12/31/08

Biên tập file pdf trong Linux.

Từ năm 2006 đến nay, Linux đã có bước tiến dài về biên tập file pdf.

1- Tạo file pdf: ở các version trước, OpenOffice đã có khả năng xuất các file đang soạn thành file pdf. Nhưng đến OpenOffice 3.0, khi Export as PDF ta có cả một màn hình với nhiều options để lựa chọn.

2- Sửa file pdf: OpenOffice Draw 3.0 mở được file pdf. Sau đó có thể sửa ảnh, sửa text trong file, thêm thắt nhiều thứ và xuất ra khá nhiều định dạng khác nhau. KWord, trình soạn văn bản trong bộ KOffice, có thể import file pdf để sửa rồi save as lại thành file doc hoặc odt.

3- Xem file pdf: Okular là chương trình xem nhiều loại file (PDF, Postscript, DjVu, CHM,...). Đặc biệt, Okular có chức năng Review, cho phép chèn hai dạng note, khoang vùng, tô màu các đoạn text và thêm được ghi chú vào các đường khoanh vùng, tô màu đó.

okular

Tuy nhiên chỉ có chương trình Okular mới xem được các đánh dấu và ghi chú đó. Các chương trình xem file pdf khác như KPDF, Adobe Reader không xem được.

Ngoài ra, Okular có thể tách các text trong file pdf, xuất ra thành file text (không có định dạng). Điều này rất tiện nếu ta muốn tận dụng text đã có.

Tất nhiên Adobe Reader for Linux cũng dùng xem file pdf, nhưng không có các tính năng Review như Okular.

12/30/08

Một số extension có ích của OpenOffice.

Một trong những tính năng hay nhất của Firefox là các add-ons của nó. Add-ons của Firefox gồm ba loại: extensions – tính năng mở rộng, theme- các chủ đề trang trí màn hình và plugin – các cầu nối để Firefox dùng được các phần mềm bên ngoài.


Một số phần mềm nguồn đóng cũng có add-ons nhưng số lượng ít và thường là phải mua. Ngược lại, kho add-ons của Firefox rất lớn và miễn phí. Do tính chất nguồn mở, nếu bạn thấy cần một tính năng nào đó mà hiện Firefox không có, bạn có thể tự tìm hiểu và viết thêm tính năng đó, gửi lên site của Firefox cho mọi người thử, góp ý và sử dụng.


OpenOffice theo gương Firefox hiện cũng đã có kho extension riêng. Dưới đây điểm qua một số extension hay và có ích.


Địa chỉ site extension là http://extensions.services.openoffice.org/ hoặc nhấn vào menu Tools – Extension Manager – Get more extensions here.


Extension Manager là trình cài đặt, gỡ bỏ, đặt cấu hình cho extension. Các tên extension dưới đây đều chứa các link của site tương ứng.



OvniConv


Chuyển mã font tiếng Việt TCVN3 (.VnTime, .VnArial, ....) và VNI sang font unicode rất đơn giản và giữ nguyên các format của văn bản. Dễ dùng hơn cả chức năng Chuyển mã nhanh (bằng clipboard) của Unikey for Windows:


Mở văn bản, nhấn vào menu Tools -> Add-Ons -> Convert to Unicode . Xong!



Đã thử văn bản có một đoạn font TCVN, một đoạn font VNI, một đoạn font Unicode. Sau khi làm như trên, tất cả đều là unicode.

Vietnamese SpellChecker


Kiểm tra chính tả tiếng Việt.


Điều đáng buồn và xấu hổ là hai extension trên và cả dự án Việt hóa OpenOffice đều do người nước ngoài thực hiện. Trong khi đó ngay thổ dân Maori cũng tự làm bộ kiểm tra chính tả cho ngôn ngữ của họ!



Professional Template Pack – English và Professional Template Pack II – English


Bộ 200 bản mẫu: thư tín công vụ và cá nhân, kế hoạch và dự toán, bản trình diễn, name card, ....



An OxygenOffice Extra – Gallery


Gồm rất nhiều thứ bổ xung: các thư viện hình ảnh trang trí, các template.



DataForm


Tạo form để nhập liệu cho bảng trong bảng tính Calc.



OpenOffice.org2GoogleDocs


Xuất, nhập các file văn bản và bảng tính từ OpenOffice với các bộ Office online Google Docs và Zoho.



OoGdocsIntegrator


Tương tự như extension OpenOffice.org2GoogleDocs



Sun Presentation Minimizer


Dùng giảm kích thước các file trình diễn.



CADOO.o


Dùng vẽ bản vẽ kỹ thuật đơn giản bằng OpenOffice Draw.



Dmaths


Dùng viết công thức toán học. OpenOffice có tính năng Insert Formula nhưng khó dùng. Đây là một extension hay.



MultiSave


Open Document hiện là chuẩn văn bản quốc tế, là định dạng gốc của OpenOffice, kích thước file nhỏ, mở nhanh và chạy trơn tru (các file trình diễn Impress). Tuy nhiên MS Office lại là chuẩn mặc định của đa số người dùng hiện tại. Extension này cho phép đồng thời save file thành hai file theo hai chuẩn trên và cả file pdf.



Khi sửa, mở file Open Document (odt, ods, ...), sau đó dùng Multisave, các kết quả sửa sẽ đồng thời cập nhật vào cả ba file.

MultiDiff


Tương tự MultiSave.



Amortization Schedule


Lập bảng tính lịch trả lãi cho một khoản vay lãi suất cố định



Debt Reduction Calculator


Một bảng tính nữa cho các khoản vay.



Savings Calculator


Lập bảng tính các khoản gửi tiền tiết kiệm.



Mortgage Payment Calculator


Lập bảng tính các khoản vay thế chấp.



Auto Starter for Presentation documents


Các file trình diễn của Impress hiện không tự chạy và Impress cũng chưa hỗ trợ file tự chạy pps của MS Powerpoint. Extension này bổ xung tính năng đó.



DeltaXML ODT Compare


So sánh hai văn bản, tạo một văn bản mới hiển thị danh sách các thay đổi.



Alba


Chèn trang theo các hướng khác nhau Portrait/Landscape.



FastMailMerge


Chọn nhanh các cột dữ liệu trong bảng tính để tạo ra các văn bản, mail rồi in ra hoặc gửi mail hàng loạt. (bổ xung cho Tools – Mail Merge wizard).



eTOK - eTraining Operating Kit


Các công cụ để tạo các chương trình đào tạo eLearning, trình diễn, bán hàng, ... qua Web.



Text Clipboard


Chọn vùng văn bản (text block) để cut, copy, paste.












12/27/08

Thử bộ gõ tiếng Việt scim-unikey trên Mandriva 2009 KDE (update 29/12/08)

Đã có một ý tưởng rất hay là tích hợp unikey vào scim. Cộng đồng Ubuntu Việt đang thử nó tại đây.

Tôi đã thử bản scim-unikey-0.1.2a-manual-install.tar.gz tải về từ đây trên Mandriva 2009 KDE.

Cách cài đơn giản: sau khi đã cài scim-m17n như đã nêu trong vài post trước, giải nén file trên. Dùng quyền root copy file unikey.so trong thư mục x86 (hoặc x64 cho máy 64bit) vào thư mục /usr/lib/scim-1.0/1.4.0/IMEngine/, copy file scim-unikey.png vào thư mục /usr/share/scim/icons/. Logout ra rồi Login lại.

(UPDATE: tại site nói trên đã có bản cài đặt rpm cho Fedora và cũng cài tốt trên Mandriva 2009: tải về, nhấn chuột vào file, nhập password của root là xong).

Trong Scim Setup, bộ gõ mới này có khá nhiều kiểu gõ tiếng Việt, chọn Telex - Unicode có icon màu da cam để thử. Dưới đây là bài tôi đã post trên diễn đàn Ubuntu Việt:

"Xin chia sẻ vài kết quả thử các bộ gõ tiếng Việt trên Mandriva 2009 KDE4, Kubuntu 8.10 (telex - unicode)
1- x-unikey: x-unikey-1.0.4 gõ được trong Man2009, nhưng có các lỗi sau:
    a/ thỉnh thoảng bị mất tiếng Việt (phải Ctrl+Shift hai lần tắt bật tiếng Việt thì lại gõ tiếp được),
    b/ thỉnh thoảng bị treo bàn phím khi chuyển ứng dụng,
    c/ phải nhấn F2 trước khi gõ trong ô của Calc, nếu không khi nhấn Shift để gõ chữ Việt hoa bị xoá hết các chữ đã gõ trước.

Bản 0.9.2 không gõ được trong Man2009. Đã thử cài từ source nhưng báo lỗi tùm lum.
Kubuntu: Lỗi a/ và c/ cũng gặp trong Kubuntu. Bản 0.9.2 thì không bị hai lỗi đầu và nếu chấp nhận nhấn F2 thì dùng được.
2- scim:
Bản scim có sẵn (scim-m17n) gõ tốt trong cả Man2009 KDE, GNOME và K/Ubuntu nhưng có các nhược điểm:
    a/các từ nhận dấu bị đánh dấu bằng ô chữ nhật màu xanh không quen mắt, rất khó chịu.
    b/ phải có phím báo kết thúc từ (space, dấu chấm, phảy, ... hoặc phím mũi tên phải), nếu không báo, khi di con trỏ đi nơi khác bị mất ký tự và
    c/ khi gõ vài từ đầu của địa chỉ mail trong Gmail, danh sách địa chỉ đã có hiện lên, nếu chọn bằng chuột không điền được.

Copy file vi-telex-locdt.mim vào /usr/share/m17n và chọn cách gõ này thì không bị đánh dấu từ nhận dấu bằng ô mà chỉ có dấu gạch chân, đầu mút bên trái dấu là từ nhận dấu. Hai nhược điểm b/, c/ vẫn còn.
Một lỗi nữa: scim không gõ được tiếng Việt trong Quick Search Box của Google Desktop, một search engine theo tôi là hay nhất bây giờ trong Linux (search được tiếng Việt unicode trong file, index sẵn nên search rất nhanh). x-unikey thì gõ được.
3-scim-unikey-0.1.1a-manual-install:
Thử trong Man2009 KDE4. Gõ tốt trong KMail, Writer và Calc, không còn bị cơ chế đánh dấu từ nhận dấu và phải báo kết thúc từ (rất hay). Trong Impress và Firefox (Gmail, Zoho, forum) không gõ được (khi gõ dấu, nháy nhẹ nhưng không ra tiếng Việt).
Ba nhược điểm nêu trên của scim không lớn với người ham Linux và chịu tập thói quen mới, nhưng là cản trở lớn nếu định phổ biến Linux cho người dùng bình thường. Vì vậy rất hy vọng vào scim-unikey.
Thêm một đề nghị nữa: font TCVN bị lỗi chữ "ư" trong OpenOffice. Cài unikey for Windows vào Linux bằng wine rồi dùng cơ chế chuyển mã clipboard, sau đó chọn các ký tự - thay cho chữ "ư' trong văn bản, dùng Find & Replace để thay bằng "ư" unicode thì có thể chuyển mã TCVN sang unicode nhưng cách làm này hơi phức tạp với người bình thường.
Nếu có thể tích hợp chuyển mã clipboard vào scim-unikey nữa thì tuyệt vời.

