12/23/09

eBox – bộ phần mềm máy chủ tổng hợp nguồn mở


eBox – bộ phần mềm máy chủ tổng hợp


Như đã nói trong một số post trước, phần mềm máy chủ là lĩnh vực mà PMNM phổ biến nhất, hiệu quả nhất từ trước khi Windows NT, Exchange, … ra đời. Cho đến nay, đại đa số siêu máy tính dùng hệ điều hành Linux, Apache là phần mềm máy chủ web của phần lớn website, các máy chủ thư điện tử cũng đa phần là PMNM, v.v...


Tính an ninh, bảo mật tốt, độ tin cậy cao, yêu cầu cấu hình máy thấp, chi phí rẻ, thông tin hỗ trợ công khai là các yếu tố làm nên tính phổ biến trên.


Nhược điểm của các phần mềm máy chủ nguồn mở:





  • Mỗi thành phần là một sản phẩm độc lập do các nhóm tác giả khác nhau thực hiện, hệ điều hành Linux lại có nhiều, do đó việc tích hợp chúng với nhau tương đối phức tạp. Ví dụ: một máy chủ mail thường gồm 5-6 sản phẩm khác nhau, cài đặt được cho chúng làm việc với nhau chỉ là bước đầu, tinh chỉnh để chúng phối hợp với nhau đạt tính năng tốt nhất, bảo trì được toàn bộ là cả một vấn đề đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm.




  • Phần lớn các phần mềm máy chủ nguồn mở nguyên bản đều cài đặt, quản trị bằng lệnh, cấu hình bằng lệnh hoặc sửa các file cấu hình. Do đó khó học, dễ nhầm, làm nản lòng những người mới bắt đầu. Bù lại, nếu đã nắm vững thì hiểu được khá sâu.




Để khắc phục các nhược điểm trên, đã có nhiều dự án xây dựng các giao diện đồ họa (thường là giao diện web) để quản trị các phần mềm máy chủ. Một trong những dự án đó là Webmin. Search tên phần mềm cộng với một trong các từ khóa: GUI (Graphic User Interface), Web Interface, Frontend, … có thể tìm ra nhiều loại giao diện khác nhau.


Hiện nay, dự án eBox đang có tham vọng xây dựng một bộ phần mềm máy chủ tổng hợp với rất nhiều chức năng dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi mới tìm hiểu được bước đầu thấy rất hay nên chia sẻ để mọi người tham khảo.


eBox là bộ phần mềm máy chủ nguồn mở chạy trên nền hệ điều hành Ubuntu Server 8.04 với bộ cài đặt chỉ gồm một đĩa CD. Các phần mềm khác cũng là nguồn mở như openLDAP, Postfix, Samba, Asterik, … nhưng được tích hợp sẵn, có giao diện web để quản trị, có tài liệu hướng dẫn khá chi tiết. Do tích hợp nên các thao tác quản trị được tự động hóa, liên kết với nhau: khi làm một việc, các việc liên quan trong hệ thống được tự động thực hiện theo, vừa nhanh vừa không bị xung đột.


Các chức năng chính gồm:


1- Quản trị mạng:





  • Tường lửa và bộ định tuyến (Firewall and router)








    • Lọc các gói tin (Traffic filtering)




    • Chuyển địa chỉ IP và đổi hướng cổng (NAT and port redirection)




    • Lập các mạng cục bộ ảo (Virtual local networks, VLAN 802.1Q)




    • Hỗ trợ nhiều gateways, tự cân bằng tải và tự điều chỉnh khi mất kết nối.




    • Quản lý luồng dữ liệu (Traffic shaping), hỗ trợ lọc gói tin ở mức ứng dụng.




    • Theo dõi luồng dữ liệu (Traffic monitoring)




    • Hỗ trợ DNS động.








  • Các dịch vụ và đối tượng mạng cao cấp (High-level network objects and services)




  • Các dịch vụ hạ tầng mạng (Network infrastructure)








    • Máy chủ cấp địa chỉ IP (DHCP server)




    • Máy chủ phân giải tên miền (DNS server)




    • Máy chủ thời gian (NTP server)








  • Mạng riêng ảo (Virtual private networks - VPN)








    • Các tuyến mạng tự cấu hình động (Dynamic auto-configuration of network paths)








  • Máy chủ web proxy ( HTTP proxy)








    • Cache




    • Xác thực người dùng (User authentication)




    • Lọc nội dung (Content filtering) có danh sách phân loại.




    • Chống virus lan qua web (Transparent antivirus)








  • Quản lý domain như máy chủ Windows PDC




  • Máy chủ Web (Web server)




  • Hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System - IDS)




3- Hệ thống làm việc nhóm (Groupware):





  • Máy chủ file, chia sẻ thư mục dùng LDAP (Windows/Linux/Mac)






  • Máy chủ quản lý các ổ cứng mạng NAS (Network-attached storage)




  • Máy chủ in ấn, quản lý các máy in trong mạng.




  • Máy chủ phần mềm làm việc nhóm eGroupware server: calendars, address books, tasks...




4- Hệ thống truyền thông hợp nhất (Unified Communications)





  • Máy chủ thư điện tử (Mail server)








    • Chống spam và virus




    • Bộ lọc POP3




    • Hỗ trợ các dạng White-, black- and grey-listing trong chống spam.








  • Tổng đài điện thoại IP (VoIP server)








    • Quản lý các điện thoại IP




    • Có hệ thống thư thoại (Voicemail)




    • Họp qua điện thoại (Meetings)




    • Gọi ra các hệ thống điện thoại bên ngoài.








  • Máy chủ tin nhắn, chat (Instant messaging server – Jabber/XMPP).




5- Hệ thống theo dõi và báo cáo





  • Thông tin trạng thái hệ thống tập trung một chỗ (dashboard)




  • Theo dõi trạng thái ổ cứng, RAM, tải, nhiệt độ và CPU.




  • Theo dõi trạng thái ổ cứng RAID bằng phần mềm và các thông tin liên quan đến việc sử dụng ổ cứng.




  • Lưu nhật ký hoạt động mạng trong cơ sở dữ liệu, lập báo cáo hàng ngày, tuần, tháng.




  • Thông báo qua tin nhắn, mail và RSS.




  • Các dịch vụ hệ thống khác: backup và recovery, cập nhật phần mềm.




Quá đủ cho một doanh nghiệp (tổ chức) vừa, nhất là ở Việt nam rồi!


eBox có cấu trúc module, khi cài có thể chọn chỉ cài những cái cần thiết. Ngay những module đã cài cũng có thể bật, tắt (enable, disable) nếu muốn. Vì vậy có thể cài trên một hoặc nhiều máy chủ, mỗi cái làm một chức năng khác nhau.


Từ một máy khác trong mạng, gõ địa chỉ (ví dụ https://10.0.31.26/ebox) vào trình duyệt Firefox sẽ đi đến màn hình quản trị hệ thống như sau:



Tất nhiên là cần có những kiến thức cơ bản nhất định về từng chức năng mới có thể cài đặt, cấu hình được. Cái hay nhất ở đây là khi thay đổi một mục, các mục có liên quan sẽ tự động được thay đổi theo, vừa nhanh vừa không nhầm lẫn. Tài liệu hướng dẫn tải về tại đây. Ngoài ra forum cũng hỗ trợ được nhiều thứ cần thiết (có cả một số tutorial).


Version hiện thời là 1.2, đã có bản 1.3 beta. Có lẽ đây là bộ phần mềm đầu tiên tích hợp được nhiều thứ như vậy, nhưng cũng do ôm quá nhiều thứ nên quá trình đi đến hoàn thiện chắc còn dài.


(Xem thêm một bộ khác tại đây)





12/21/09

Multimedia trong Linux (sửa, bổ xung và hết)


Hệ thống multimedia trong Linux.


Multimedia trong Linux khá rắc rối. Bài này ghi lại vài khái niệm tìm hiểu được để đỡ lúng túng khi sử dụng.



I. Một vài khái niệm


Multimedia là từ chung để chỉ các dạng dữ liệu: văn bản (text), âm thanh (audio), ảnh tĩnh (still image), hoạt hình (animation) và phim (video).


Các dữ liệu audio, video được tạo ra (bằng máy ảnh, máy quay video) hoặc được chơi lại (playback, bằng loa, đèn hình TV hay màn hình máy tính) dưới dạng các sóng điện tử liên tục. Các sóng đó phải được chuyển thành dữ liệu số ( encoder, mã hóa: từ sóng thành các dãy số 0,1) rồi nén hoặc không nén để có thể lưu trữ, biên tập, truyền đi trên máy tính. Khi encoder, dữ liệu có thể để nguyên (lossless, không mất) hoặc bỏ đi các phần thừa mà con người không cảm nhận được để giảm dung lượng dữ liệu tiện cho lưu trữ hoặc truyền trên mạng (lossy, có mất dữ liệu).


Để con người có thể thưởng thức được (nghe, xem), các dữ liệu số multimedia nói trên lại được chuyển đổi ngược lại từ các dãy số 0,1 thành sóng điện từ làm kêu loa hoặc vẽ hình lên màn hình. Quá trình chuyển đổi ngược đó gọi là decoder, giải mã.


Một bài hát, khi ghi vào băng từ hoặc đĩa than vẫn ở dạng các sóng âm, khi ghi thành file MP3 là đã được mã hóa sang dạng số. Tương tự, một bức ảnh chụp lên phim được lưu dưới dạng các phổ màu liên tục, khi lưu thành file JPEG, PNG, ... là đã mã hóa sang dạng số.


Codec (viết tắt của en coder/ decoder)là các phần mềm/thuật toán/công nghệ dùng để mã và giải mã (có nén hoặc không) dữ liệu multimedia như nói trên.


hàng nghìn codec nhằm vào các mục tiêu khác nhau: codec cho điện thoại phải có độ trễ thấp, chất lượng âm không cần cao; ngược lại, codec để chơi nhạc chất lượng âm phải cao nhưng độ trễ không quan trọng, v.v....


Multimedia Format: sau khi mã hóa, dữ liệu multimedia được lưu thành các file có định dạng (format) khác nhau. Một file ảnh có thể lưu dưới dạng file jpg, png, bmp, ... Một đoạn phim thường gồm ba loại dữ liệu: video, audio và metadata để đồng bộ hình với tiếng. Ba loại dữ liệu đó được lưu chung trong một loại format gọi là media container format (ví dụ avi). Nhiều loại codec khác nhau có thể lưu file cùng một format avi, tất nhiên là chất lượng phim tùy theo codec.


Một vài codec và format chính (có hàng nghìn codec và hàng trăm format):


Microsoft: Microsoft có hai hệ codec phổ biến là Windows Media Audio (WMA) và Windows Media Video (WMV). Mỗi hệ gồm một số codec. Các file được mã hóa bằng hai codec trên được lưu theo media container format ASF (Advanced System Format). Tuy nhiên phần đuôi file (extension) thì tùy: file audio có đuôi là .wma, file video: .wmv nhưng nếu muốn cả hai loại file trên có thể có đuôi là .asf.


