong đó có hàng chục hiệu ứng màn hình khác nhau tùy chọn. Nhấn vào tên hiệu ứng để xem các options và phím kích hoạt (mỗi hiệu ứng được kích hoạt bằng một tổ hợp phím nhất định). Ví dụ:



CHÚ Ý:

  1. Mỗi hiệu ứng đều có thể bật lên, tắt đi bằng cách kích vào ô vuông bên trái (màn hình trên. Nếu không biết tổ hợp phím kích hoạt thì nhấn vào tên hiệu ứng để xem ở màn hình dưới và có thể thay tổ hợp phím theo ý thích.

  2. Nếu card màn hình yếu thì không nên bật quá nhiều hiệu ứng, máy sẽ chậm thậm chí không hoạt động được. Lần đầu tìm hiểu nên tắt hết, bật lần lượt từng đợt một vài cái.


Dưới đây là một vài ví dụ:

Xoay khối lập phương các desktop (Desktop Cube): (Ctrl + Alt + nhấn và di chuột trái)




Hiển thị các desktop để chọn: (di chuột vào góc trên bên trái màn hình)



Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (Alt + Tab)



Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (di chuột vào góc trên bên phải màn hình rồi kích chuột vào cửa sổ để chọn)



Cửa sổ cao su (Wobbly Windows): (nhấn chuột vào mép trên và di)




Trên đây chỉ là vài ví dụ, còn rất nhiều hiệu ứng khác