Kết luận: Trước mắt có thể dùng như thế này:

1- Trong Scim Setup chọn cả hai kiểu gõ vi-telex-locdt và Telex - Unicode (của scim-unikey). Với Telex - Unicode khai báo thêm cặp phím nóng là Ctrl+Shift.

2- Khi gõ trong Writer và Calc thì dùng Telex - Unicode. Gõ được hoàn toàn như x-unikey, không phải báo kết thúc từ.

3- Khi gõ trong Impress và Firefox, nhấn Ctrl+Shift để chuyển sang vi-telex-locdt. Ctrl+Shift sẽ chuyển qua lại giữa hai kiểu gõ tiếng Việt nói trên. Chuyển sang bàn phím tiếng Anh dùng Ctrl+Space.

Đây là một hướng rất có triển vọng. Hy vọng tác giả sẽ tiếp tục cải tiến. Thank!"

UPDATE (29/12/08): khi gõ trong Writer, scim-unikey bị xung đột với chức năng Word Completion trong AutoCorrect. Nếu gõ một từ có phần đầu trùng với từ tiếng Anh trong Word Completion thì dấu tiếng Việt hiển thị không đúng nữa. Phải tắt Word Completion đi (bỏ chọn Enable), nhưng như thế lại mất một tính năng hay của Writer.

UPDATE (23/1/2009): ổn rồi, xem bài SCIM-UNIKEY trên Mandriva 2009 và Linux Mint 6

12/7/08

Gõ tiếng Việt telex bằng scim trong Mandriva 2009.

Trong những post trước đã trình bày hai cách gõ tiếng Việt trong Mandriva 2009 bằng scim (nguyên bản) và x-unikey. Cách nào cũng có nhược điểm:

  • x-unikey-1.0.4 thỉnh thoảng bị mất tiếng Việt hoặc treo bàn phím. x-unikey-0.9.2 bị lỗi dấu nặng.

  • scim dùng file vi-telex nguyên bản thì bị đánh dấu ký tự. Không quen rất khó chịu.


Có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm trên bằng cách dùng scim với file vi-telex-locdt.mim. Cách làm như sau:

  • Gỡ x-unikey (nếu đã cài):

    • Nhấn vào Menu - Install & Remove Software rồi gỡ bỏ x-unikey.

    • Mở file .bash_profile xoá ba lệnh export đã thêm vào khi cài x-unikey.

    • Disable hoặc remove lệnh khởi động x-unikey trong Autostart.



  • Cài scim như đã hướng dẫn trong post "Tiếng Việt trong Mandriva 2009".

  • Tải file vi-telex-locdt.mim Mediafire về.

  • Mở terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như root, dùng mc (nếu đã cài) hoặc dùng lệnh:
    cp    vi-telex-locdt.mim    /usr/share/m17n

    để copy file vi-telex.locdt.mim vào thư mục /usr/share/m17n. Mở lại thư mục đó để kiểm tra xem file được copy chưa.

  • Mở Run Command, chạy lệnh scim rồi vào Scim Setup, chọn cách gõ vi-telex-locdt. Khởi động lại máy.

  • Biểu tượng của cách gõ này trên panel là vi-telex-locdt


Gõ telex tiếng Việt unicode bằng scim dùng file này không bị đánh dấu ký tự (chỉ còn dấu gạch chân đánh dấu vị trí bỏ dấu tiêng Việt). Chỉ còn một lỗi nhỏ là không chọn điền địa chỉ trong Gmail bằng chuột được (dùng phím mũi tên). Trong OpenOffice Calc, không bị lỗi xoá từ như x-unikey.

CHÚ Ý: Khi gõ kiểu này trong OpenOffice, Kmail, ..., dưới mỗi từ có dấu gạch chân đánh dấu ký tự ở mút trái là ký tự nhận dấu tiếng Việt. Phải có ký tự báo kết thúc từ: nhấn phím Space, đánh dấu chấm, dấu phẩy hoặc phím mũi tên phải, dấu gạch chân sẽ mất. Nếu vẫn còn dấu gạch chân, khi dùng chuột nhấn sang chỗ khác sẽ bị mất các ký tự gạch chân.

Khi soạn thảo trong Web (Gmail, Zoho, YahooMail, ...) thì không cần báo kết thúc từ, ký tự gạch chân vẫn không bị mất.

Các bộ gõ "nội" xvnkb và x-unikey khi Linux phát triển đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Mặc dù scim cũng chưa phải hoàn thiện nhưng có lẽ đây là hướng có tương lai.

Sơ bộ thấy rất ổn. Để kiểm tra thêm một thời gian nữa xem sao.

12/6/08

kdesu và root menus trong Mandriva 2009

Trong Mandriva 2009, một số lệnh với quyền root bị các tác giả dấu kín hoặc không cài nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống, ngăn không cho user "nghịch ngợm". Có thể bổ xung chúng như sau:

UDATE (28/3/2009): hiện Root Actions Servicemenus 2.4.2 tại đây đã có bản cài rpm cho Mandriva 2009 KDE.

1- kdesu : lệnh này dùng chạy các phần mềm KDE từ Run Command được dấu sâu trong một thư mục hệ thống. Để đưa nó "nổi lên" ta sẽ tạo một link vào thư mục lệnh /usr/bin:

  • Mở terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như root.

  • Gõ tiếp lệnh sau rồi Enter


ln   -s    /usr/lib/kde4/libexec/kdesu      /usr/bin/kdesu

Bây giờ có thể chạy các phần mềm với quyền root, ví dụ kdesu  konqueror từ Run Command.

2- Root Actions Servicemenus:

Trong Dolphin hoặc Konqueror, khi nhấn phím phải chuột vào một file hay thư mục trong menu xuất hiện chỉ có các lệnh thông thường với quyền user. Để bổ xung các lệnh với quyền Root làm như sau:

  • Tải file nén 48411-rootactions_servicemenu_2.4.tar.gz từ địa chỉ này về thư mục Home.

  • Mở Dolphin. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract Here để giải nén file thành thư mục Root_Actions_2.4.

  • Nhấn phím phải chuột vào tên thư mục trên, chọn tiếp Actions - Open Terminal Here.

  • Trong màn hình Terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như Root.

  • Copy file bằng lệnh sau: cp rootactions-servicemenu.pl   /usr/bin

  • Trong Dolphin, mở thư mục Root_Actions_2.4/dolphin-KDE4, copy hai file trong đó.

  • Nhấn vào menu View - Show Hidden Files cho hiện các thư mục, file ẩn. Mở thư mục ẩn /.kde4/share/kde4/services/ServiceMenus rồi paste hai file vừa copy vào đó. (nếu chưa có thư mục ServiceMenus thì tạo ra)

  • Đóng Dolphin lại rồi lại mở. Nhấn chuột phải vào mọt file hoặc thư mục bất kỳ, trong menu xuất hiện sẽ có thêm hàng Root Actions có rất nhiều lệnh thực hiện với quyền Root.

12/3/08

Cách cài khác x-unikey trong Mandriva 2009 (update: lỗi của 1.0.4)

Cách cài này nhanh hơn cách đã trình bày trong post trước và không cần phải có giao diện màn hình tiếng Việt:

  • Nhấn vào Menu - Install & Remove Software. Trong màn hình trình quản lý phần mềm, tìm gói x-unikey và cài. Khi đó gói locales-vi cũng sẽ được cài.



  • Mở Dolphin, nhấn vào menu View - Show Hidden Files. Mở file ẩn .bash_profile rồi thêm ba dòng sau vào:


export LANG=en_US.UTF-8
export XMODIFIERS="@im=unikey"
export GTK_IM_MODULE=xim


  • Nhấn Menu - Run Command rồi gõ vào từ unikey để chạy x-unikey lần đầu. Mở file options trong thư mục ẩn .unikey. Sửa lệnh CommitMethod = Send thành CommitMethod = Forward.



  • Đổi các permission của file options thành Can Read.



  • Tạo shortcut cho x-unikey tự khởi động trong Autostart.



  • Khởi động lại máy. Xong.


UPDATE 6/12/2008: bản x-unikey-1.0.4 có hai lỗi:

  • Thỉnh thoảng đang gõ tiếng Việt, không gõ được nữa. Phải Ctrl+Shift hai lần để tắt, bật tiếng Việt lại mới gõ tiếp được.

  • Thỉnh thoảng bị treo bàn phím (gõ phím nào cũng không có tác dụng). Dùng chuột trái nhấn hai lần vào biểu tượng x-unikey để bật tắt tiếng Việt thì lại gõ tiếp được. Lỗi này đã được phát hiện trên Fedora từ năm 2006.


Bản x-unikey-0.92 không bị các lỗi này, gõ rất tốt trên các bản Linux KDE3. Nhưng trong Mandriva 2009, cài x-unikey-0.92 bị lỗi dấu nặng (ấn phím j không ra dấu nặng mà ra chữ j).

12/1/08

Tiếng Việt trong Mandriva 2009

TIẾNG VIỆT TRONG CÁC BẢN MANDRIVA 2009

1- X-UNIKEY trong Mandriva.
Mandriva 2009 cả KDE và GNOME đều có thể cài x-unikey để gõ tiếng Việt được. Các bước như sau:

  1. Vào Menu - Install & Remove software rồi tìm cài gói locales-vi.

  2. Mở Control Center rồi nhấn vào System - Manage localization for your system. Màn hình sau xuất hiện:

  3. Trong màn hình trên, cuốn xuống dưới chọn Vietnamese. Nhấn vào nút Next để đi tới màn hình tiếp:

  4. Chọn "Việt nam" và x-unikey như hình trên rồi nhấn Tiếp theo. Chương trình x-unikey sẽ được tải về và cài lên máy. Sau đó xuất hiện màn hình thông báo:

  5. Nhấn OK rồi Logout ra và Login trở lại. Nhấn vào Menu - Tools - System Tools - Dolphin File Manager. Trong màn hình Dolphin, nhấn vào View - Show Hidden Files. Trong thư mục /home/<username> mở thư mục ẩn .unikey rồi mở file options. Trong file đó, sửa các dòng sau như dưới đây:
    CommitMethod = Forward
    XimFlow = Dynamic
    Save và đóng file lại.