Microsoft còn có một container format cổ hơn là AVI (Audio Video Interleave), đuôi file .avi. Cả hai loại format ASF và AVI có thể chứa được nhiều loại codec khác, không bắt buộc phải là WMA và WMV.


MPEG: là tên tắt của Nhóm chuyên gia về ảnh động (Moving Picture Experts Group) chuyên thiết lập các chuẩn ISO về nén và truyền audio, video. MPEG-1 là chuẩn đầu tiên trong đó có MPEG-1 Audio Layer 3 ( MP3) vẫn còn rất phổ biến hiện nay. MP4 (viết tắt của MPEG-4 Part14) là một loại media container format, đuôi file cũng là .mp4.


DivX: là một video codec nổi tiếng vì có khả năng nén các file video lớn xuống dung lượng thấp nhưng vẫn giữ được chất lượng hình khá. Từ DivX 6 có thêm một media container format DivX Media Format (DMF), đuôi file là .divx, dành cho DVD-Video. DivX là một sản phẩm nguồn đóng.


Xvid: một video codec cạnh tranh với DivX, nguồn mở.


RealAudio/RealVideo: là các format của công ty RealNetwork cho file audio và video. Mỗi format này có thể dùng các codec khác nhau. Đuôi file tương ứng là .ra và .rv. Ngoài ra còn có một format tổ hợp cho cả audio và video gọi là Real Media Format có đuôi file là .rm. Các file .ram và .smil dùng cho các link từ website để chạy các file tải về từ Internet (streaming).


FFmpeg: là một dự án nguồn mở xây dựng các phần mềm và thư viện để ghi, chuyển đổi và truyền dẫn audio/video. Thư viện libavcodec cung cấp codec cho hàng chục loại format audio/video khác nhau.


Ogg: là media container format nguồn mở dành cho audio/video chất lượng cao. Trong đó, Ogg Theora là video codec, Ogg Vorbis là audio codec. Trước đây, file .ogg gồm cả audio và/hoặc video. Từ 2007, file .ogg chỉ còn là file audio, file .oga là file audio, file .ogv là file video.


Flash Video: là một media container format dùng chơi video trên các trang web bằng Adobe Flash Player. Có hai format là FLV và F4V, trong đó F4V mới hơn tuân theo chuẩn ISO. Đuôi file .f4v dành cho file video mp4, đuôi .f4a dành cho audio mp4. Nội dung trong file có thể dùng các codec khác nhau: H264, mp3, …


Adobe còn một format nữa là SWF (đuôi file .swf ) chuyên dùng cho đồ họa vector động trên web.


QuickTime: là một media container format độc quyền của Apple Inc. Đuôi file là .mov hoặc .qt. Mỗi loại dữ liệu: video, audio, text, ... được lưu thành một track.



II. Driver cho sound card: ALSA


ALSA (Advanced Linux Sound Architecture) là một hệ thống con của nhân Linux gồm các driver cho sound card và dụng cụ nhạc điện tử (MIDI), các thư viện để lập trình giao tiếp với các thiết bị nói trên và một số công cụ cần thiết (mixer,...). Hiểu đơn giản ALSA tức là driver cho sound card.


Các driver đều dưới dạng module để có thể nạp khi cần. ALSA hiện nay thay thế cho hệ thống cũ OSS (Open Sound System) nhưng vẫn tương thích với các phần mềm OSS. OSS cũng là giao diện với các soundcard nhưng có nhiều hạn chế nên bị thay thế.


Ví dụ trong Mandriva, khi mở Control Center > Hardware > Sound Configuration, ta thấy màn hình sau:


Sound card đang dùng là Intel 82801G, driver là snd_hda_intel.



III. Sound Server


Nếu sử dụng âm thanh đơn giản thì chỉ cần sound driver (alsa, oss, …) là đủ. Nhưng trong những trường hợp phức tạp hơn thì phải có hẳn một máy chủ âm thanh Sound Server trong hệ điều hành làm các nhiệm vụ sau:





  • Nhận các luồng âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau (micro hoặc các phần mềm chơi nhạc, phát âm, các luồng âm streaming tải về từ Internet,...).




  • Hòa trộn (mix) các luồng âm đó thành một rồi chuyển đến các thiết bị phát âm (các sound card trên máy, các sound server trên các máy khác trên mạng để phát âm tại đó,...). Tóm lại là tiếp nhận và điều phối các luồng âm thanh trong hệ thống.




  • Thực hiện một số chức năng khác mà sound driver không có.




Một vài sound server phổ biến:


aRts ( analog Real time synthesizer ): một cơ chế xử lý (framework) các luồng âm thanh theo thời gian thực, trong đó có một sound server (artsd), dùng phổ biến cho KDE2, 3, hiện ngừng phát triển. KDE4 chuyển sang dùng PulseAudio và Phonon.


JACK ( JACK Audio Connection Kit ): một sound server nguồn mở cạnh tranh với aRts, chạy được trên Linux, Mac, Windows. Nhiệm vụ chính là tạo kết nối âm độ trễ thấp giữa ứng dụng và thiết bị phát âm. Một số ứng dụng như Audacity, XMMS dùng sound server này.


ESD hoặc EsounD ( Enlightened Sound Daemon ): sound server dành riêng cho môi trường đồ họa Enlightenment và GNOME. Đây là sound server lâu đời thuộc dự án GNOME nên hầu hết các ứng dụng âm thanh đều hỗ trợ nó. Tuy nhiên từ tháng 4/2009, các module của nó chuyển vào thư viện libcanberra hoặc GStreame, PulseAudio.


PulseAudio : sound server nguồn mở chạy trên Windows và Linux, hiện đang được đưa vào thay cho ESD. Các bản Linux gần đây (Ubuntu, Fedora, Mandriva, openSUSE,...) đều dùng PulseAudio, ví dụ Ubuntu từ bản 8.04.



Cơ chế hoạt động của PulseAudio theo hình trên:





  • Các ứng dụng (Mplayer, Xine,...) chuyển âm thanh cho PulseAudio trực tiếp hoặc qua các thư viện trung gian. Các module tương ứng của PulseAudio được nạp khi cần để tiếp nhận các nguồn âm đó.




  • Các nguồn âm khác (từ micro nối với sound card, từ một máy khác trên mạng, …) cũng chuyển âm cho các driver ALSA/OSS hardware drivers hoặc các Network stack. Các driver đó lại chuyển tiếp âm cho PulseAudio thông qua các card ảo ALSA source, OSS source, RTP source, ... là các cổng nhận âm ( source ) của PulseAudio.




  • PulseAudio server core tiếp nhận các nguồn âm từ các cổng nhận, xử lý (mix) rồi chuyển ra các cổng phát gọi là sink . Âm từ ví dụ ALSA sink sẽ chuyển cho ALSA driver để chuyển vào sound card và phát ra loa nối với sound card. Âm để phát trên máy khác trong mạng sẽ đi từ ví dụ RTP sink, qua các network stack ra network card để theo dây mạng đến các máy khác.




Như vậy, PulseAudio đóng vai trò điều hành trung gian, nhờ có nó:





  • Chỉnh được âm lượng cho từng ứng dụng thông qua phần mềm PulseAudio Volume Control.




  • Các nguồn phát âm (phần mềm chơi nhạc, micro, các máy khác trên mạng, …) chỉ cần giao tiếp với PulseAudio như với một sound card ảo, không cần hỗ trợ nhiều cơ chế xử lý âm, nhiều giao thức, … Các driver của thiết bị phát âm cũng chỉ cần giao tiếp với PulseAudio.




Nếu không dùng đến, có thể disable hoặc gỡ bỏ PulseAudio.



IV. Driver cho graphic card và Xorg server


Các loại ảnh, video, hoạt hình hiển thị trên màn hình phụ thuộc vào các driver của card màn hình (graphic card) và phần mềm Xorg server. Một vài thông tin liên quan xem tại đây.



V. Cơ chế xử lý dữ liệu multimedia (Multimedia framework)


Một cơ chế xử lý dữ liệu multimedia (Multimedia framework – MMF) là một hệ thống phần mềm xử lý các dữ liệu multimedia trên máy tính hoặc mạng máy tính theo một cơ chế nào đó. Hệ thống gồm một giao diện lập trình ứng dụng API, các module hỗ trợ các loại codecs, container formats và hỗ trợ các giao thức truyền dẫn luồng âm thanh, video (streaming media) qua mạng.


MMF dùng làm hệ thống nền (back-end) cho các ứng dụng chơi nhạc, video, các phần mềm biên tập âm thanh và video, các ứng dụng videoconferencing và các phần mềm multimedia khác.


Một vài MMF phổ biến:


GStreamer: một MMF nguồn mở chạy được trên Linux, Solaris, Mac, Windows.


GStreamer chia các công đoạn xử lý thành các bộ phận (element). Các bộ phận nối với nhau bằng các đường ống (pipeline) có đầu ra (source pad) và đầu vào (sink pad). Trong hình trên là ví dụ chơi một file MP3: bộ phận File đọc file từ ổ cứng rồi chuyển cho bộ phận giải mã (Decoder). Decoder chuyển dữ liệu số thành mã xung (Pulse-code Modulation). Mã xung theo đường ống chuyển cho bộ phận ALSA driver để từ đó đưa ra loa.


Mỗi bộ phận (chức năng) của GStreamer được lập trình dưới dạng plugin (phần mềm bổ xung) tạo nên các thư viện dùng chung. Hiện tại có ba bộ plugin là Good, BadUgly. Good plugins gồm các plugin chất lượng cao, tuân theo giấy phép nguồn mở LGPL, đã được kiểm định đầy đủ. Bad plugins gồm các plugin chưa hoàn chỉnh về mặt nào đó như Good (chất lượng chưa cao, hoặc chất lượng cao nhưng còn thiếu một cái gì đó, …). Ugly plugins là các plugins chất lượng tốt nhưng có vấn đề về bản quyền.


GNOME là nơi đầu tiên dùng công nghệ này. Ví dụ trình Totem (trên menu là Movie Player) hỗ trợ GStreamer. Một số điện thoại Nokia cũng dùng GStreamer.


DirectShow: MMF của Microsoft (hiện được thay bằng Media Foundation trong Windows Vista và Windows 7).


Tương tự như trên, DirectShow chia các công đoạn xử lý media thành các filter, mỗi filter có đầu vào (input pin) và đầu ra (output pin) để kết nối với nhau. Các luồng dữ liệu media được chuyển qua từng filter tương tự như sơ đồ trên của GStreamer. Nhược điểm của DirectShow là số codec được hỗ trợ rất hạn chế.