  6. Nhấn phím phải chuột vào file Options, chọn Propeties trong menu, chọn tiếp tab Permission rồi đổi hết các quyền truy cập sang Can Read.

  7. Nhấn vào Menu - Tools - System Tools - Configure Your Desktop. Trong màn hình xuất hiện, nhấn vào tab Advanced rồi Autostart.

  8. Trong màn hình Autostart nhấn vào Add Program
    m61

  9. Trong màn hình trên, gõ unikey (chú ý là không có chữ x) vào ô trống rồi nhấn OK hai lần để unikey xuất hiện trong danh sách tự khởi động.

  10. Khởi động lại máy. Xong.


Vài đặc điểm:
Cách làm trên áp dụng chung cho cả Mandriva 2009 KDE và Mandriva 2009 GNOME.
Bản x-unikey vừa cài là 1.0.4. Trước đây, phiên bản này cài trong các bộ Linux KDE cũ hay có lỗi đang gõ bị tắt tiếng Việt và lỗi khi gõ trong bảng. Nay mới thử qua thì không bị lỗi gõ trong bảng, chưa gõ nhiều để xem có bị tắt tiếng Việt không.
Khi gõ trong OpenOffice Calc vẫn phải nhấn F2 trước khi bắt đầu gõ vào ô mới. Nếu không nhấn F2, khi nhấn shift để gõ tiếng Việt hoa (Đ, Ê, ...) sẽ bị lỗi con trỏ giật sang trái, xóa hết các từ đã gõ trước đó.
Một điều hơi khôi hài, vừa hay lại vừa dở là khi cài locales-vi, giao diện sẽ chuyển sang tiếng Việt. Bản GNOME, giao diện tiếng Việt khá nhiều, bản KDE thì ít hơn. Đối với người đã dùng quen các thuật ngữ máy tính tiếng Anh, giao diện tiếng Việt lại trở nên lạ lẫm!!!
Hiện mới thử gõ trong OpenOffice và trong các ứng dụng web (Gmail, Zoho, ...) thì đều tốt. Không khóa ổ CDROM. Tuy nhiên, x-unikey là đồ nội nên trong các ứng dụng khác (GIMP, KMail, ...) có bị xung đột không thì chưa rõ.
2- SCIM trong Mandriva
Trong Mandriva (cả KDE và GNOME) đều có thể cài bộ gõ SCIM để gõ tiếng Việt. Cách cài tương tự như trên:
- Không cần cài locales-vi trước.
- Đến màn hình ở bước 3 ở trên, chọn country là United States và Input Method là SCIM. (Nếu không thấy mục Input Method, nhấn vào Other Countries).
- Sau khi đã tải và cài các file liên quan đến scim xong, đừng khởi động lại máy.
- Nhấn Menu - Run Command rồi gõ lệnh scim để chạy scim lần đầu (lần sau nó sẽ tự chạy).
- Nhấn phím phải chuột vào biểu tượng bàn phím của scim trên panel, chọn SCIM Setup. Trong màn hình SCIM Setup chọn các mục sau:
m71


  • Keyboard Layout: English (US)

  • Embed Preedit String .... (nếu không chọn mục này sẽ xuất hiện một cửa sổ nhập liệu riêng)

  • Share the same input method .... (nếu không chọn mục này, mỗi lần chuyển ứng dụng lại phải kích hoạt chế độ gõ tiếng Việt)

  • Nhấn Disable All rồi cuốn xuống dưới, chọn vi-telex.

  • SCIM có một panel nhỏ. Nếu không thấy cần, nhấn vào mục GTK ở hình trên, rồi chọn Show: Never.

  • Sau khi cấu hình xong, khởi động lại máy. SCIM sẽ tự khởi động và có một biểu tượng bàn phím nhỏ trên panel (báo chế độ gõ tiếng Anh).

  • Để con trỏ chuột vào một trường nhập liệu nào đó (thanh địa chỉ hoặc tìm kiếm của Firefox, trang của OpenOffice, ...) rồi nhấn Ctrl + Space biểu tượng bàn phím sẽ chuyến sang hình khác () ứng với chế độ gõ tiếng Việt.
    Vài đặc điểm của SCIM:

  • SCIM là bộ gõ "ngoại" đa ngôn ngữ (kể cả các tiếng tượng hình như Hoa, Thái, ...). Do đó khả năng xung đột với các ứng dụng là rất thấp. Qua thực tế dùng thấy gõ tốt trong nhiều ứng dụng (ví dụ không bị lỗi khi gõ trong Calc như x-unikey). Đây là điều quan trọng khi trong tương lai, trên máy tính còn có thêm các ứng dụng khác (cơ sở dữ liệu, GIMP, ...). Đỡ phải lo.

  • Cách gõ telex đã được cải tiến so với trước đây: gõ dấu cuối từ, tự nhận biết tiếng Anh, ... nói chung là như x-unikey. Đã thử gõ được cả kiểu VNI với font Times New Roman.

  • Nhược điểm lớn nhất là việc hiển thị cơ chế bỏ dấu: khi gõ một từ, chữ có khả năng được đánh dấu sẽ bị bôi xanh. Chỉ khi nhấn phím Space (hoặc phím mũi tên) báo kết thúc từ, dấu bôi xanh mới hết. Việc bôi xanh chữ nhìn không quen hơi khó chịu. Và nếu chưa kết thúc từ mà di con trỏ sang chỗ khác thì toàn bộ kí tự bên phải từ bôi xanh sẽ bị mất. Thực ra đây là vấn đề thói quen. Dùng lâu sẽ quen và không thấy khó chịu như lúc đầu.

  • Còn một nhược điểm nhỏ nữa là khi gõ vài từ trong trường địa chỉ của Gmail, danh sách các địa chỉ hiện ra thì không dùng chuột chọn địa chỉ được mà phải dùng phím mũi tên (các loại trường nhập liệu có danh sách chắc cũng thế).


3- Chữ hoa có dấu tiếng Việt:
Trong các bản Linux, khi dùng font unicode của Microsoft (Arial, Times New Roman, ...) nhấn phím Caps Lock để gõ các tiếng Việt hoa có hai dấu (vd: TỔNG GIÁM ĐỐC) thì hai dấu đó bị thu nhỏ lại khó nhìn và khi in ra không rõ. Đây là điều quan trọng trong các văn bản hành chính, nhất là khi gõ tên người.
Trong Mandriva 2009 (và chắc các bản Linux khác cũng thế) có các font Times, Liberation Serif rất giống font Times New Roman và hiển thị hai dấu rất rõ.

11/20/08

Gartner: 85% công ty dùng phần mềm nguồn mở.

17 Nov 2008 11:45

Theo một nghiên cứu được tiến hành gần đây của hãng Gartner (một công ty hàng đầu về tư vấn và nghiên cứu thị trường IT), 85% công ty được điều tra đã dùng phần mềm nguồn mở (PMNM) và phần lớn trong số 15% còn lại dự kiến sẽ dùng trong năm tới.

Tuy nhiên, chỉ có 31% có quy chế chính thức về đánh giá và mua sắm PMNM. Gartner đã tiến hành điều tra 274 công ty trên khắp các châu Á/Thái Bình dương, châu Âu và Bắc Mỹ trong các tháng 5 và 6/2008 và công bố kết quả hôm 17/11/08.

Các công ty được điều tra đều thống nhất nêu rõ chi phí phần mềm thấp là lý do hàng đầu để họ chấp nhận PMNM, ngoài ra cũng có lý do muốn được bảo vệ chống lại việc bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp phần mềm duy nhất. Các lý do khác là thời gian tiếp cận thị trường nhanh và tránh được các quy chế, thủ tục mua sắm phức tạp.

Tuy nhiên, theo Gartner, việc thiếu quy chế chính thức về mua sắm, trang bị PMNM có thể làm cho công ty xâm phạm vào các tài sản tri thức. Cuộc điều tra cũng cho thấy các vấn đề quản lý là nguyên nhân hàng đầu trong các rào cản chấp nhận PMNM.

Phần mềm tự do không có nghĩa là không mất chi phí,” Laurie Wurster, giám đốc nghiên cứu của Gartner nói. “Các công ty cần phải có quy chế về mua sắm, trang bị PMNM, quy định rõ ứng dụng nào thì dùng PMNM và chỉ rõ các rủi ro về bản quyền tài sản trí tuệ hoặc các rủi ro liên quan đến việc hỗ trợ khi dùng PMNM. Một khi đã có quy chế, cần phải có các quy trình quản lý để triển khai quy chế đó.”

...

Trong danh sách các quy trình nghiệp vụ ứng dụng PMNM của Gartner, dịch vụ khách hàng xếp đầu tiên, sau đó là tích hợp hệ thống trong tổ chức, tài chính, quản lý và phân tích kinh doanh.

Nguồn: http://news.zdnet.co.uk/software/0,1000000121,39554840,00.htm

11/12/08

Các trường học của Nga chính thức dùng phần mềm nguồn mở



Các trường học của Nga chính thức chuyển sang dùng phần mềm nguồn mở.

30/10/2008

Sau nhiều thông báo sớm và các dự án thử nghiệm thành công, tại hội chợ Công nghệ Thông tin quốc tế InfoKom 2008 bộ trưởng Viễn thông Nga Igor Schegolev đã chính thức tuyên bố từ năm 2009 các trường học của Nga sẽ chuyển sang dùng Linux.

Theo ông Shegolev, đến cuối năm 2008 sẽ có 1500 trường dùng bộ phần mềm nguồn mở PSPO. Bộ Linux này do công ty ALT của Nga xây dựng gồm 4 phiên bản (Lite, Junior, Master, Terminal) và bộ Linux khoa học NauLinux dựa trên bản Scientific Linux 5.1 tiếng Nga. Bản Alt School 4.0 Lite dùng giao diện đồ họa nhẹ XCFE có thể chạy trên các máy có 256 MB RAM trở xuống. Các bản khác dùng giao diện đồ họa KDE.

62.000 trường khác sẽ được cung cấp hai bản Linux trong năm 2009 để lựa chọn, giám đốc marketing của ALT Linux Ilya Mashkin cho biết. Đến năm 2010, các trường sẽ kết thúc việc lựa chọn. Sau hai năm đó, các bản Linux giáo dục quốc gia vẫn sẽ miễn phí, nhưng các phần mềm bản quyền thì các trường phải tự mua.

ALT Linux phát triển từ bản Linux Mandriva tiếng Nga. Công ty ALT có tổng cộng 150 nhà lập trình.

11/9/08

Điểm qua vài bản Linux mới công bố 10-2008

Hai ba năm nay, tôi đã thử qua những hệ Linux hàng đầu theo xếp hạng của site Distrowach. Có thể nhận xét vắn tắt như sau (theo quan điểm của một người dùng văn phòng bình thường):





  1. Mandriva: là hệ dễ dùng nhất, thân thiện với người dùng nhất. Hệ này nổi bật ở Control Center có hướng dẫn từng bước (wizard) cho nhiều động tác cấu hình. Do dùng chung Control Center nên có thể chuyển đổi qua lại giữa Mandriva KDE và Mandriva Gnome tương đối dễ dàng. Quá trình cài đặt cũng đơn giản và dễ thực hiện. Giao diện đẹp, font màn hình sắc nét. Thậm chí các màn hình khởi động, màn hình desktop và screensaver cũng được liên tục cải tiến qua từng version. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây tất cả các trường học của Nga đã quyết định dùng các bản Linux Nga hóa trên nền Mandriva.




  2. K/Ubuntu: hệ này được quảng cáo tốt và luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng cũng như tin tức trên báo chí. Tuy nhiên, mức độ thân thiện với người dùng kém Mandriva. Nhiều động tác cấu hình, cài đặt phải tìm kiếm hướng dẫn, hỗ trợ từ Internet và khó làm. Bù lại, do được đầu tư tốt, quảng cáo tốt nên hệ có những ưu điểm như các server phần mềm nhanh, site hỗ trợ tốt, đội ngũ người dùng đông. Giá như Ubuntu có được những ưu điểm nói trên của Mandriva thì thật là hoàn hảo.




  3. OpenSUSE: đây là sản phẩm của một công ty lâu đời, rất mạnh trên thị trường khách hàng doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên cách cài đặt, cấu hình phức tạp, đòi hỏi có hiểu biết khá về chuyên môn. Nếu định nghiên cứu tìm hiểu kỹ về Linux thì hệ này là một công cụ tốt: chỉ cần tìm hiểu hết các mục trong các huớng dẫn cấu hình. Màn hình xấu.




  4. PCLinuxOS: đây là hệ phát triển trên nền Mandriva theo hướng thân thiện người dùng hơn nữa. Nhược điểm lớn nhất là không có công ty kinh doanh hậu thuẫn mà dựa hoàn toàn vào lao động tình nguyện. Do đó tiến độ xây dựng các phiên bản mới và cập nhật các phiên bản cũ rất chậm. Mặc dù vậy, do tính dễ dùng nên PCLinuxOS vẫn luôn nằm trong topten của Distrowach trong khoảng vài năm nay.




Gần đây, các phiên bản mới của các hệ Linux nói trên liên tiếp ra đời: Mandriva 2009.0 ngày 9/10/2008, Ubuntu 8.10 ngày 30/10/2008. Định kỳ 6 tháng một phiên bản do Ubuntu khởi xướng đã trở thành chuẩn. Dưới đây nêu vài nhận xét ban đầu về các phiên bản mới đó:




  1. Tích hợp các bộ phần mềm nguồn mở:


Mandriva tích hợp các bộ phần mềm nguồn mở mới nhất: KDE 4.1, GNOME 2.24, OpenOffice 3, Firefox 3, nhân Linux 2.6.27, X.Org 7.4, …. Riêng K/Ubuntu không hiểu vì sao vẫn dùng OpenOffice 2.4.


Một số phần mềm đã có trong KDE3, nay đã được chuyển đầy đủ sang KDE4 với nhiều tính năng bổ xung rất tốt (vd: Kontact). Đặc biệt, phần mềm Okular xem được các dạng file pdf, CHM, ps, odt dưới dạng chỉ đọc nhưng có các chức năng review: ghi chú, đánh dấu, khoanh tròn và tô màu được. Đây là những tính năng rất cần mà trước đây KPDF không có. Ngoài ra, Okular cho phép copy được một phần hay toàn bộ text của file PDF dán sang trình soạn thảo khác để soạn.


OpenOffice 3.0 khởi động nhanh hơn bản 2.4 nhiều. Những tính năng mới được đánh giá cao là: hiển thị các note sang bên lề trang (như Word), có thể cross-reference các heading của văn bản, mở và soạn được các file của Microsoft Office 2007 (docx, xlsx, pptx), đã có solver trong bảng tính, hỗ trợ thêm nhiều VBA macro, thêm nhiều option cho việc xuất file PDF. Đặc biệt, OpenOffice hiện cũng theo mô hình của Firefox: có một kho các extension các tính năng bổ xung để người dùng có thể chọn và cài đặt. OpenOffice 3.0 cũng đã được Việt hóa toàn bộ, kể cả một phần trợ giúp, có thể download về tại đây.


Một số trình tiện ích hệ thống được cải tiến, bổ xung khá hay. Ví dụ trình System Activity (mở bằng Ctrl+Esc) giờ cho phép tắt (kill) cả các processe thuộc quyền root bằng giao diện đồ họa. Trình Sweepper dùng xóa các thông tin cá nhân trong hệ thống và trong trình duyệt.


Tuy nhiên vì KDE4 là môi trường đồ họa mới nên một số phần mềm (Amarok, …) chưa hoàn thiện được như Amarok chạy trên KDE3. Một số phần mềm (ghi đĩa K3b, …) thậm chí còn chưa có phiên bản chạy trên KDE4 nhưng khi cài K3b cũ vẫn chạy tốt.




  1. Tiếng Việt:


Mandriva KDE cài bộ x-unikey-0.92 gõ được tiếng Việt trong web nhưng không gõ được trong OpenOffice 3 (một số ký tự có dấu bị mất, paragraph bị tự động đánh số).


Rất may là Mandriva KDE và GNOME đều dùng được bộ gõ scim. Chế độ gõ vi-telex đã được cải tiến: bỏ dấu cuối từ, xóa dấu bằng phím z, nhận biết được từ tiếng Anh, gõ tiếng Việt hoa trong OpenOffice Calc không bị lỗi xóa ngược sang trái. Nhìn chung, gõ tiếng Việt trong Mandriva bằng scim rất ổn trừ một điều hơi không quen là khi đang gõ các từ có dấu bị bôi đen và điền các địa chỉ có sẵn trong Gmail vào các trường To, Cc hơi khó (gõ vài từ đầu, địa chỉ hiện lên nhưng kích chuột vào thì không điền được địa chỉ, dùng phím mũi tên chọn địa chỉ rồi Enter thì OK).


Cách cài vắn tắt: mở Control Center, vào mục System, nhấn tiếp vào Manage localization for your system. Trong bảng hiện lên, chọn language là English (American) rồi nhấn Next. Trong màn hình tiếp theo nhấn Other Countries rồi chọn Input Method là SCIM. Chương trình sẽ tự cài một số phần mềm.


Sau đó nhấn tổ hợp phím Alt + F2, gõ từ scim vào ô trắng rồi Enter để chạy scim lần đầu. Nhấn phím phải chuột vào biểu tượng scim trên panel, chọn SCIM Setup. Trong màn hình Setup, chọn các mục Share the same input method và vi-telex (trước đó nhấn Disable All).


Khởi động lại máy, scim sẽ tự chạy. Chuyển đổi giữa bàn phím tiếng Anh và tiếng Việt bằng tổ hợp phím Ctrl + Space. Chú ý là chỉ chuyển đổi được khi con trỏ chuột đang nằm trong một trường nhập liệu (OpenOffice, thanh địa chỉ, thanh tìm kiếm của Firefox, v.v...).


Kubuntu 8.10 cài x-unikey-0.92 gõ tốt tiếng Việt trên web và trong OpenOffice 2.4. Khi cài bản OpenOffice 3 vẫn gõ được tiếng Việt không bị lỗi như ở Mandriva KDE. Kubuntu 8.10 không dùng được scim (hoặc phải chỉnh thế nào đó tôi không rõ).


Ubuntu 8.10 cài bộ gõ xvnkb-0.3-4ubuntu810 giới thiệu ở đây không gõ được. Cài scim theo hướng dẫn ở đây thì gõ tốt như với Mandriva.





  1. Giao diện:




Mandriva là hệ chăm chút đến giao diện nhất, kể cả các chi tiết nhỏ. Mỗi bản Mandriva mới đều được thay màn hình khởi động (splash screen), màn hình nền (desktop) và theme riêng. Mandriva KDE có một bộ ảnh màn hình nền khá đẹp, phù hợp cho nhiều cỡ màn hình. KDE4 có chế độ tự động thay màn hình nền theo kiểu slide.


K/Ubuntu có màn hình khởi động xấu, không thay đổi từ trước đến nay. Màn hình nền của Ubuntu 8.10 xấu kỳ dị (tất nhiên là có thể thay được). Kubuntu dùng bộ theme Oxygen mới nhất của KDE4 khá đẹp nhưng các cửa sổ không có viền nên hay bị lẫn khi chồng lên nhau.


Đặc biệt Mandriva thể hiện font màn hình rất sắc nét, trơn và đẹp. Do đó có thể chọn bất kỳ font nào tùy thích. K/Ubuntu chỉ có font FreeSans là được, các font khác bị gai, xấu.


KDE4 cũng nổi hơn hẳn so với KDE3 ở giao diện đẹp. KDE4 có các widget màn hình có thể tùy biến được. Trong đó hay nhất là widget Folder View cho hiển thị nội dung một folder tùy chọn lên màn hình desktop. Tuy nhiên hiện tại, số widget còn ít không bằng số các applet của KDE3. KDE4 đẹp hơn nhưng cũng nặng hơn nên bản netbook của Mandriva dùng GNOME.


Mandriva và Ubuntu đều có bản server. Bản Ubuntu server không có giao diện đồ họa, hoàn toàn dùng dòng lệnh (tất nhiên nếu muốn có thể cài thêm KDE hoặc GNOME). Mandriva server thì có đầy đủ giao diện đồ họa giống như kiểu REDHAT hoặc OpenSUSE.