FFmpeg: là một dự án nguồn mở xây dựng các phần mềm và thư viện để ghi, chuyển đổi và truyền dẫn audio/video. Thư viện libavcodec cung cấp codec cho hàng chục loại format audio/video khác nhau. Thư viện libavformat có các công cụ để dồn/tách kênh (mux/demux) truyền dẫn media.


Trình media player Mplayer (và giao diện Smplayer) dùng backend là FFmpeg.


VLC: VLC vừa là tên của một media player, vừa là một MMF, nguồn mở. VLC hỗ trợ khá nhiều codec (dùng cả libavcodec và có các codec không có trong libavcodec), về mặt này nó khá hơn Mplayer. VLC chạy được trên nhiều hệ điều hành (Windows, Mac, Linux, Solaris, …). VLC chơi được các DVD mã hóa, chơi DVD không cần biết mã vùng. Đặc biệt nó có thể chơi các file video còn đang download dở hoặc bị hỏng.


Xine: một máy chơi video và nhạc (multimedia playback engine) nguồn mở, chạy được trên nhiều hệ điều hành. Thư viện xine-lib có thể decoder nhiều loại codec khác nhau. Xine cũng dùng các thư viện của các dự án khác như FFmpeg, libmpeg2, ...


Phonon: Phonon được xếp vào loại MMF nhưng thực ra nó chỉ là một giao diện lập trình ứng dụng (API - Application Programming Interface) dành riêng cho môi trường đồ họa KDE4. KDE4 dùng Phonon làm trung gian để giao tiếp với nhiều MMF, backend khác nhau (Xine, GStreamer, ....).


Phonon cho phép cấu hình tập trung (hiện nay mới chỉ là audio, chưa có video). Ví dụ trong Mandriva KDE4, mở mục Multimedia trong System Settings (Configure Your Desktop) ta có:


Trong hình trên, về nguyên tắc có thể chọn các audio output (cột bên phải) cho các hệ thống âm thanh ở cột bên trái. Nhấn vào tab Backend:



Như vậy trên máy này đã cài hai backend và GStreamer là ưu tiên.



VI. Vài vấn đề khác


Như vậy rắc rối chính khi chơi multimedia trên Linux là ở hai vấn đề:





  1. Có quá nhiều codecs, trong đó có nhiều cái không phải nguồn mở hoặc không miễn phí. Do đó các bản Linux “lớn” như Ubuntu, openSUSE, Mandriva mặc định sẽ không cài sẵn để tránh rắc rối. Người dùng phải tự cài và tự chịu trách nhiệm. Các bản Linux “ nhỏ” như Linux Mint, PCLinuxOS thì cài sẵn để tạo thuận lợi cho người dùng.




  2. Có nhiều backend khác nhau, mỗi cái đều có cái hay dở riêng và cũng chưa có cái nào thật hoàn chỉnh. Hiện cũng đang có những dự án nhằm mục tiêu thống nhất backend cho Linux.




Theo kinh nghiệm cá nhân thì hai trình SMplayerVLC hiện nay tương đối đáp ứng được nhu cầu hơn cả. Khi cài SMplayer xong, lưu ý vào Options → Preferences → General → Video → Output driver (và Audio → Output driver) chọn các driver thích hợp là có thể chơi được hầu hết các định dạng multimedia phổ biến như với Windows Media Player.


Khi dùng Windows Media Player để nghe nhạc, plugin DFX cho các hiệu ứng âm thanh như 3D sourround, ambien, hyperbass, … Trong Linux, bật các hiệu ứng 3D âm thanh như sau:


Với các bản Linux KDE, mở Menu - Sound&Video - KMix (Sound Mixer) ta có:



Trong hình trên có ba mục: 3D Control-Switch, 3D Control-Depth và 3D Control-Center (nếu chưa có thì vào Settings - Configure Channels để add nó vào. Bỏ chọn mục Mute của 3D Control-Switch để bật hiệu ứng 3D rồi chỉnh hai cái còn lại. Chú ý là các mục trên phụ thuộc tính năng sound card, có sound card không có ba mục trên nhưng lại có Surround.


Với các bản Linux Gnome (Ubuntu, …), cần cài thêm ALSA Mixer hoặc GNOME ALSA Mixer rồi mở ra cũng có màn hình tương tự như trên.


Nghe nhạc trong Windows mà không bật DFX, trong Linux không bật các hiệu ứng 3D nói trên thì chán hẳn.




12/18/09

15 triệu người dùng bộ phần mềm cộng tác nguồn mở Open-Xchange


15 Million Now Using Open-Xchange Open Source Collaboration


( Cùng với Zimbra đã nói ở đây, tôi giới thiệu thêm bài này để biết rằng bên ngoài lũy tre làng Microsoft còn có những chân trời khác).


NUREMBERG, Germany, December 17, 2009 - Open-Xchange, nhà cung cấp hàng đầu phần mềm nguồn mở cộng tác doanh nghiệp đã đạt tới hơn 15 triệu người dùng trên toàn cầu - một tỷ lệ tăng trưởng 80% trong năm 2009.


( Open-Xchange là bộ phần mềm cộng tác nguồn mở, tương tự như Zimbra, Microsoft Exchange + Outlook, có các dịch vụ: thư điện tử, sổ địa chỉ, lịch, quản lý công việc, quản lý và chia sẻ tài liệu. Phần mềm client cũng là dạng web-based dùng công nghệ Web 2.0 như Zimbra. Điểm đặc biệt là rất dễ mở rộng do đó thích hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ. Có thể tải về cài từ đây)


Kết quả trên có được nhờ các hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ dùng phần mềm (Software-as-a-Service, SaaS): Versatel (công ty viễn thông lớn thứ ba của Đức có 1,3 triệu tài khoản thư điện tử), Dotster (một trong những nhà quản lý tên miền lớn nhất thế giới có hàng trăm nghìn khách hàng), NameCheap (một trong những công ty hàng đầu về quản lý tên miền và cung cấp dịch vụ web hosting có 1 triệu domain), Nexen-Alterway Hosting (công ty hàng đầu của Pháp về web hosting nguồn mở) và NTS (một nhà phân phối hàng đầu ở thị trường châu Á). Trừ NTS - nhà phân phối đầu tiên bước vào thị trường dịch vụ dùng phần mềm ở châu Á - các công ty khác đã thay hệ thống webmail cũ của họ bằng Open-Xchange và bán các dịch vụ cộng tác, kết nối với thiết bị di động có trong Open-Xchange .


Bộ phần mềm này cũng đang được 3500 công ty và tổ chức khác trên toàn cầu sử dụng trong nội bộ, trong đó năm 2009 có thêm một ngân hàng bán lẻ lớn của Nhật và trường đại học Hospital Cologne của Đức.


Trong năm 2009, công ty bổ xung thêm một tính năng làm việc nhóm mới gọi là “Social OX”: tổ hợp các thư điện tử từ Google, Yahoo và các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử khác vào các thư mục trong Open-Xchange và tự động bổ xung các địa chỉ quan hệ từ các mạng xã hội Facebook, LindedIn, Xing vào sổ địa chỉ của Open-Xchange.


Với chức năng OXtender for Business Mobility được bổ xung năm 2009, người dùng có thể nhận được push e-mail và đồng bộ sổ địa chỉ, lịch, các thông tin khác từ tài khoản Open-Xchange với các smartphones: Iphone, BlackBerry, Nokia, Windows Mobile, ...



12/17/09

Vài ý kiến về một dự thảo thông tư của bộ Giáo dục


Một vài ý kiến về dự thảo


THÔNG TƯ


Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở


trong các cơ sở giáo dục”


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa dự thảo “Thông tư Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục” lên trang web của bộ để xin ý kiến đóng góp. Là một fan của PMNM tôi cũng mạo muội có vài ý kiến như sau (qua những thành công và thất bại của bản thân):


1- Thiếu một đường lối chỉ đạo chiến lược về ứng dụng PMNM (hoặc nó ở văn bản khác?). Ví dụ:“Trong ứng dụng phần mềm, dùng phối hợp PMNM và PMNĐ một cách hợp lý”. Hai cái này không loại trừ lẫn nhau, có thể vẫn phải dùng PMNĐ nếu nó có những tính năng người dùng thật sự cần mà PMNM chưa có. Ví dụ: đối với lớp cán bộ già hoặc trẻ nhưng IQ thấp, trước đây học Windows đã vô cùng vất vả và đến nay vẫn chưa thạo Windows thì không nên bắt chuyển đổi. Để họ dùng Windows là hợp lý.



2- Điều 4: Về mục đích sử dụng PMNM trong ngành giáo dục: Khuyến khích tìm hiểu và làm quen với một loại phần mềm mới, trong nhiều trường hợp thay thế được các phần mềm nguồn đóng với nhiều ưu điểm hơn để mở rộng khả năng lựa chọn. (Thay cho mục Tạo sự thích nghi ...)
3- Điều 5: Danh mục PMNM: nên đưa Ubuntu vào. Tôi không phải fan của Ubuntu nhưng riêng về mặt mức độ phổ biến, nhiều người Việt đã có kinh nghiệm sử dụng, nhiều tài liệu tiếng Việt thì nên dùng. Và cũng nên dùng hẳn một hệ điều hành, ngành Giáo dục mới đi trước một bước so với yêu cầu chỉ dùng PMNM trên Windows hiện nay. Qua kinh nghiệm, Ubuntu hoàn toàn có thể dùng được trong công tác văn phòng.
4- Điều 7: để triển khai toàn quốc PMNM thì không chỉ cần có kho. Cần có:



    • Tại Cục CNTT: một đội ngũ mạnh về PMNM , soạn các hướng dẫn cài đặt sử dụng tiếng Việt, có webiste riêng để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ. Website này phải thực sự hiệu quả đối với các tỉnh, các trường. Có kế hoạch đào tạo để tiến tới hình thành đội ngũ trên ở các trung tâm vùng, tỉnh rồi đến từng trường.




    • Một kế hoạch hành động cụ thể , có các bước đi cân nhắc cẩn thận (tham khảo cái này). Ví dụ: việc dùng Ubuntu ban đầu các cán bộ chuyên trách về tin học phải dùng trước, sau đó mở rộng dần. .




    • Đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức . PMNM là gì, ai đang dùng nó, dùng vào những việc gì? ( tham khảo). Bác Q.T.Ngọc chắc chưa quên cái thời phải vất vả giải thích tin học là cái gì, dùng làm gì trước đây. Nhận thức về vai trò, tác dụng của PMNM hiện nay rất yếu, ngay cả trong đội ngũ fan của PMNM. Hình thức: qua website nói trên, qua các buổi nói chuyện (đặc biệt nên có các buổi nói chuyện riêng cho lãnh đạo các cấp), demo phần mềm tại các trường, qua báo chí của ngành, v.v.... Chỉ có nhận thức tốt mới có sự ủng hộ, niềm say mê, tin tưởng.




    5- Điều 11: do đội ngũ kỹ thuật về PMNM nói chung còn yếu và thiếu, việc tổ chức triển khai phải từ bộ, do bộ chỉ đạo cụ thể và chi tiết. (trừ những nơi có đội ngũ đủ mạnh). Phải có kinh phí triển khai: thuê ngoài (nếu có) hoặc cục CNTT làm dịch vụ có thu phí cho các cơ sở. Cục tổ chức được là tốt nhất (ít nhất là trong giai đoạn đầu). Chất lượng thuê ngoài rất phập phù và độ tin cậy thấp. Tối thiểu phải có một hướng dẫn chi tiết thì đơn vị mới triển khai được.
    6- Điều 15: không nên đặt tỷ lệ cứng cho chi triển khai. Chi phí dịch vụ này có thể kiểm soát được một cách tương đối.
    7- Điều 17: Tổ chức thực hiện: một số ý kiến về tổ chức thực hiện đã nêu ở trên. Đây là một cuộc cách mạng trong ứng dụng phần mềm. Vậy phải có:



      • Một “đảng” nòng cốt, có bộ tham mưu, có chân rết xuống từng “chi bộ”. (hệ thống các đội kỹ thuật từ bộ xuống cơ sở).




      • Có chiến lược, sách lược, kế hoạch hành động đúng. (nếu chỉ có thông tư này thì chưa đủ).




      • Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, “rải truyền đơn”.




      8- Vì thiếu đường lối chung như nói ở mục 1 nên phạm vi ứng dụng hơi rộng. Theo tinh thần thông tư thì ví dụ toàn bộ phải dùng OpenOffice. Nên để lại một vài bản Microsoft Office để giải quyết những trường hợp không tương thích.


      Cai nghiện nói chung (thuốc lá, rượu, ma túy, …) ai cũng biết là vô cùng khó khăn. Cai nghiện Windows số lượng lớn gần như là việc “đội đá vá trời” nhưng không phải là không làm được . Những người chủ trì công việc này phải nhận thức được điều đó.


      Vài ý kiến chân thành mong cho sự nghiệp chung phát triển. Vì chỉ được đọc Thông tư nên có thể một số điểm đã có trong các văn bản khác của bộ.



      12/16/09

      Các tổ chức tài chính Autralia, New Zealand chuyển sang dùng Linux

      Aussie financial firms dump Unix, Windows for Linux on the mainframe

      By Pam Derringer, News Contributor

      10 Sep 2009 | SearchDataCenter.com


      CHICAGO -- Tại cuộc họp thượng đỉnh của Red Hat mới đây ở Chicago, Kiến trúc sư trưởng các giải pháp Andrew Hardy đã giới thiệu ba trường hợp khách hàng là các tổ chức tài chính đã chuyển từ các hệ thống nhiều máy chủ Unix và Windows sang một vài máy chủ cỡ lớn (mainframe) IBM System Z chạy Red Hat Enterprise Linux.

      Năm 2007, công ty bảo hiểm lớn thứ tư của Úc Allianz Australia Insurance Ltd. đã dùng hết giới hạn 700 máy chủ Windows và thiết bị mạng của họ.

      Công ty quyết định bỏ các máy chủ Windows thay bằng hai máy mainframe IBM z10 chạy Red Hat Enterprise Linux 5.3 trên bộ xử lý Integrated Facility for Linux (IFL). IFL cho phép người dùng chạy Linux trên các máy tính lớn với chi phí thấp.

      Hệ thống mới đi vào hoạt động tháng 4/2007. Đội tin học của Allianz dùng mạng Red Hat Satellite và JBoss Operations để theo dõi và quản trị tập trung hệ điều hành và các ứng dụng, kể cả các máy ảo Java.

      Với hệ thống mới, Allianz chỉ cần 2 người quản lý thay cho 18 người quản lý các máy Windows. Kết quả: Allianz dự kiến mỗi năm tiết kiệm được 1 triệu USD chi phí phần cứng và hỗ trợ và giảm được 20% lượng khí thải carbon ( do giảm lượng tiêu thụ điện).

      Suncorp là một tổ chức tài chính khác của Úc chuyển đổi từ các phần mềm độc quyền (hệ điều hành IBM AIX và phần mềm BEA WebLogic) sang Red Hat Enterprise Linux và JBoss trên mainframe IBM z10. Suncorp cũng chuyển từ cơ sở dữ liệu Oracle sang cơ sở dữ liệu nguồn mở Postgres.

      “ Suncorp lo lắng vì Oracle đang trở thành một mối rủi ro. Ngoài ra họ cũng cần phải cắt giảm chi phí. Vì vậy họ chuyển toàn bộ sang nguồn mở” Hardy cho biết.

      Hệ thống hiện đã qua giai đoạn thử nghiệm và đang chuyển sang hoạt động thật.

      Ngân hàng New Zealand cũng đã thay 130 máy chủ phần lớn là máy Sun Sparc (chạy Unix) bằng hai máy mainframe IBM: một máy IBM z10 phục vụ hoạt động hàng ngày và một máy IBM z9 để dự phòng sự cố, dùng phần mềm ảo hóa zVM. Cả hai mainframe đều chạy hệ điều hành Red Hat Enterprise Linux trên các bộ xử lý IBM IFL.

      Theo Hardy, ngân hàng New Zealand hoàn thành việc chuyển đổi trong sáu tháng năm 2007, vượt trước kế hoạch. Hệ thống mới không chỉ đơn giản hơn, hiệu quả hơn mà còn giảm được 30% diện tích buồng máy, giảm lượng điện tiêu thụ 38%, giảm 39% khí thải carbon, tiến tới trung hòa về carbon (carbon neutral) vào năm tới ( không hiểu khái niệm này nghĩa là gì?)

      Các ví dụ chuyển sang mainframe thành công này có thể đủ hấp dẫn để các tổ chức IT khác xem xét đến phương án đó thay cho các hệ thống tính toán phân tán trên nhiều máy chủ hiện nay.

      Chuck Matern, một nhân viên IT của Home Depot nói các ví dụ trên “ đã thay đổi cách nhìn của tôi về giá trị của ảo hóa Linux trên các máy System z, đặc biệt là ý tưởng chạy file và print server trên mainframe. Tôi sẽ xem xét chúng”

      /home/zxc/DATA/Mydocuments/Dropbox/Bai viet blog/Các tổ chức tài chính Autstralia, New Zealand chuyển sang dùng Linux.odt Page2of2


      12/12/09

      Quân đội Pháp về phe Mozilla trong cuộc chiến thư điện tử với Microsoft.


      Quân đội Pháp về phe Mozilla trong cuộc chiến thư điện tử với Microsoft.


      Hãng tin Reuters


      By Marie Mawad and David Lawsky Marie Mawad And David Lawsky


      Thu Dec 10, 4:57 am ET


      PARIS/SAN FRANCISCO (Reuters) – Một phần mềm thư điện tử cá nhân được Mozilla công bố tuần qua có chứa các mã từ một nguồn khác thường - quân đội Pháp - nơi cho rằng sản phẩm nguồn mở đó an toàn hơn sản phẩm cạnh tranh Outlook của Microsoft.


      Cách đây 6 năm, chính phủ Pháp bắt đầu tham dự vào phong trào phần mềm nguồn mở, một phong trào đã biến đổi nhiều phần mềm trên thế giới từ độc quyền thành phần mềm tự do.


      Quân đội Pháp đã chọn phần mềm nguồn mở sau một cuộc thảo luận nội bộ trong chính phủ bắt đầu từ năm 2003 và lên tới đỉnh điểm vào 6/11/2007 bằng một chỉ thị yêu cầu các cơ quan chính phủ “Tìm kiếm sự độc lập tối đa về công nghệ và thương mại” ( trong lĩnh vực phần mềm, tức là tránh không để bị trói buộc vào các phần mềm thương mại độc quyền)


      Các nhà quân sự thấy rằng thiết kế nguồn mở của Mozilla cho phép nước Pháp có thể bổ xung các tính năng an toàn (security extensions), trong khi phần mềm độc quyền, giữ kín mã nguồn của Microsoft không cho phép sửa đổi.


      “Chúng tôi bắt đầu bằng một dự án quân sự và nhanh chóng mở rộng nó,” trung tá Frederic Suel thuộc bộ Quốc phòng, một trong những người chịu trách nhiệm về dự án cho biết.


      Lực lượng Cảnh sát quốc gia, thời đó còn thuộc bộ Quốc phòng, đã thiết kế và công bố một số công trình của họ cho công chúng dưới tên “TrustedBird”, đứng chung tên Thunderbird với Mozilla.


      Quân đội Pháp đã sử dụng phần mềm thư điện tử Thunderbird của Mozilla (và trong một số trường hợp có bổ xung thêm phần bảo mật TrustedBird) trên 80,000 máy tính, mở rộng sang cả các bộ Tài chính, Nội vụ và Văn hóa.


      LINUX CŨNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN.


      Chính phủ Pháp đang bắt đầu chuyển sang các phần mềm nguồn mở khác: Linux thay cho Windows và OpenOffice thay cho Microsoft Office.


      Các nhóm lập trình phi lợi nhuận của các nhà lập trình tình nguyện đã làm phần lớn các chương trình nguồn mở như thế, bao gồm phần mềm máy chủ Samba, trình duyệt web Firefox nổi tiếng của Mozilla.


      Thunderbird 3 có dùng một số mã của dự án TrustedBird, đã được xây dựng bởi 1000 các nhà lập trình và người dùng khác trên toàn thế giới.


      “Thay đổi chính mà các nhà lập trình quân sự đã làm cho phép họ biết chắc chắn khi nào bức thư được đọc. Điều đó cực kỳ quan trọng trong các tổ chức chỉ huy và điều khiển,” David Ascher, giám đốc bộ phận thư điện tử của Mozilla cho biết.


      Nhờ thế, Thunderbird đủ tư cách tham gia vào hệ thống thư điện tử nội bộ của NATO và quân đội Pháp đã giới thiệu TrustedBird với NATO.


      Các nhà quân sự Pháp “đang giúp đỡ chúng tôi xây dựng một hệ thống các chuyên gia trên toàn cầu viết các phần mềm bổ xung (add-ons) chuyên biệt, nâng tầm nền tảng của chúng tôi thỏa mãn các yêu cầu của người dùng” Ascher cho biết.


      Kết quả là có một phần mềm thư điện tử tương thích với Yahoo Mail, GMail và các hệ thống thư điện tử khác và cạnh tranh được với Microsoft Outlook.


      Một số nhà quan sát cho rằng quyết định chuyển sang phần mềm nguồn mở góp phần cho công chúng Pháp thấy rằng chính phủ đang tìm cách tiết kiệm tiền ngân sách. Nhưng nhiều chuyên gia phần mềm nói phần mềm tự do cũng có chi phí của nó và nước Pháp biết điều đó.