  1. Cấu hình và chỉnh sửa các phần của hệ thống




Trong Mandriva KDE có hai nơi để cấu hình, hiệu chỉnh các thiết lập chung: Control Center (cấu hình chung cho mọi user, cần có quyền Admin) và System Settings (các thiết lập riêng của từng user). Mandriva GNOME cũng dùng Control Center này nhưng phần thiết lập riêng thì rải rác và không mạnh bằng System Settings (vd: Appearance của GNOME đơn giản hơn).


Control Center là điểm mạnh nhất, thân thiện nhất của Mandriva từ các phiên bản trước. Rất nhiều việc mà trong K/Ubuntu ta không biết làm như thế nào, phải đi tìm hướng dẫn trên Internet rồi cấu hình bằng tay thì trong Control Center có sẵn và hướng dẫn theo từng bước (wizard). Một vài ví dụ:





  • Setup card màn hình, card mạng, wireless, máy in, scanner và UPS.




  • Cài đặt font, nhập toàn bộ font, thư mục My Document và các setting từ Windows sang Mandriva




  • Thiết lập cách đăng nhập mạng LDAP, Active Directory, Windows NT.




  • Bật tắt các dịch vụ hệ thống (system services).




  • Quản lý các partition của ổ cứng (xóa, resize, mount, format, …).




  • Thiết lập các mức securities, thiết lập tường lửa, thiết lập hệ thống kiểm soát trẻ em truy cập Internet (parental control).




  • Thay đổi boot menu.




Nhược điểm của Control Center của Mandriva 2009 so với 2008 là bỏ sót phần printer setting (phải cài gói system-config-printer) và cài thử máy in HP 1020 không thấy nhắc cài firmware như trong Mandriva 2008 (phải cài bằng tay).





  1. Các kho phần mềm và trình quản lý cài đặt phần mềm.




Phần này thì K/Ubuntu hơn hẳn. Các kho phần mềm của K/Ubuntu nhiều phần mềm hơn, nhanh hơn và hiện có một số kho mirror tại Việt nam có tốc độ download lớn (của FPT, OpenLab, …tốc độ khoảng 200-300KB/s).


Trình quản lý cài đặt phần mềm của K/Ubuntu có một đặc điểm rất hay là cho phép search được cả trong phần mô tả (description) do đó dễ tìm phần mềm. Trình quản lý của Mandriva chỉ tìm được theo tên nên nếu không biết một cụm từ trong tên là không tìm được.


Mandriva hiện quản lý kho phần mềm theo một danh sách các mirror site trên toàn cầu, không chọn từng site riêng biệt. Nếu khi tải từ một site về bị lỗi kết nối hoặc không tìm thấy, ta apply lại lần sau nó sẽ tự chuyển sang site khác (chưa tự động chuyển). Tuy nhiên quá trình add các danh sách mirror này khá chậm và hay trục trặc (xem thêm cách khác ở site easyurpmi) .


Trong K/Ubuntu, các phần mềm thừa, không dùng đến có thể gỡ bỏ bằng lệnh sudo apt-get autoremove. Trong Mandriva, trình quản lý phần mềm tự động soát và hiện bảng thông báo các phần mềm thừa để gỡ bỏ qua giao diện đồ họa. Nhưng hiện nay, cơ chế này làm việc chưa chính xác: nó thông báo thừa phần lớn các file cơ bản của KDE4 và nếu gỡ đi là hỏng phải cài lại từ đầu.


Mandriva còn có trình Packages Stats liệt kê các phần mềm không dùng đến từ bao nhiêu ngày để có thể gỡ bỏ nếu muốn.





  1. Multimedia




Các định dạng multimedia phổ biến hiện nay (mp3, wma, real audio, …) vẫn là nguồn đóng do đó mặc định không cài sẵn trên các hệ Linux chính quy. Nhưng cả trong Mandriva và K/Ubuntu phiên bản này đều có cơ chế tự động nhận biết các codecs, plug-in chưa có và tự động cài.


Mandriva thực hiện việc này qua phần mềm Codeina của hãng Fluendo S.A. Khi chạy một file multimedia chưa có codec, chương trình này sẽ tự động hiện lên cho người dùng chọn: tải về và cài free codec hoặc mua codec của Fluendo.


Trong các phiên bản Linux trước, nghe, xem phim trong Firefox thường phải cài thêm mplayerplug-in dựa trên trình Mplayer là trình hỗ trợ nhiều codec nhất hiện nay nhưng giao diện trong Firefox hơi xấu và quá trình cache lâu. Firefox3 trong các bản Linux này có sẵn totem plugin dựa trên trình Totem có giao diện khá hơn. Totem dùng GStreamer hỗ trợ hầu hết các codec và chạy file theo kiểu streaming – thời gian thực, không mất thời gian chờ cache. Nếu muốn có thể cài Elisa, một Media Center dựa trên GStreamer có rất nhiều tính năng hay.





  1. Tương thích phần cứng




Như đã nói trong một post trước, ở các phiên bản cũ Mandriva có vẻ tương thích phần cứng tốt hơn K/Ubuntu. Đến phiên bản này, khi cài trên máy notebook Dell 700m, Mandriva thì không có vấn đề gì nhưng Ubuntu thì gặp trục trặc khi Restart và Shutdown: nhiều lần không tắt được phần mềm sound ALSA, phải tắt cưỡng bức bằng nút power và sau đó phải bật sound lại.





  1. Kết luận




Qua so sánh đại thể như trên, hệ nào cũng có cái hay cái dở. Tuy nhiên nhìn về tổng thể dùng Mandriva vẫn hay hơn theo cá nhân tôi.


So sánh chi tiết hơn hai bộ phần mềm này có thể xem tại đây.

7/1/08

MANDRIVA 2008: CÀI MÁY IN CANON LBP-1120, ... dùng CAPT driver (Update 2/7/2008).

MANDRIVA 2008: CÀI MÁY IN CANON LBP-1120, 1210, 2900, 3000, 3200, 3210, 3300, 3500, 5000, 5100, 5300 dùng CAPT driver

UDATE 24/3/2009: xem hướng dẫn cho Mandriva 2009.0 tại đây.


Các hướng dẫn dưới đây đúng cho tất cả các máy in dùng driver CAPT Printer Driver for Linux của Canon.
































































Printer NameDriver NamePPD File Name
LBP5100Canon LBP5100CNCUPSLBP5100CAPTK.ppd
LBP5300Canon LBP5300CNCUPSLBP5300CAPTK.ppd
LBP3500Canon LBP3500CNCUPSLBP3500CAPTK.ppd
LBP3300Canon LBP3300CNCUPSLBP3300CAPTK.ppd
LBP5000Canon LBP5000CNCUPSLBP5000CAPTK.ppd
LBP3210Canon LBP3210CNCUPSLBP3210CAPTK.ppd
LBP3000Canon LBP3000CNCUPSLBP3000CAPTK.ppd
LBP2900Canon LBP2900CNCUPSLBP2900CAPTK.ppd
LBP3200Canon LBP3200CNCUPSLBP3200CAPTK.ppd
LBP-1120Canon LBP-1120CNCUPSLBP1120CAPTK.ppd
LBP-1210Canon LBP-1210CNCUPSLBP1210CAPTK.ppd

Cách làm dưới đây trình bày ví dụ cho hệ Linux Mandriva nhưng có thể dùng tham khảo cho các hệ Linux khác.

Trước hết, mở Control Center, nhấn vào Hardware - Setup the printer(s) để cài một số phần mềm cần thiết.
Sau khi cắm và bật máy in, xuất hiện thông báo:

Nhấn nút OK, sau một lúc xuất hiện tiếp thông báo sau:

Thông báo cho biết, chương trình không chọn được driver và yêu cầu người dùng tự chọn trong danh sách bên dưới. Khi vào danh sách đó, chọn mục CANON cũng không thấy model LBP-1120. Vì vậy nhấn nút Cancel để kết thúc quá trình cài đặt này.
Sở dĩ có tình trạng trên vì máy in LBP-1120 thuộc một họ máy in của CANON dùng driver riêng của CANON là CAPT (nguồn đóng) vì vậy không được cài sẵn trong Mandriva.
Google search cụm từ "CAPT Printer Driver" ta sẽ tìm được ví dụ trang này có chứa driver cần tìm. Mở trang đó, cuốn xuống dưới cùng, tìm đến chỗ dưới đây:

Nhấn vào dòng CAPTDRV160.tar.gz (hoặc bản mới hơn) để tải file đó về. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục CAPTDRV160.
Mở thư mục đó, rồi mở tiếp thư mục doc ta thấy có file guide-capt-1.6xe.tar.gz. Nhấn chuột phải vào file rồi chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục guide-capt-1.6xE. Mở thư mục đó ra, nhấn chuột vào file manual_contents.html ta sẽ có một trang web hướng dẫn cài đặt. Về cơ bản các bước dưới đây làm theo hướng dẫn đó, có sửa đổi đôi chút cho dễ hơn.

  1. Mở thư mục CAPTDRV160/driver/rpm. Nhấn vào file cndrvcups-common-1.60-1.i386.rpm để cài trước, sau đó nhấn tiếp vào file cndrvcups-capt-1.60-1.i386.rpm để cài tiếp. (Mandriva dùng dạng đóng gói file cài đặt là rpm nên ta cài các file nói trên. Với những hệ Linux dùng dạng file deb thì mở thư mục CAPTDRV160/driver/deb để cài).

  2. Vào menu Menu - Tools - System Tools - KDE Control Center. Trong màn hình KDE Control Center, chọn mục Printers. Nhấn nút Administrator Mode để vào chế độ Admin. Nhấn vào menu Print Server - Restart Server để khởi động lại Print Server cho nó nhận các driver mới cài.

  3. Mở Terminal, chạy lần lượt ba lệnh sau:

    • su - Enter - nhập password của root rồi Enter tiếp.

    • /usr/sbin/lpadmin -p LBP1120 -m CNCUPSLBP1120CAPTK.ppd -v ccp:/var/ccpd/fifo0 -E rồi Enter.

    • /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP1120 -o /dev/usb/lp0 rồi Enter.


    Lệnh đầu tiên chuyển sang user root. Lệnh thứ hai đăng ký máy in với trình quản lý hàng đợi (print spooler). Lệnh thứ ba đăng ký máy in với ccpd daemon.

  4. Nhấn vào Menu - Run Command rồi chạy lệnh sau:
    kdesu kwrite /etc/rc.local (nhập password của root khi được hỏi).
    thêm dòng /etc/init.d/ccpd start vào cuối file rc.local rồi save và đóng kwrite lại.

  5. Quay trở lại màn hình KDE Control Center, vào mục Printer để cài máy in. (CHÚ Ý: không rõ tại sao nhưng chỉ cài máy in bằng KDE Control Center mới in được. Cài máy in bằng Mandriva Linux Control Center không in được).

  6. Khởi động lại máy tính.





Hiệu ứng màn hình 3D trong Linux, Compiz Fusion

Compiz Fusion


Trong các hệ Linux, việc quản lý các cửa sổ màn hình (windows) được thực hiện bởi các trình quản lý Metacity (trong GNOME) và KWin (trong KDE). Các thao tác với cửa sổ màn hình giới hạn ở mức đơn giản: mở, đóng, phóng to, thu nhỏ, di chuyển, v.v...

Năm 2006, Novell cho ra đời trình Compiz, làm việc với các card màn hình 3D để tạo ra các hiệu ứng màn hình động, 3D đẹp mắt. Một nhánh của Compiz là Beryl đến tháng 3/2007 tái hợp với cộng đồng phát triển Compiz tạo nên Compiz Fusion. Từ đó:


  • Compiz phát triển các chức năng lõi cơ bản về quản lý màn hình.

  • Compiz Fusion chuyên về cài đặt, cấu hình và phát triển các plugin bổ xung cho Compiz. Mỗi hiệu ứng sẽ là một plugin.


Các hệ Linux hàng đầu hiện nay đều có thể cài (hoặc được cài sẵn) Compiz Fusion. Đặc điểm:


  • Có rất nhiều hiệu ứng màn hình động đẹp, bao gồm cả các hiệu ứng có trong Vista và Mac OS.

  • Không yêu cầu cao về phần cứng, thậm chí các card màn hình onboard cũng dùng được.


Dưới đây trình bày cách kích hoạt và dùng Compiz Fusion trong Mandriva Linux 2008.1. Các hệ Linux khác, cách làm cũng tương tự.


  • Mở Mandriva Control Center. Kích vào Hardware ở cột bên trái rồi kích tiếp vào Configure 3D Desktop effects.




  • Trong màn hình hiện lên, chọn Compiz Fusion rồi nhấn OK.





  • Mở Install & Remove Software cài thêm hai gói plugin sau:




  • compiz-fusion-plugins-extra

  • compiz-fusion-plugins-unsupported




  • Sau khi log out ra rồi log in vào lại, nhấn vào menu Menu - Tools - CompizConfig Settings Manager để mở màn hình sau:


  • Trong đó có hàng chục hiệu ứng màn hình khác nhau tùy chọn. Nhấn vào tên hiệu ứng để xem các options và phím kích hoạt (mỗi hiệu ứng được kích hoạt bằng một tổ hợp phím nhất định). Ví dụ:



CHÚ Ý:

  1. Mỗi hiệu ứng đều có thể bật lên, tắt đi bằng cách kích vào ô vuông bên trái (màn hình trên. Nếu không biết tổ hợp phím kích hoạt thì nhấn vào tên hiệu ứng để xem ở màn hình dưới và có thể thay tổ hợp phím theo ý thích.

  2. Nếu card màn hình yếu thì không nên bật quá nhiều hiệu ứng, máy sẽ chậm thậm chí không hoạt động được. Lần đầu tìm hiểu nên tắt hết, bật lần lượt từng đợt một vài cái.


Dưới đây là một vài ví dụ:

Xoay khối lập phương các desktop (Desktop Cube): (Ctrl + Alt + nhấn và di chuột trái)




Hiển thị các desktop để chọn: (di chuột vào góc trên bên trái màn hình)



Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (Alt + Tab)



Hiển thị các cửa sổ đang mở trong một desktop (Windows Overview): (di chuột vào góc trên bên phải màn hình rồi kích chuột vào cửa sổ để chọn)



Cửa sổ cao su (Wobbly Windows): (nhấn chuột vào mép trên và di)




Trên đây chỉ là vài ví dụ, còn rất nhiều hiệu ứng khác

6/26/08

Một bộ Office mới: IBM Lotus Symphony 1.0

Ngày 30/5/2008, IBM đã chính thức cho ra đời bộ IMB Lotus Symphony 1.0. Đây là bản Office dựa trên nền OpenOffice nhưng có giao diện mới hoàn toàn và tích hợp với bộ Lotus Notes của IBM.

Cũng giống như các hệ điều hành Linux, trên nền OpenOffice hiện có một vài phiên bản khác nhau:

  1. Bản OpenOffice chính gốc: www.openoffice.org

  2. Bản OxygenOffice tăng cường, bổ xung thêm các template, clipart, font, hỗ trợ VBA, ...: http://sourceforge.net/projects/ooop

  3. Bản StarOffice, sản phẩm thương mại của Sun nhưng người dùng Windows có thể tải về dùng miễn phí qua Google Pack.

  4. Bản OpenOffice của Novell (Novell edition). Bản này có các sửa đổi bổ xung của Novell như hỗ trợ macro và tích hợp tốt hơn với các file MS Office, tích hợp với phần mềm mail Evolution của Novell, v.v.... http://www.novell.com/products/desktop9/features/ooo.html

  5. Bản IBM Symphony này http://symphony.lotus.com

  6. và một số bản khác.


Một vài nhận xét sơ bộ:

  1. Dung lượng file cài đặt khá lớn: 288 MB so với bản OpenOffice gốc 165 MB (có JRE).

  2. Sau khi tải file IBM_Lotus_Symphony_linux.bin xong, mở terminal và cài bằng lệnh:

    • Đối với K/Ubuntu: sudo ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin

    • Đối với Mandriva: trước tiên phải cài thêm gói phần mềm bc (dùng Install & Remove Software). Sau đó mở terminal: su (để chuyển sang user root) rồi ./IBM_Lotus_Symphony_linux.bin.



  3. Sau khi cài xong, khởi động lại máy, chạy từ Menu - Office - IBM Lotus Symphony, màn hình tổng hợp sau xuất hiện, nhấn vào một trong ba biểu tượng để mở phần mềm tương ứng.


  4. Giao diện đẹp hơn và khác hoàn toàn với OpenOffice và MS Office. Có một sidebar bên cạnh để hiển thị và thay đổi các tính năng của font, paragraph và page.


  5. IBM mới chỉ sửa được màn hình chính. Các màn hình con vẫn là của OpenOffice. Giao diện kiểu này có tốt hay không thì phải cần thời gian làm quen và dùng thử. Một trong những ưu điểm thấy ngay là nếu mở nhiều file thì mỗi file sẽ là một tab trong một màn hình chung, không cần phải mở nhiều phần mềm trong từng màn hình riêng biệt như các bộ Office hiện tại.

  6. Tốc độ khởi động chậm hơn hẳn và có cảm giác nặng nề hơn OpenOffice. Mặc dù OpenOffice hiện đã là 2.4 nhưng nền OpenOffice của Symphony vẫn chỉ là 1.1. Do đó về tính năng kém hẳn (không có equation editor, database, drawing program, ...). Theo thông báo thì phiên bản 2.0 sẽ cập nhật nhiều thay đổi hơn. Hiện tại, Lotus Symphony chỉ được mỗi giao diện đẹp và lạ.

6/19/08

Cài scanner trong Linux

Khác với máy in, scanner hiện được hỗ trợ trong Linux còn khá yếu. Nếu không gặp may, cài scanner vào Linux tương đối chật vật. Tôi thử cài hai loại scanner HP Scanjet 3770 và BenQ S2W 4300U vào một vài hệ Linux:

1- K/Ubuntu không có phần cài đặt scanner riêng. Với scanner BenQ S2W 4300U chỉ cần chạy phần mềm XSane (trong nhóm Graphics, Kubuntu không có sẵn phần mềm này, phải cài thêm) là tự động nhận được scanner và dùng được ngay. Với scanner HP Scanjet 3770 phải cài driver trước.

2- Mandrivar và OpenSUSE có wizard hướng dẫn cài từng bước (mà cũng còn khó nếu scanner không có sẵn trong database). Tôi chia sẻ một vài kinh nghiệm trong file "Cai scanner trong Linux.pdf" có trong kho dữ liệu Mediafire (xem link ở góc trên bên phải màn hình blog này).

6/7/08

Thị trường chứng khoán New York chuyển sang dùng Linux

Thị trường chứng khoán NewYork xây dựng nền tảng thương mại toàn cầu trên nền Red Hat Linux.


By Pam Derringer, News Writer


03 Jun 2008 | SearchEnterpriseLinux.com


zxc232 lược dịch


Thị trường Chứng khoán New York (The New York Stock Exchange – NYSE) đã chọn Red Hat Enterprise Linux (RHEL) làm hệ điều hành chính của Hệ thống nền thương mại toàn cầu mới (Universal Trading Platform) sẽ bắt đầu hoạt động ở châu Âu vào cuối năm nay và trên mạng toàn cầu của NYSE vào năm 2009.


Hệ thống này dùng để buôn bán không chỉ cổ phiếu, tiền mặt, các giấy tờ có giá mà còn cả các giao dịch kỳ hạn và hàng hóa. Ngoài phục vụ cho NYSE, hệ thống cũng sẽ phục vụ cho: Euronext, thị trường cổ phiếu tiền mặt lớn nhất châu Âu; Liffe, thị trường derivatives châu Âu; NYSE Arca Options, thị trường quyền mua bán điện tử.


“Do sáp nhập (Euronext vào NYSE), chúng tôi có một số hệ thống nền khác nhau không cần thiết,” Steve Rubinow, CIO của NYSE Euronext nói. “Mục tiêu là tạo một hệ thống nền chung cho nhiều sản phẩm, có thể buôn bán bất cứ thứ gì hiện có hoặc sẽ có, ở bất cứ đâu. Red Hat đóng vai trò cột trụ cho hệ thống đó.”


Red Hat mở rộng chỗ đứng trong thị trường tài chính.


Sau khi đã có chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng tài chính New York, thiết lập được các kỷ lục tốc độ giao dịch tại phố Wallchỗ đứng hiện tại ở thị trường chứng khoán New York, vai trò của Red Hat trong các sàn chứng khoán mới của NYSE không đáng ngạc nhiên.


Hệ thống nền thương mại toàn cầu mới của NYSE sẽ chủ yếu dùng Red Hat Enterprise Linux 5 (RHEL 5) chạy trên các máy chủ nhỏ hoặc máy chủ phiến (blade server).


Trước đây, NYSE đã dùng RHEL trong một số hệ thống nhỏ. Bước nhảy vọt diễn ra vào tháng 5 vừa rồi khi NYSE bỏ các máy chủ mainframe thay bằng hơn 600 máy chủ Hewlett-Packard chạy Red Hat.