      “Không bao giờ có sự miễn phí hoàn toàn,” đại tá Bruno Poirier-Countansais trong nhóm công nghệ thông tin của Cảnh sát Pháp nói.


      Phần mềm mới yêu cầu phải đào tạo lại các chuyên gia tin học và các công chức cũng phải học cách sử dụng.


      Poirier-Coutansais nói ban đầu có sự miễn cưỡng chấp nhận Thunderbird “vì cảm giác thiếu tin tưởng khi không có một công ty nổi tiếng hỗ trợ.”


      Microsoft có đội ngũ kỹ thuật viên hùng hậu ở Pháp trong một tòa nhà kính hiện đại gắn biểu tượng của công ty ở khu kinh doanh ngoại ô phía tây thủ đô, trong khi đó Mozilla chỉ có 10 nhân viên tại một tòa nhà chung cư xám xịt vô danh, cách xa khu doanh nghiệp của Pari.


      Tuy thế, chính phủ Pháp hiện nay đang hài lòng với kết quả thu được. Suel nói rằng họ có thể mở rộng ra ngoài phạm vi chính phủ vì tính năng an ninh của TrustedBird làm cho nó “có thể chuyển cho các công ty quốc tế lớn.”


      Nhưng có một chuyên gia ít tin tưởng hơn vào điều đó.


      “Thị trường phần mềm chuyên nghiệp đang tỏ ra kháng cự nhiều hơn với phần mềm nguồn mở,” Bernard-Louis Roques, giám đốc điều hành của Truffle Capital IT, một quỹ đầu tư chuyên vào phần mềm cho biết.



      12/10/09

      Từ một bản chiến lược ICT bị lọt ra ngoài


      Từ một bản chiến lược ICT bị lọt ra ngoài.


      (Trên giấy tờ, Anh có vẻ là nước kiên quyết đưa PMNM vào ứng dụng nhất như đã nói ở đâyở đây. Tuy nhiên cuộc chiến vẫn đang tiếp tục).


      Chính phủ Anh (do đảng Lao động nắm giữ) đang chuẩn bị một bản chiến lược Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT - Information and Communication Technologies) cho hệ thống quản lý nhà nước trong thế kỷ 21. Bản dự thảo chưa được công bố nhưng đã lọt ra ngoài. Đảng Bảo thủ đối lập nắm ngay lấy cơ hội, thành lập website “ Make IT better” kể tội các chính phủ của đảng Lao động tiêu tốn tiền vào các dự án IT thất bại và công bố dự thảo chiến lược nói trên để mọi người góp ý, demo cho một cách làm chính sách mới.


      Trong website trên, đảng Bảo thủ cho rằng: “ Từ năm 1997, các bộ trưởng của đảng Lao động đã tiêu xấp xỉ 100 nghìn tỷ bảng Anh (nguyên văn £100 billion, 1 billion ở Mỹ là 10 9 - một tỷ, ở Anh là 10 12 - một nghìn tỷ, không hiểu ở đây dùng theo nghĩa nào?) vào các dự án tin học, nhiều hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng 70% các dự án tin học là thất bại - nghĩa là hàng chục nghìn tỷ bảng Anh lãng phí vào các hệ thống từ siêu máy tính NHS 20 nghìn tỷ tai họa cho đến hệ thống Home Office được quản lý rất tồi.


      Chúng tôi (đảng Bảo thủ) nghĩ có một cách tốt hơn. Không những có thể xây dựng một tầm nhìn về tin học quản lý nhà nước đổi mới hơn, nhiều tham vọng hơn và hiệu quả hơn, chúng tôi còn cho rằng có thể theo đuổi một cách làm chính sách hoàn toàn khác. Thay cho cách làm chính sách đóng kín (trong nội bộ chính phủ) mà bản báo cáo chiến lược này là một điển hình, chúng tôi muốn công khai hóa quá trình làm chính sách, cho phép mọi người đóng góp ý kiến chính sách nên như thế nào. Trong thời kỳ hậu-quan liêu hiện nay, chúng tôi tin rằng việc nhiều người tham gia hợp tác thiết kế sẽ giúp chúng tôi làm ra những chính sách tốt hơn - và điều đó nên được bắt đầu ngay từ bây giờ.


      Chính vì vậy mà trên website trên, đảng Bảo thủ công bố toàn văn dự thảo chiến lược ICT của đảng Lao động để “ chúng tôi muốn nghe ý kiến của các bạn và chúng tôi sẽ trả lời vài tuần sau đó”.


      Về mặt này (phương pháp làm chính sách mở), tư bản Anh già cỗi có vẻ chậm hơn “con rồng châu Á” Việt nam. Nghị quyết 71/2006/QH11 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 đều đã quy định phải đăng các dự thảo văn bản pháp luật lên website chính phủ để mọi người góp ý. Mặc dù có những chập chững khôi hài kiểu thế này, nhưng cũng có những cái như thế này đáng để xem.


      Đây chính là kiểu "chính trị nguồn mở" đã nói trong bài này.


      Dự thảo chiến lược nhận xét về tình hình hiện tại: “ Năm 2004, Chính phủ đã chính thức tuyên bố sẽ dùng phần mềm nguồn mở (PMNM) cho những dịch vụ hành chính công khi chúng có hiệu quả nhất (it gave the best value for money). Tuy nhiên có nhiều rào cản cho việc ứng dụng rộng rãi PMNM. PMNM và thị trường IT của nó còn chưa đủ độ chín, không có các sản phẩm đủ cạnh tranh để dễ dàng đưa vào các giải pháp tin học quản lý tổ chức.


      Các nhà cung cấp phần mềm thương mại (COTS - commercial of-the-shelf) thường không rõ ràng về hệ thống cung cấp và các điều khoản khi ký hợp đồng với Chính phủ và từ chối xem Chính phủ như một thực thể duy nhất (ví dụ: mỗi bộ là một khách hàng riêng biệt, giá tính như với một khách hàng mới và phần mềm không thể đưa từ bộ này sang bộ khác ). Điều đó làm cho việc so sánh với PMNM rất khó khăn. Ngoài ra, các cán bộ IT của Chính phủ có kỹ năng giới hạn (chỉ quen Windows chẳng hạn ) và thói quen tránh rủi ro (khi quyết định dùng PMNM lạ lẫm ) đã hạn chế việc chấp nhận PMNM và không tạo ra thách thức cho các nhà cung cấp về giải pháp công nghệ.”


      Để khắc phục những điều nói trên, chiến lược mới chủ trương: “ Chiến lược về Phần mềm Nguồn mở, Chuẩn mở và Tái sử dụng đã được công bố tháng 2/2009. Nó nói rằng Chính phủ sẽ tích cực và nghiêm chỉnh xem xét các giải pháp nguồn mở cùng với các giải pháp nguồn đóng khi quyết định trang bị phần mềm. Ngoài ra, trong những trường hợp có thể, Chính phủ sẽ tránh để bị trói buộc vào các phần mềm nguồn đóng. Đặc biệt, sẽ tính đến các chi phí từ bỏ phần mềm, mời thầu lại và xây dựng lại ứng dụng trong các quyết định mua phần mềm và sẽ yêu cầu các nhà thầu chào những phần mềm thương mại nêu rõ nếu đang dùng mà thôi không dùng nữa thì phải làm thế nào.


      Chiến lược bao gồm một kế hoạch hành động là một chương trình tích cực đảm bảo một sân chơi bình đẳng giữa PMNM và phần mềm thương mại. Nó cũng bao gồm những hành động đảm bảo là Chính phủ sẽ sử dụng các chuẩn mở trong các tiêu chuẩn kỹ thuật mua sắm và sẽ yêu cầu các giải pháp tuân theo chuẩn mở. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ dùng các chuẩn văn bản mở như ODF, PDF và OOXML. Trong đám mây điện toán Chính phủ (G-Cloud) sẽ có kho các ứng dụng quản lý nhà nước (Government Application Store, G-AS), kho này lưu các mã nguồn mở và các giải pháp đang dùng để có thể dùng lại cho toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước.


      Tất cả những điều nói trên mới chỉ trên lời nói. Có lẽ phải khoảng 5 năm nữa mới biết được thực tế như thế nào. Tuy nhiên nó cũng khẳng định một điều: xu thế dùng PMNM là không cưỡng lại được . Đối với nước ta, ứng dụng tin học còn thô sơ, năng suất lao động thấp, nhịp độ công việc chậm, đây là thời cơ ứng dụng PMNM càng sớm càng tốt. Nếu để chậm, cái giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều.




      12/9/09

      Malware trốn trong Screensaver tải về từ Gnome-Look.org


      Malware trốn trong Screensaver tải về từ


      Gnome-Look.org


      Malware Hidden Inside Screensaver On Gnome-Look


      Tuesday, December 08, 2009


      Trên diễn đàn Ubuntu vừa thông báo phát hiện trong gói .deb cài đặt screensaver “WaterFall” tải về từ site gnome-look.org có một malware.


      Khi cài gói trên, một script được cài vào máy và thực hiện tấn công DDoS bằng cách ping đến một địa chỉ định trước. Script này cũng có thể tự cập nhật bằng cách tự tải bản mới từ Internet.


      Gói cài đặt nói trên đã được xóa khỏi site gnome-look.org. Mặc dù malware này khá thô sơ nhưng cũng là một cảnh báo để mọi người lưu ý khi tải các phần mềm từ Internet tại các địa chỉ không tin cậy.


      Khắc phục


      Nếu bạn đã tải hoặc cài gói nói trên, chạy lệnh sau từ terminal:
      ĐỪNG CHẠY LỆNH NÀY NẾU BẠN KHÔNG CÀI GÓI DEB NÓI TRÊN.


      sudo rm -f /usr/bin/Auto.bash /usr/bin/run.bash /etc/profile.d/gnome.sh index.php run.bash && sudo dpkg -r app5552


      Chi tiết xem thêm tại đây.



      12/4/09

      Multimedia trong Linux


      Hệ thống multimedia trong Linux.


      Multimedia trong Linux khá rắc rối. Bài này ghi lại vài khái niệm tìm hiểu được để đỡ lúng túng khi sử dụng.



      I. Một vài khái niệm


      Multimedia là từ chung để chỉ các dạng dữ liệu: văn bản (text), âm thanh (audio), ảnh tĩnh (still image), hoạt hình (animation) và phim (video).


      Các dữ liệu audio, video được tạo ra (bằng máy ảnh, máy quay video) hoặc được chơi lại (playback, bằng loa, đèn hình TV hay màn hình máy tính) dưới dạng các sóng điện tử liên tục. Các sóng đó phải được chuyển thành dữ liệu số ( encoder, mã hóa: từ sóng thành các dãy số 0,1) rồi nén hoặc không nén để có thể lưu trữ, biên tập, truyền đi trên máy tính. Khi encoder, dữ liệu có thể để nguyên (lossless, không mất) hoặc bỏ đi các phần thừa mà con người không cảm nhận được để giảm dung lượng dữ liệu tiện cho lưu trữ hoặc truyền trên mạng (lossy, có mất dữ liệu).


      Để con người có thể thưởng thức được (nghe, xem), các dữ liệu số multimedia nói trên lại được chuyển đổi ngược lại từ các dãy số 0,1 thành sóng điện từ làm kêu loa hoặc vẽ hình lên màn hình. Quá trình chuyển đổi ngược đó gọi là decoder, giải mã.


      Một bài hát, khi ghi vào băng từ hoặc đĩa than vẫn ở dạng các sóng âm, khi ghi thành file MP3 là đã được mã hóa sang dạng số. Tương tự, một bức ảnh chụp lên phim được lưu dưới dạng các phổ màu liên tục, khi lưu thành file JPEG, PNG, ... là đã mã hóa sang dạng số.


      Codec (viết tắt của en coder/ decoder)là các phần mềm/thuật toán/công nghệ dùng để mã và giải mã (có nén hoặc không) dữ liệu multimedia như nói trên.


      hàng nghìn codec nhằm vào các mục tiêu khác nhau: codec cho điện thoại phải có độ trễ thấp, chất lượng âm không cần cao; ngược lại, codec để chơi nhạc chất lượng âm phải cao nhưng độ trễ không quan trọng, v.v....


      Multimedia Format: sau khi mã hóa, dữ liệu multimedia được lưu thành các file có định dạng (format) khác nhau. Một file ảnh có thể lưu dưới dạng file jpg, png, bmp, ... Một đoạn phim thường gồm ba loại dữ liệu: video, audio và metadata để đồng bộ hình với tiếng. Ba loại dữ liệu đó được lưu chung trong một loại format gọi là media container format (ví dụ avi). Nhiều loại codec khác nhau có thể lưu file cùng một format avi, tất nhiên là chất lượng phim tùy theo codec.


      Một vài codec và format chính (có hàng nghìn codec và hàng trăm format):


      Microsoft: Microsoft có hai hệ codec phổ biến là Windows Media Audio (WMA) và Windows Media Video (WMV). Mỗi hệ gồm một số codec. Các file được mã hóa bằng hai codec trên được lưu theo media container format ASF (Advanced System Format). Tuy nhiên phần đuôi file (extension) thì tùy: file audio có đuôi là .wma, file video: .wmv nhưng nếu muốn cả hai loại file trên có thể có đuôi là .asf.


      Microsoft còn có một container format cổ hơn là AVI (Audio Video Interleave), đuôi file .avi. Cả hai loại format ASF và AVI có thể chứa được nhiều loại codec khác, không bắt buộc phải là WMA và WMV.


      MPEG: là tên tắt của Nhóm chuyên gia về ảnh động (Moving Picture Experts Group) chuyên thiết lập các chuẩn ISO về nén và truyền audio, video. MPEG-1 là chuẩn đầu tiên trong đó có MPEG-1 Audio Layer 3 ( MP3) vẫn còn rất phổ biến hiện nay. MP4 (viết tắt của MPEG-4 Part14) là một loại media container format, đuôi file cũng là .mp4.


      DivX: DivX codec nổi tiếng vì có khả năng nén các file video lớn xuống dung lượng thấp nhưng vẫn giữ được chất lượng hình khá. Từ DivX 6 có thêm một media container format DivX Media Format (DMF), đuôi file là .divx, dành cho DVD-Video.


      RealAudio/RealVideo: là các format của công ty RealNetwork cho file audio và video. Mỗi format này có thể dùng các codec khác nhau. Đuôi file tương ứng là .ra và .rv. Ngoài ra còn có một format tổ hợp cho cả audio và video gọi là Real Media Format có đuôi file là .rm. Các file .ram và .smil dùng cho các link từ website để chạy các file tải về từ Internet (streaming).


      FFmpeg: là một dự án nguồn mở xây dựng các phần mềm và thư viện để ghi, chuyển đổi và truyền dẫn audio/video. Thư viện libavcodec cung cấp codec cho hàng chục loại format audio/video khác nhau.


      Ogg: là media container format nguồn mở dành cho audio/video chất lượng cao. Trong đó, Ogg Theora là video codec, Ogg Vorbis là audio codec. Trước đây, file .ogg gồm cả audio và/hoặc video. Từ 2007, file .ogg chỉ còn là file audio, file .oga là file audio, file .ogv là file video.


      Flash Video: là một media container format dùng chơi video trên các trang web bằng Adobe Flash Player. Có hai format là FLV và F4V, trong đó F4V mới hơn tuân theo chuẩn ISO. Đuôi file .f4v dành cho file video mp4, đuôi .f4a dành cho audio mp4. Nội dung trong file có thể dùng các codec khác nhau: H264, mp3, …


      Adobe còn một format nữa là SWF (đuôi file .swf ) chuyên dùng cho đồ họa vector động trên web.



      II. ALSA


      ALSA (Advanced Linux Sound Architecture) là một hệ thống con của nhân Linux gồm các driver cho sound card và dụng cụ nhạc điện tử (MIDI), các thư viện để lập trình giao tiếp với các thiết bị nói trên và một số công cụ cần thiết (mixer,...). Hiểu đơn giản ALSA tức là driver cho sound card.


      Các driver đều dưới dạng module để có thể nạp khi cần. ALSA hiện nay thay thế cho hệ thống cũ OSS (Open Sound System) nhưng vẫn tương thích với các phần mềm OSS. OSS cũng là giao diện với các soundcard nhưng có nhiều hạn chế nên bị thay thế.


      Ví dụ trong Mandriva, khi mở Control Center > Hardware > Sound Configuration, ta thấy màn hình sau:


      Sound card đang dùng là Intel 82801G, driver là snd_hda_intel.



      III. Sound Server


      Nếu sử dụng âm thanh đơn giản thì chỉ cần sound driver (alsa, oss, …) là đủ. Nhưng trong những trường hợp phức tạp hơn thì phải có hẳn một máy chủ âm thanh Sound Server trong hệ điều hành làm các nhiệm vụ sau:





      • Nhận các luồng âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau (micro hoặc các phần mềm chơi nhạc, phát âm, ...).




      • Chuyển các luồng âm đó đến các thiết bị phát âm (các sound card trên máy, các sound server trên các máy khác trên mạng để phát âm tại đó,...).




      • Thực hiện một số chức năng khác mà sound driver không có.




      (còn tiếp)







      /home/zxc/DATA/Mydocuments/Dropbox/Bai viet blog/Hệ thống multimedia trong Linux.odt Page4of4




      11/24/09

      Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009)


      Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009).


      1- IBM Client for Smart Work (ICSW)


      Như đã nói trong một post trước, ICSW là bản Linux liên kết giữa hai công ty Canonical và IBM được tung ra ở thị trường Mỹ hôm 20/10/2009 (và trước đó tại thị trường châu Phi) để cạnh tranh với Windows 7.


      Khi cài thử thì thấy:





      • Về cơ bản, ICSW là toàn bộ bản Ubuntu 8.04 của Canonical, có cài sẵn bộ Lotus Symphony và Notes của IBM. Sở dĩ chọn Ubuntu 8.04 vì đó là bản hỗ trợ dài hạn (Long Term Support – LTS) đến tận năm 2011.




      • Giao diện và các phần mềm giữ nguyên của Ubuntu 8.04. Riêng giao diện Lotus của IBM như sau:





      Bộ Lotus Symphony Office của IBM xây dựng trên nền OpenOffice nhưng thay giao diện khác như hình trên.


      Ngoài cột Propeties ở bên phải như trên hình, IBM tập hợp tất cả các phần mềm khác (bảng tính, trình diễn, email, address book,... thậm chí cả trình duyệt) vào một màn hình và mở trong các tab khác nhau (xem hình dưới). Cách tổ chức này khá hay và tiện.



      Xem qua bản này và bản tính giá của IBM thì thấy đối tượng nhắm đến là khách hàng doanh nghiệp với ưu thế chính là tiết kiệm chi phí:





      • Không cần nâng cấp phần cứng, Ubuntu (và Xubuntu) chạy được trên các máy cấu hình thấp hiện có.




      • Tính tổng chi phí phần mềm, kể cả phần mềm máy chủ cộng tác (Domino) và các dịch vụ khác của IBM thì rẻ hơn Microsoft Windows 7+ Exchange (và các phần mềm máy chủ khác) + Outlook, …




      Đối với chúng ta thì vấp ngay phải vấn đề bộ gõ tiếng Việt. Tôi chưa tìm được, hoặc chưa biết cách làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong Symphony.


      2- OpenSUSE 11.2:


      Novell công bố bản này hôm 12/11/2009. Ban đầu, openSUSE dùng KDE là giao diện mặc định (default), một số phiên bản gần đây chuyển sang GNOME, nhưng do yêu cầu người dùng bản 11.2 này lại quay về với KDE (tất nhiên là vẫn có bản GNOME riêng).


      Cũng như với Mandriva, KDE 4.3 trên openSUSE đã khá nhuyễn. Tuy nhiên, font chữ trong OpenOffice thì hơi gai, không đẹp bằng Mandriva. Trình tìm kiếm Strigi có tích hợp Nepomuk nhưng lại bị lỗi cài đặt không chạy được. Nepomuk cũng mới chỉ ở mức file, chưa sang đến email và web như Mandriva.


      OpenSUSE có kiểu bổ xung phần mềm restricted (dùng từ của Ubuntu) khá “cưỡng bức”. Sau khi cài xong, nếu cài thêm bất kỳ phần mềm nào, một lô phần mềm khác như các codecs, font của Microsoft, giải nén zip, … cũng được tự động cài.


      Bộ gõ tiếng Việt scim-unikey cũng có vấn đề. Nếu dùng Unikey, gõ trong OpenOffice rất chậm và phải có phím kết thúc từ. Dùng Unikey Classic thì gõ được nhưng thường xuyên bị mất tiếng Việt, phải Ctrl+Space để bật lại. Và cũng như trên các bản Linux khác gần đây, icon của scim-unikey không hiển thị được trên system tray. Có lẽ phải dùng scim gốc hoặc ibus-unikey, chấp nhận phím kết thúc từ vậy.


      3- Fedora 12.


      Fedora 12 được công bố ngày 17/11/2009. Bản này ngay khi cài đã thấy “khệnh” rồi. Grub boot loader của nó không nhận được bản Linux nào đã có trên ổ cứng ngoài chính nó và Windows. Khi add bằng tay các bản Linux khác cũng không boot được.


      Fedora Live là bản kém thân thiện nhất với người dùng mà tôi đã thử. Bản KDE không có Firefox và OpenOffice. Bản GNOME cũng không có OpenOffice và các trình ứng dụng khác cũng rất ít. Trình quản lý phần mềm không cho biết dung lượng sắp cài là bao nhiêu, các thông số theo dõi quá trình download và cài cũng rất ít. Chỉ có hai kho phần mềm mặc định, không có kho các phần mềm “ngoài luồng” và cũng không có giao diện để bổ xung kho (chắc là phải thêm vào file cấu hình).