Mục tiêu chuyển đổi là hiện đại hóa hệ thống buôn bán chứng khoán cả giao dịch trên sàn lẫn giao dịch điện tử qua mạng và hệ tin nhắn với các khách hàng hàng ngày. Khối lượng giao dịch và tin nhắn rất lớn và ngày càng tăng. Trong quý đầu năm 2008, số lượng giao dịch của NYSE và Arca Options lên tới 191 tỷ, tăng 24%. Hiện nay, số tin nhắn liên quan đến các giao dịch lên tới hảng tỷ tin mỗi ngày.


Thời gian xử lý một giao dịch đã giảm từ 10-12 giây vài năm trước xuống còn vài miligiây hiện nay.


Rubinow không nêu rõ dùng Red Hat thì rẻ hơn các hệ phần mềm trước bao nhiêu nhưng cho biết rõ ràng là rẻ hơn các phần mềm nguồn đóng và Linux là nền tảng đúng cho công việc. “Chất lượng của hệ điều hành Linux rất quan trọng đối với chúng tôi, và Red Hat Enterprise Linux đã đáp ứng vượt quá mong đợi.”

5/29/08

Phần cứng nguồn mở: OpenBook

Via công bố thiết kế máy tính nguồn mở.


Sau phần mềm nguồn mở, giờ đến lượt phần cứng nguồn mở.


Công ty chế tạo phần cứng máy tính Via Technologies vừa “nguồn mở hóa” thiết kế laptop OpenBook của công ty với ý định rút ngắn chu kỳ thiết kế và customization dễ dàng hơn.

Bất kỳ ai quan tâm có thể download tại đây các file thiết kế dạng CAD của mini-notebook OpenBook về sử dụng theo các điều khoản của giấy phép Common Attribution ShareAlike 3.0. Giấy phép này cho phép tự do copy, chia sẻ và thay đổi các file CAD.

Phó chủ tịch marketing của Via cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp hay và biết được cộng đồng nghĩ gì về thiết kế này”.

OpenBook dùng bộ vi xử lý Via C7-M 1,6GHz và chipset VX800. Màn hình 8.9-inch có độ phân giải 1024x600 pixel, ổ cứng 80GB hoặc lớn hơn. Mạng không dây hỗ trợ cả Wi-Fi và Bluetooth. Có thể trang bị (optional) cả module hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu AGPS, WiMax và các mạng cellular theo chuẩn EV-DO, HSPA, WCDMA.

Máy nặng 1kg, bàn phím đủ kích thước (full-size), có thể lắp đến 2GB DDR RAM, camera 2 megapixel, đầu đọc thẻ, pin 4-cell chạy được 3 giờ. Các hệ điều hành gồm: Windows Vista, Windows XP, Linux (gOS, SuSE Linux và Ubuntu). Tùy cấu hình, giá máy khoảng từ 500-800USD.

Via không phải công ty đầu tiên nguồn mở hóa thiết kế phần cứng. Tháng 3/2008, Openmoko đã công bố nguồn mở hóa thiết kế điện thoại smartphone Neo 1973. Điện thoại này chạy Linux, hỗ trợ các mạng GSM, GPRS, AGPS và Bluetooth.

5/26/08

Matxcơva dùng Mandriva và OpenOffice

Chính quyền vùng Matxcơva chuyển sang dùng phần mềm nguồn mở.


Open Source News - 13 May 2008 - Rest of the World - Deployments and Migrations

http://ec.europa.eu/idabc/en/document/7635/469


Chính quyền vùng Matxcova sẽ thực hiện một dự án thí điểm chuyển vài trăm máy để bàn sang dùng Mandriva Linux và cài OpenOffice trên hàng nghìn máy khác.


Dự án thí điểm này có mục đích cho hệ thống chính quyền vùng làm quen với một phương án thay thế các sản phẩm của Microsoft. Sau đó, tất cả các máy để bàn sẽ chuyển sang dùng Linux và OpenOffice, site tin tức Klerk của Nga cho biết.


Klerk cũng dẫn lời một thông báo của chính quyền vùng Matxcova nói việc thay đổi phần mềm này nhằm mục đích cắt giảm chi phí và tăng cường an ninh tin học.


Cán bộ chính quyền và các nhà quản lý IT sẽ được huấn luyện dùng Mandriva Linux và OpenOffice. Các công dân quan tâm cũng có thể thử phần mềm tại trung tâm huấn luyện ở Nakhabino, nằm cách thủ đô 20 km.


Chính quyền vùng sẽ dùng cả hai bản Mandriva thương mại và miễn phí. Công ty tin học Lynx và văn phòng đại diện tại Nga của Mandriva sẽ thực hiện việc huấn luyện và hỗ trợ người dùng.


5/23/08

Hướng dẫn cài Mandriva 2008 Spring

Tài liệu "Hướng dẫn cài đặt Mandriva 2008 Spring" hiện đã up lên site Mediafire (nhấn vào link ở góc trên bên phải màn hình blog).

Giới thiệu chung về Mandriva đã có trong một post trước.

5/21/08

Một kiểu máy tính mới: mainboard tích hợp sẵn Linux

Đây vừa là một ý tưởng độc đáo vừa được xem là một "chiến thắng lớn của Linux". Hãng sản xuất mainboard lớn nhất thế giới ASUS vừa công bố sẽ tích hợp công nghệ Splashtop của hãng DeviceVM vào các mainboard họ P5Q (P5Q Deluxe, P5Q-WS, P5Q3 Deluxe và P5Q-E.) và tiếp sau sẽ mở rộng ra toàn bộ các họ ASUS mainboard khác.

Trên mainboard sẽ có một thẻ nhớ Flash cài sẵn Linux tối thiểu và các phần mềm duyệt web Firefox, phần mềm xem ảnh và phần mềm chat Pidgin. Các đặc điểm chính:

1- Nhanh: Khi nhấn nút Power mở máy, chỉ vài giây sau là có thể làm việc được (duyệt web, dùng webmail Google, Yahoo, ... xem ảnh và upload lên các site lưu ảnh, chat với MSN, Yahoo, Google Talk, điện thoại bằng Skype).

2- An toàn: vì làm việc trong môi trường Linux nên không ngại virus, spyware, ...

3- Thân thiện với môi trường: vì bật máy nhanh nên khi xong có thể tắt, không phải để cả ngày như khi dùng các hệ điều hành Windows, Linux đầy đủ. Do đó tốn rất ít điện, góp phần giảm ô nhiễm.

4- Khi cần làm các việc khác, vẫn có thể khởi động vào Windows hay Linux cài trên ổ cứng như bình thường.

Hiện nay, mỗi tháng ASUS sản xuất khoảng 1 triệu mainboard P5Q, vì vậy sau một năm sẽ có 12 triệu người dùng Linux. Theo hướng này, việc tích hợp sẵn cả bộ Linux vào thẻ nhớ Flash và ổ cứng chỉ dùng ghi dữ liệu có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Tốc độ của bộ nhớ Flash nhanh hơn ổ cứng nên dùng Linux trên USB nhanh hơn hẳn cài trên ổ cứng. (Xem thêm bài Vài hệ Linux đặc chủng trên blog này). Khi đó ta sẽ có một máy tính khởi động rất nhanh, mở các chương trình cũng nhanh.

Xem thêm chi tiết và các màn hình chương trình tại đây.

5/16/08

Linux vừa thắng một hợp đồng lớn trong ngành tài chính


Linux vừa thắng một hợp đồng lớn trong ngành tài chính


May 15, 2008


http://www.desktoplinux.com/news/NS7320882318.html


Hãng phần mềm Red Hat Linux vừa thông báo: chi nhánh châu Âu của Sàn chứng khoán NewYork (NYSE Euronext) triển khai các phần mềm Red Hat Enterprise Linux (RHEL) và mạng Red Hat (Red Hat Network). NYSE Euronext dùng RHEL để chạy các ứng dụng then chốt trong môi trường mạng giao dịch tài chính cao tốc và “tối quan trọng” (mission-critical) của họ.



NYSE Euronext chọn Linux do tính linh hoạt cao, không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp, tiết kiệm chi phí và xử lý được tải nặng. Red Hat đã đánh bại các hãng Linux khác vì nhiều lý do, trong đó có việc RHEL hỗ trợ những chỉ dẫn của dự án nguồn mở Security-Enhanced Linux (SELinux) .

Các phần mềm của Red Hat chạy trên 200 máy chủ HP ProLiant DL585 bốn bộ vi xử lý, 400 máy chủ dạng phiến ProLiant BL 685c dùng bộ vi xử lý dual-core AMD Opteron. NYSE Euronext dự kiến sẽ dùng thêm vài trăm giấy phép RHEL trong 18 tháng tới.


[................]



Giám đốc Thông tin của NYSE Euronext Steve Rubinow nói: “Thương mại điện tử đang phát triển như vũ bão. Linux là hệ điều hành phát triển nhanh nhất phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử. Linux có sự linh hoạt (flexibility) mà chúng tôi mong muốn và chúng tôi cảm thấy phù hợp với môi trường của chúng tôi. Red Hat đáp ứng các yêu cầu đề ra. Red Hat thâm nhập vào mọi ngóc ngách của kiến trúc hệ thống. Không có nó, phần lớn máy tính của chúng tôi không hoạt động được.”

5/3/08

Trả lời một bài báo

Một “chuyên gia Linux Việt kiều” vừa phê phán tôi trên VnExpress. Đây là câu trả lời của tôi.


Các nhà sản xuất máy tính thúc dục các nhà sản xuất thiết bị tạo sản phẩm phần cứng tương thích Linux



By Steven J. Vaughan-Nichols on May 02, 2008 (7:00:00 PM)

Lược dịch Zxc232



Trong nhiều năm, các nhà sản xuất linh kiện và thiết bị ngoại vi máy tính không thèm biết đến thị trường máy tính cá nhân Linux. Họ cho rằng thị trường đó quá nhỏ, không đáng quan tâm. Tình hình nay đã thay đổi. Tại cuộc họp của Linux Foundation tháng 4/2008 tại Austin, Texas, các nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn ASUS, Dell, Hewlett-Parkard và Lenovo nói rằng họ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất OEM chipset, linh kiện và thiết bị ngoại vi cung cấp các sản phẩm phần cứng tương thích Linux. (OEM, original equipment manufacturers- nhà sản xuất thiết bị gốc).


Khi người dùng Linux yêu cầu thì là một chuyện. Nhưng khi các công ty nhiều tỷ đôla yêu cầu thì lại là một chuyện khác hoàn toàn. Đó là một đơn hàng mà các nhà sản xuất OEM không thể từ chối.