      Bản KDE không cho cài thêm các phần mềm phụ như nautilus-dropbox, scim-unikey với thông báo cụt lủn “có lỗi bất ngờ”. Điều cũng bất ngờ là gõ tiếng Việt scim không phải kết thúc từ. KOffice vẫn là 1.6 mặc dù hiện đã có 2.1 (Sorry, KOffice 2.1 hiện vẫn là bản đang test, chưa dành cho sử dụng đại trà). Đây là bản Office đang lên, có phần soạn công thức KFormula khá trực quan (giống MS Office) và nhiều trình tiện ích hơn OpenOffice.


      Gần đây, nghe nói có một hội nghị phần mềm nguồn mở phát đĩa Ubuntu và Fedora để phổ biến. Fedora có lịch sử lâu đời, phần mềm dịch sẵn cho nó nhiều, có Red Hat đứng đằng sau, đội fan “già” ở Việt nam chắc cũng đông. Nhưng người mới làm quen với Linux thì không nên dùng.


      4- Google Chrome OS.


      Google Chrome OS chỉ mới công bố mã nguồn hôm 19/11/2009 (bản mã máy tới cuối năm 2010 mới có) đã gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là vì tầm vóc khổng lồ của Google. Tôi đã có một bài điểm qua về nó tại đây và về hạ tầng mà nó phục vụ tại đây. và đây.


      Đây là hệ điều hành dùng nhân Linux (Linux kernel), dựa trên nền Debian và giao diện là web browser. Điểm đáng chú ý của nó là thiết kế an ninh (security) mới hoàn toàn, có dịp sẽ tìm hiểu trong một post khác.


      Hiện tại nó mới chạy trên netbook và tập hợp được nhiều đại công ty tin học ủng hộ. Nhưng Chrome OS chưa thể thành công trong một vài năm tới vì hạ tầng điện toán đám mây, nhất là các ứng dụng, chưa đủ độ chín.







      /home/zxc/DATA/Mydocuments/Dropbox/Bai viet blog/Điểm qua vài bản Linux gần đây.odt Page 1 of4




      11/20/09

      Vài thủ thuật OpenOffice Writer


      Vài thủ thuật cho OpenOffice Writer.









      I- Tiêu đề (Heading)


      Heading là các tiêu đề phân theo từng cấp và được đánh số tự động. Ví dụ:


      Chương I: Tiêu đề cấp 1


      I.1 Tiêu đề cấp 2


      I.1.1 Tiêu đề cấp 3


      Heading là công cụ rất tiện khi viết và đọc các văn bản dài có cấu trúc.



      I.1-Tạo Heading:


      Heading đã có sẵn trong danh sách các Style trên Format Toolbar:


      Định đặt dòng nào làm Heading thì trước hoặc sau khi gõ xong, để con trỏ chuột ở dòng đó (không cần bôi đen cả dòng) rồi nhấn vào mũi tên trỏ xuống ở ô Style hình trên (bên trái ô Font), chọn Heading trong danh sách xổ xuống.


      Heading có sẵn không đánh số ở đầu như trong ví dụ trên. Muốn đánh số tự động, nhấn vào menu Tools > Outline Numbering, màn hình sau xuất hiện:


      Trong màn hình trên, chọn từng cấp Heading rồi chọn Number ở dưới. Mục Separator để chọn ký tự phân cách số và text của Heading. Trong ví dụ trên, trước số là từ “Chương”, sau số của Heading 1 là dấu hai chấm và dấu cách như hiển thị trong cột bên phải.


      Số đã chọn ở trên sẽ được đánh tự động, người dùng không phải gõ. Khi xóa một heading hoặc di chuyển nó sang vị trí khác, số cũng tự động thay đổi.


      Để định dạng Heading theo ý muốn, nhấn vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình tiếp, nhấn phím phải chuột vào Heading muốn định dạng lại. Màn hình sau xuất hiện:



      Trong màn hình trên có thể thay đổi rất nhiều thứ theo ý muốn.



      I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading


      Khi con trỏ ở trong vùng một heading nào đó, toolbar sau xuất hiện:


      Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ sang trái, phải dùng để nâng hoặc hạ cấp heading (ví dụ từ heading 1 xuống heading 2). Nếu một heading định nâng/hạ cấp có các heading cấp thấp hơn ở bên dưới thì dùng nút có hai mũi tên. Khi đó, ví dụ heading 1 xuống thành heading 2 và các heading 2, 3 bên dưới nó sẽ xuống thành heading 3,4.


      Nhóm bốn nút có mũi tên chỉ lên, xuống cho phép di chuyển một heading và tất cả phần văn bản bên dưới nó đến vị trí khác. Chỉ cần nhấn chuột vào heading (không cần bôi đen) rồi nhấn nút thích hợp.



      I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading:


      Khi văn bản đã có heading, nhấn vào menu View > Navigator, cửa sổ sau xuất hiện:


      Nhấn chuột vào mép trên cửa sổ, rê nó xuống dưới ô Style đến khi thấy xuất hiện một vạch đen thẳng đứng thì nhả chuột ra. Cửa sổ Navigator sẽ có vị trí mới ở bên trái màn hình. Nhấn vào các dấu + bên trái Heading sẽ thấy như sau:


      Muốn di chuyển đến tiêu đề nào thì nhấn chuột vào nó ở cột bên trái. Bật tắt cửa sổ Navigator này bằng nút trên toolbar.



      II-Tạo mục lục tự động.


      Khi đã thiết lập các tiêu đề bằng Heading như trên thì có thể tạo mục lục tự động. Để con trỏ chuột vào vị trí định tạo mục lục rồi nhấn menu Insert > Index and Tables > Index and Tables. Màn hình sau xuất hiện:


      Trong màn hình trên:





      • Title: gõ vào từ “Mục lục” thay cho “Table of Contents”.




      • Type: chọn Table of Contents như hình trên.




      • Protected … được đánh dấu chọn sẵn để không cho thay đổi mục lục bằng tay.




      • Evaluate up to level: mặc định mục lục được lập chi tiết đến heading 10 (nếu có).




      • Outline: đã chọn sẵn, quy định mục lục sẽ lập dựa vào heading.




      • Tab Styles: định dạng cho mục lục. Mỗi cấp mục lục (level) ứng với một style là Contents 1, 2, 3,... Muốn thay đổi Style nào nhấn vào đó rồi nhấn nút Edit ở bên dưới.




      Sau khi nhấn OK, mục lục sẽ xuất hiện như thế này:





      Mục lục




      I- Tiêu đề (Heading) ..........................................1


      I.1-Tạo Heading: ...........................................1


      I.2-Nâng cấp, hạ cấp, di chuyển Heading.......... 3


      I.3-Đọc, di chuyển trong văn bản theo heading: ..3


      II-Tạo mục lục tự động. ......................................4


      III-Bản mẫu (Template) .......................................5


      IV- Bổ xung tính năng (Extensions) .......................8




      Sau khi đã tạo mục lục, nếu thay đổi các heading (sửa nội dung, chuyển chỗ, xóa hoặc thêm heading, …) mục lục sẽ tự động cập nhật các thay đổi đó khi đóng rồi mở lại file văn bản. Cũng có thể cập nhật mục lục bằng cách nhấn phím phải chuột vào vùng mục lục rồi chọn Update Index/Table.



      III-Bản mẫu (Template)


      Để soạn một văn bản:





      • Nhanh




      • Thống nhất như nhau cho cùng một loại văn bản




      nên dùng các template. Ví dụ tạo một template thông dụng như sau:


      Trong màn hình Writer, mở một văn bản mới chưa có tên. Nhấn vào menu Format > Page, rồi chuyển đến tab Page trong màn hình sau:






      • Format: chọn khổ giấy là A4




      • Margins: chọn kích thước các lề giấy theo nhu cầu.




      • Chuyển sang các tab khác (Background, Header, …) để thiết lập nếu cần. Làm xong nhấn OK đóng màn hình lại.




      Nhấn tiếp vào menu Format > Styles and Formatting. Trong màn hình Styles, nhấn phím phải chuột vào Default, chọn Modify rồi quy định kiểu font, cỡ font, màu font, khoảng cách dòng, ... mặc định (ví dụ Times New Roman, cỡ 14,..). Các thiết lập ở đây sẽ áp dụng cho những đoạn văn bản bình thường.


      Nhấn tiếp phím phải chuột vào các style khác như Heading 1, … rồi thiết lập các mục tương tự như trên theo ý người dùng.


      Nhấn tiếp vào menu Tools > Outline Numbering rồi quy định kiểu đánh số các heading như đã nói ở phần trên.


      Nhấn vào mũi tên bên phải ô Zoom ( ), chọn Optimal để quy định tỷ lệ phóng to văn bản trên màn hình.


      Nhấn vào menu File > Printer Settings để thiết lập các thông số in ấn.


      Nhấn chuột vào phần Footer ở cuối trang. Chèn vào đó các mã sau:





      • Gõ từ “Page” (hoặc Trang) rồi nhấn menu Insert > Fields > Page Number để chèn số thứ tự của trang. Gõ tiếp từ “of” (hoặc “của” hay “/”) rồi nhấn Insert > Fields > Page Count để chèn tổng số trang của văn bản.




      • Chuyển con trỏ sang bên trái cụm từ trên, nhấn Insert > Fields > Other. Trong màn hình xuất hiện, ở cột Type chọn File name, cột Format chọn Path/File name để chèn tên file kèm đường dẫn.




      Cuối cùng nhấn vào menu File > Save as. Trong màn hình xuất hiện, đặt tên file, ví dụ “Bản mẫu văn bản”, mục File type chọn “ODF Text Document template (.ott)” rồi lưu file Bản mẫu văn bản.ott vào một thư mục nào đó.


      Nhấn vào menu File > Template > Organize, màn hình sau xuất hiện:



      Nhấn chuột vào My Templates ở cột bên trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Import Templates rồi tìm mở file “Bản mẫu văn bản.ott” vừa tạo. Tên file sẽ xuất hiện ở cột trái như hình trên.


      Nhấn chuột vào tên file “Bản mẫu văn bản.ott” ở cột trái, nhấn tiếp vào nút Commands > Set as Default Template để quy định bản mẫu đó là mặc định cho các văn bản mới sau này.


      Template đã nhập được lưu vào /home/<username>/.ooo3/user/template.


      Đóng Writer lại rồi mở ra, văn bản mới Untitled 1 (chưa có tên) sẽ mặc nhiên có tất cả những settings đã thiết lập ở trên cho template, không phải làm lại cho các lần sau.


      Ví dụ, sau khi đã lưu file, phần Footer sẽ có dạng như sau:



      Writer có rất nhiều template cho đủ loại văn bản, tải tự do từ Internet về dùng và sửa theo ý muốn. Ví dụ xem tại đây.



      IV- Bổ xung tính năng (Extensions)


      Cũng như Firefox, OpenOffice là phần mềm nguồn mở cho mọi người có thể viết các đoạn chương trình nhỏ bổ xung tính năng theo ý mình (extensions). Một số extensions nên dùng đã giới thiệu ở đâyở đây.



      11/18/09

      Làm gì sau khi cài Ubuntu 9.10 (tiếp theo)


      Vài thủ thuật dùng Ubuntu.


      ZXC232 biên soạn, dựa trên bản gốc có link ở trên.



      Cài codecs để chạy các file media và hỗ trợ DVD


      1- Bổ xung kho phần mềm Mediabuntu.


      Medibuntu (Multimedia, Entertainment & Distractions In Ubuntu) là một kho các gói phần mềm không có trong Ubuntu vì các lý do pháp lý (bản quyền, bằng phát minh, giấy phép, …). Bản Ubuntu gốc chỉ gồm các phần mềm tự do (free software).


      Danh sách các phần mềm trong Medibuntu xem tại đây.


      Mở Terminal, chạy các lệnh sau (copy rồi paste vào terminal) để bổ xung kho Medibuntu vào Ubuntu:


      sudo wget http://www.medibuntu.org/sources.list.d/$(lsb_release -cs).list --output-document=/etc/apt/sources.list.d/medibuntu.list &&


      sudo apt-get -q update &&


      sudo apt-get --yes -q --allow-unauthenticated install medibuntu-keyring &&


      sudo apt-get -q update


      2- Cài gói non-free-codecs


      Sau khi add kho Medibuntu, mở Synaptic và tìm cài gói non-free-codecs. Đây là gói tổng hợp (meta-package) gồm cả ubuntu-restricted-extras và một số thứ khác. Dưới đây là danh sách chi tiết:


      cabextract freepats gsfonts-x11 gstreamer0.10-ffmpeg gstreamer0.10-plugins-bad gstreamer0.10-plugins-bad-multiverse gstreamer0.10-plugins-ugly gstreamer0.10-plugins-ugly-multiverse java-common liba52-0.7.4 libamrnb3 libamrwb3 libass3 libavcodec52 libavformat52 libavutil49 libcdaudio1 libcelt0 libdc1394-22 libdca0 libdirac0c2a libdvdnav4 libdvdread4 libenca0 libfaac0 libfaad0 libffado1 libfftw3-3 libfreebob0 libgsm1 libid3tag0 libiptcdata0 libjack0 libkate1 libmad0 libmimic0 libmjpegtools-1.9 libmms0 libmodplug0c2 libmp3lame0 libmp4v2-0 libmpcdec3 libmpeg2-4 libofa0 libpostproc51 libquicktime1 libschroedinger-1.0-0 libsidplay1 libsoundtouch1c2 libswscale0 libtwolame0 libwildmidi0 libx264-67 libxml++2.6-2 libxvidcore4 non-free-codecs odbcinst1debian1 sun-java6-bin sun-java6-jre sun-java6-plugin ttf-liberation ttf-mscorefonts-installer ubuntu-restricted-extras unixodbc unrar w64codecs (Total about 170 MB)


      CHÚ Ý: hai mục trên cũng đã có trong perfectbuntu, chỉ thiếu libamrnb3 và libamrwb3. Do đó nếu đã chạy perfectbuntu rồi thì không cần làm như trên nữa.


      3-  Thêm một số codecs, DVD và trình mediaplayer VLC và Mplayer


      Để chơi DVD mã hóa, phải có libdvdcss2. Trình VLC và Mplayer là hai trong số những trình chơi media tốt nhất hiện nay. Cài bằng Synaptic hoặc bằng dòng lệnh các gói sau:


      sudo apt-get install libdvdcss2 gxine libxine1-ffmpeg vlc mplayer mencoder (khoảng 80MB).



      Dùng Gnome Control Center


      Gnome Control Center tập hợp các mục trong System vào một màn hình. Dùng nó đỡ phải dò tìm trong các menu Preferences và Administration. Mặc định nó bị tắt. Để bật lên, nhấn vào System > Preferences > Main menu. Trong màn hình Main Menu, chọn System ở cột bên trái rồi đánh dấu chọn Control Center ở cột bên phải. Sau đó, Control Center sẽ xuất hiện ở menu System.



      Thiết lập profile chung của Firefox và Thunderbird


      Mọi thiết lập của Firefox hoặc Thunderbird đều nằm trong một thư mục ẩn. Ví dụ với Firefox là /home//.mozilla/firefox/ckwzugd4.default. (tên của thư mục cuối có thể khác). Trong đó có bookmarks, histories, các extensions, cache, email, v.v... Các nội dung trong các thư mục đó tạo nên profile của Firefox hoặc Thunderbird.


      Nếu trên máy cài từ hai hệ điều hành trở lên (Windows, Linux) và đều dùng Firefox, Thunderbird, có thể tạo một profile chung để dù chạy hệ điều hành nào thì Firefox và Thunderbird cũng vẫn giống nhau về mọi thứ. Cách làm như sau:


      Mở terminal, chạy lệnh:


      firefox   -P     hoặc


      thunderbird    -P


      Màn hình sau xuất hiện:




      Trong lần chạy đầu, chỉ có một profile default trong danh sách. Đó chính là profile mặc định nằm trong thư mục ẩn nói trên.


      Nhấn vào Create Profile, tạo một profile khác ở thư mục dùng chung cho các hệ điều hành, My Documents chẳng hạn.


      Sau đó, dù đang ở hệ điều hành nào, Firefox cũng dùng một profile chung. Với Thunderbird, trong profile có các thư mục email, nên ở hệ điều hành nào email cũng như nhau.



      Quản lý hệ thống


      1- StartUp Manager


      Chương trình này dùng quản lý, thay đổi màn hình khởi động và boot menu, tìm cài từ Ubuntu Software Center (gõ từ Boot vào ô tìm kiếm). Sau khi cài, chạy từ System > Administration > StartUp-Manager.




      2- BootUp-Manager:


      Chương trình này cũng tìm cài từ Ubuntu Software Center như trên. Sau khi cài, chạy từ System > Administration > BootUp-Manager.




      Trong màn hình trên, các dịch vụ tự động chạy khi boot máy được đánh dấu chọn ở cột Activate. Có thể bỏ bớt một số không cần thiết để tiết kiệm bộ nhớ và giảm tải cho CPU:


      Common Interface to speech synthesizers: bộ tổng hợp tiếng nói.


      Samba nameservice …. : nếu không nối mạng Windows.


      Bluetooth services: nếu không dùng thiết bị bluetooth.


      Fast remote file …: nếu không cần đồng bộ file với máy khác.


      Scanner services: nếu không dùng scanner.


      v.v.....


      3-Bỏ khởi động các chương trình không cần thiết


      Vào System > Preferences > Startup Applications. Một số chương trình trong đó có thể không cần khởi động (Bluetooth Manager, Visual Assistances,...).


      4- Thiết lập tường lửa


      Ubuntu có tường lửa (ufw - Uncomplicated Firewall) cài sẵn nhưng không kích hoạt. Mở Ubuntu Software Center, search từ “gufw” rồi cài Firewall Configuration là giao diện của ufw. Chạy từ System > Administration > Firewall Configuration.




      Đánh dấu mục Enabled để kích hoạt tường lửa. Nhấn nút Add để lập các quy tắc.


      5- Cài chương trình chống virus


      Nếu hay giao dịch file với các máy Windows thì nên cài một chương trình antivirus để quét virus hộ các máy đó. Mở Ubuntu Software Center, search từ “virus” rồi chọn cài, ví dụ Virus Scanner. Cài xong chạy từ Applications > System Tools > Virus Scanner.




      6- Vài thứ khác:


      Nautilus-scripts và Ubuntu Tweak xem ở đây.


      7- Gỡ các gói phần mềm mồ côi.


      Khi cài một phần mềm mới, các phần mềm phụ thuộc (dependency) cần thiết để chạy phần mềm đó cũng được cài theo. Nhưng khi gỡ bỏ (remove) phần mềm chính, các phần mềm phụ thuộc lại không được gỡ và trở thành phần mềm thừa, “mồ côi”, không liên quan đến phần mềm nào cả.


      Dùng lệnh: sudo apt-get autoremove


      Hoặc cài phần mềm gtkorphan (từ Synaptic Package Manager).


      Trong các bản Ubuntu trước, các phần mềm tải về từ Internet để cài hoặc update được lưu trong thư mục /var/cache/apt. Khi cài xong, các gói cài đặt đó cũng không cần nữa. Xóa nó đi bằng lệnh:


      sudo apt-get clean


      Ubuntu 9.10 hình như cài xong là xóa luôn nên có thể không cần đến lệnh trên.


      8- Bổ xung font


      Khi chạy perfectbuntu hoặc ubuntu-restricted-extra hoặc non-free-codecs đã nói ở trên, một số font Windows như Arial, Time New Romans, ... cũng được cài.


      Nếu muốn bổ xung thêm các font khác cho hệ thống (user nào đăng nhập vào máy cũng dùng được):


      Nhấn Alt+F2 để mở hộp thoại Run Command.


      Chạy lệnh gksu nautilus để mở Nautilus bằng quyền root.


      Copy các file font thêm (hoặc thư mục font thêm) vào /usr/share/fonts.


      Để bổ xung font cho riêng user đang đăng nhập:


      Nhấn vào menu Places > Home Folder, trong màn hình Nautilus nhấn vào menu View > Show Hidden Files.


      Nhấn tiếp menu File > Create Folder . Đặt tên folder mới là .fonts (có dấu chấm đằng trước để chỉ đó là folder ẩn).


      Copy các font thêm vào thư mục đó.


      9- Chỉnh sửa menu và phím tắt để mở menu


      Menu mặc định của Ubuntu là dạng menu bar gồm ba mục: Applications, Places và System. Có thể làm cho gọn hơn và quen thuộc hơn như sau:


      Nhấn phím phải chuột vào menu bar nói trên, chọn Remove from panel.


      Nhấn tiếp phím phải chuột vào panel, chọn Add to Panel.


      Trong danh sách hiện lên, chọn Main Menu rồi nhấn nút Add. Menu bây giờ xuất hiện trên panel chỉ còn một icon . Nhấn vào đó menu hiện lên giống kiểu Windows.


      Trong Windows, phím Start trên bàn phím là phím tắt để bật menu chính Start. Trong Ubuntu, mở terminal chạy lệnh sau:


      gconftool-2 --set /apps/metacity/global_keybindings/panel_main_menu --type string "Super_L"


      Từ nay, nhấn phím Start, menu chính sẽ hiện lên. Nếu vẫn dùng menu bar mặc định thì menu Applications sẽ xuất hiện.