Nói một cách chính xác, các công ty sản xuất máy tính tuyên bố trong cuộc họp nói trên rằng họ sẽ đưa vào trong đơn đặt hàng yêu cầu “rất mong muốn” có các driver nguồn mở đi kèm thiết bị. Một số nhà sản xuất máy tính nói họ sẽ còn đi xa hơn. Trong vòng sau của các hợp đồng OEM, họ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất OEM giao thiết bị cùng với Linux driver hoặc API (application programming interfaces) mở để có thể dễ dàng xây dựng Linux driver.

Một số công ty như VIA Technologies, nhà sản xuất bo mạch chủ và chip không cần đợi yêu cầu trên của các nhà sản xuất PC. VIA đã tuyên bố tại cuộc họp rằng họ sẽ nguồn mở hóa tất cả các sản phẩm của họ. Timothy Chen, trợ lý đặc biệt của chủ tịch VIA, nói “VIA chưa nguồn mở hóa nhiều, đó là một việc khá khó khăn, nhưng đến cuối tháng này, các bạn sẽ thấy chúng tôi nguồn mở hóa.”

VIA đã giữ lời hứa. Ngày 30/4/2008, VIA đã mở site VIA Linux Portal Web cho công chúng. Như món quà đầu tiên, VIA đã công bố các driver mã máy của chipset đồ họa VIA CN896 digital media IGP cho các hệ Linux Ubuntu 8.04 và SUSE Linux Enterprise Desktop 10SP1. Công ty sẽ công bố tài liệu kỹ thuật và mã nguồn driver trong các tuần tới cùng với một forum chính thức và công cụ theo dõi lỗi (bug tracking). VIA dự kiến sẽ đưa ra một lịch công bố các phiên bản driver cố định sao cho các driver của họ đồng bộ với các phiên bản nhân Linux của các bộ Linux chủ yếu.

Các nguồn tin thân cận với các nhà sản xuất chip Wi-Fi cho biết họ tối thiểu cũng sẽ cung cấp các driver Linux dạng mã máy của chip. Các nhà lãnh đạo hai công ty Atheros CommunicationsBroadcom Corp. đã nói trong chỗ riêng tư rằng họ dự kiến thay đổi cách hỗ trợ Linux. Có sự thay đổi đó vừa do các nhà sản xuất máy tính lớn hỗ trợ Linux và do sự hỗ trợ Linux của chip Wi-Fi Intel đã bắt đầu ảnh hưởng tới thị trường của họ.

Cũng đáng chú ý là Luis R. Rodriguez, lãnh đạo dự án driver nguồn mở Atheros ath5K bằng kỹ thuật reverse-engineering đã tuyên bố hôm 15/4 rằng Atheros đã thuê ông như kỹ sư phần mềm toàn thời gian với nhiệm vụ làm cho mỗi thiết bị của Atheros được hỗ trợ trong nhân Linux.

Nếu khuynh hướng trên tiếp tục, sẽ đến ngày người dùng Linux có thể yên tâm rằng mọi thiết bị họ mua đều hỗ trợ Linux.

(Ghi chú:

  • reverse-engineering: do các nhà sản xuất giữ kín hồ sơ kỹ thuật và mã nguồn driver nên các nhà lập trình nguồn mở phải dùng các kỹ thuật đo lường và phần mềm để suy đoán ngược cách hoạt động của thiết bị và từ đó viết ra các driver nguồn mở. Tất nhiên là không thể tốt bằng driver của chính hãng nhưng cũng dùng được. Ví dụ điển hình là các driver nguồn mở card màn hình NVIDIA và ATI.

  • các thông tin trên là mới nhất. Nhưng các nhà sản xuất OEM cũng đã làm điều đó trước đây rồi. Ví dụ: các site Linux driver cho chip đồ họa và chip Wi-Fi của Intel tại đâytại đây -NVIDIA và ATI đều đã có Linux driver, máy in HP cũng vậy, v.v... Tất nhiên Linux driver chưa thể phổ biến được như Win driver nhưng xu thế là không phải bàn cãi- ND)



P/s: trong tin học, cập nhật là chuyện sống còn. Với Linux lại càng sống còn hơn. Đem kinh nghiệm với Ubuntu 6.04 để bàn bây giờ đã là chuyện buồn cười rồi.

Cài nhiều bộ Linux lên cùng một máy

Cài nhiều bộ Linux trên cùng một máy


Linux hiện nay có tới hàng trăm bộ với rất nhiều ý tưởng độc đáo khác nhau (ví dụ xem tại đây). Khi đã tương đối thạo một bộ, có thể cài và tìm hiểu một bộ khác (cho nhu cầu sử dụng thông thường) không khó khăn gì.


Các bộ Linux hiện đều có bản cài chỉ gồm 1 đĩa CD (khoảng 700MB). Tải về ngay cả với kết nối wifi với tốc độ trung bình 150KB/s mất khoảng hơn một tiếng. Có hai cách tải: nhấn vào file có đuôi iso để tải trực tiếp về bằng một chương trình Download Manager (ví dụ DownThemAll trong Firefox) hoặc nhấn vào file có đuôi torrent để tải về qua mạng chia sẻ bằng một chương trình download file torrent (ví dụ KTorrent). Nếu bản Linux đã ra một thời gian thì tải bằng torrent nhanh hơn.


File tải về dù theo cách nào đều có đuôi là iso. Nếu trên máy đã có một chương trình ghi đĩa CD (Nero, K3b, Brasero,...) nhấn vào file chương trình sẽ tự chạy sẵn sàng cho ghi. Tôi thường dùng K3b, ngay bước đầu tiên chương trình sẽ tính lại số kiểm tra md5sums của file đã tải, so sánh số này với số công bố trên site để chắc rằng file tải về không có lỗi. Nếu hai số không khớp nhau thì phải tải lại file khác. Khi ghi vào đĩa, nhớ chọn chế độ kiểm tra lại sau khi ghi để chắc là quá trình ghi không có lỗi. Quá trình ghi bằng K3b đơn giản, tự động không có gì khó.


Tiếp theo cần dọn dẹp các vùng ổ cứng Windows. Khởi động vào Windows, nhấn phím phải vào từng ổ, chọn Propeties rồi chọn Check disk (nếu là ổ C thì phải khởi động lại máy). Trước khi boot bằng đĩa CD Linux, Windows phải shutdown trơn tru. Những điều trên là cần thiết vì nếu vùng ổ Windows có lỗi, Linux sẽ không tự động mount vùng ổ đó được. Nên chia riêng một ổ D rồi move My Documents vào đó để sau này dùng chung với Linux.


Dùng Partition Magic hoặc Gparted, QTparted hay một chương trình Manage disk partition khác trong Control Center của Linux (khi boot bằng đĩa Linux vào chế độ LiveCD) để:





  • Resize thu nhỏ vùng Windows về mức tối thiểu, tạo khoảng trắng trên ổ.




  • Tạo một vùng swap khoảng 0,5 -1GB (khai format vùng đó là swap để dùng chung cho các bộ Linux sẽ cài).




  • Tạo các vùng (partition) sẽ cài Linux, mỗi vùng tối thiểu 3GB, format là ext3. Để tránh nhầm lẫn sau này, tốt nhất là các vùng nên có dung lượng khác nhau, ví dụ 3; 3,5; 4; 4,5GB, v.v.....




Màn hình sau khi tạo xong trong Mandriva, PCLOS có dạng như sau (các bộ Linux khác cũng tương tự):



Khi khởi động từ đĩa CD để cài Linux, đến mục Prepare partitions (hoặc tên tương tự tùy bộ Linux) chọn mục Manual ... (không chọn các mục Guided...)


Màn hình tương tự như trên sẽ xuất hiện. Mỗi hệ Linux cần tối thiểu hai partion: một partition có format là ext3, mount vào thư mục gốc / và một partition có format swap.


Nhấn chuột chọn partition định cài Linux rồi mount nó vào thư mục /


Cách mount ở đây cũng tùy bộ Linux đang cài. Với Mandriva, PCLOS, nhấn vào nút Mount ở bên dưới. Với K/Ubuntu, nhấn nút Edit, v.v....


CHÚ Ý: để tránh cài đè lên một partition đã cài bộ Linux khác hoặc Windows, nên chọn partition cẩn thận. Nhanh nhất là căn cứ vào dung lượng partition đã tạo ở trên (ví dụ: các vùng màu xanh là Windows không chọn, 3GB cài PCLOS, 3,5GB cài Mandriva, 4GB cài Ubuntu, v.v....)


Khi chọn thư mục mount xong, tiếp tục nhấn nút Done (hình trên với Mandriva) hoặc nút Next (với K/Ubuntu, OpenSUSE) để tiếp tục quá trình cài đặt. Không cần chọn partition swap vì chương trình sẽ tự chọn.


K/Ubuntu sẽ tiếp tục cài đến hết. Mandriva và PCLOS sẽ dừng lại ở phần tạo bootloader và cho hiện boot menu để kiểm tra:



Boot menu ví dụ ở trên đã sửa. Ba hàng đầu ứng với ba chế độ khởi động của hệ Linux vừa cài. Các hàng sau là những hệ đã cài trước đó trên ổ cứng (kể cả Windows). Nếu thiếu hàng nào, nhấn nút Add để bổ xung.


CHÚ Ý: Mandriva và PCLOS nhận biết các hệ đã có không tốt lắm và bổ xung cũng phức tạp, nếu không thạo thì đừng làm. K/Ubuntu và OpenSUSE nhận biết tốt hơn do đó nên cài sau cùng, trong boot menu sẽ có đầy đủ các hệ.


Khi cài xong, khởi động lại máy sẽ xuất hiện boot menu trên để chọn. Nếu để nguyên, máy sẽ khởi động vào hệ Linux cài sau cùng. Chọn hệ nào thì dùng phím mũi tên di chuyển thanh sáng xuống dòng đó rồi Enter.


Các bộ Linux hiện nay đều tự động mount các partition Windows ở chế độ đọc-ghi. Vì vậy, khi làm việc trong một bộ Linux, ghi văn bản vào thư mục My Document của Windows thì khi chuyển sang dùng bộ Linux khác hoặc dùng Windows vẫn truy cập được văn bản đó.


Boot menu được lưu trong file /boot/grub/menu.lst. Khi cần có thể dùng quyền root và một chương trình soạn văn bản mở ra để sửa.


Ví dụ trong Ubuntu, nhấn Alt+F2 rồi chạy lệnh sau:


gksu gedit /boot/grub/menu.lst