12/31/08

Biên tập file pdf trong Linux.

Từ năm 2006 đến nay, Linux đã có bước tiến dài về biên tập file pdf.

1- Tạo file pdf: ở các version trước, OpenOffice đã có khả năng xuất các file đang soạn thành file pdf. Nhưng đến OpenOffice 3.0, khi Export as PDF ta có cả một màn hình với nhiều options để lựa chọn.

2- Sửa file pdf: OpenOffice Draw 3.0 mở được file pdf. Sau đó có thể sửa ảnh, sửa text trong file, thêm thắt nhiều thứ và xuất ra khá nhiều định dạng khác nhau. KWord, trình soạn văn bản trong bộ KOffice, có thể import file pdf để sửa rồi save as lại thành file doc hoặc odt.

3- Xem file pdf: Okular là chương trình xem nhiều loại file (PDF, Postscript, DjVu, CHM,...). Đặc biệt, Okular có chức năng Review, cho phép chèn hai dạng note, khoang vùng, tô màu các đoạn text và thêm được ghi chú vào các đường khoanh vùng, tô màu đó.

okular

Tuy nhiên chỉ có chương trình Okular mới xem được các đánh dấu và ghi chú đó. Các chương trình xem file pdf khác như KPDF, Adobe Reader không xem được.

Ngoài ra, Okular có thể tách các text trong file pdf, xuất ra thành file text (không có định dạng). Điều này rất tiện nếu ta muốn tận dụng text đã có.

Tất nhiên Adobe Reader for Linux cũng dùng xem file pdf, nhưng không có các tính năng Review như Okular.

12/30/08

Một số extension có ích của OpenOffice.

Một trong những tính năng hay nhất của Firefox là các add-ons của nó. Add-ons của Firefox gồm ba loại: extensions – tính năng mở rộng, theme- các chủ đề trang trí màn hình và plugin – các cầu nối để Firefox dùng được các phần mềm bên ngoài.


Một số phần mềm nguồn đóng cũng có add-ons nhưng số lượng ít và thường là phải mua. Ngược lại, kho add-ons của Firefox rất lớn và miễn phí. Do tính chất nguồn mở, nếu bạn thấy cần một tính năng nào đó mà hiện Firefox không có, bạn có thể tự tìm hiểu và viết thêm tính năng đó, gửi lên site của Firefox cho mọi người thử, góp ý và sử dụng.


OpenOffice theo gương Firefox hiện cũng đã có kho extension riêng. Dưới đây điểm qua một số extension hay và có ích.


Địa chỉ site extension là http://extensions.services.openoffice.org/ hoặc nhấn vào menu Tools – Extension Manager – Get more extensions here.


Extension Manager là trình cài đặt, gỡ bỏ, đặt cấu hình cho extension. Các tên extension dưới đây đều chứa các link của site tương ứng.



OvniConv


Chuyển mã font tiếng Việt TCVN3 (.VnTime, .VnArial, ....) và VNI sang font unicode rất đơn giản và giữ nguyên các format của văn bản. Dễ dùng hơn cả chức năng Chuyển mã nhanh (bằng clipboard) của Unikey for Windows:


Mở văn bản, nhấn vào menu Tools -> Add-Ons -> Convert to Unicode . Xong!



Đã thử văn bản có một đoạn font TCVN, một đoạn font VNI, một đoạn font Unicode. Sau khi làm như trên, tất cả đều là unicode.

Vietnamese SpellChecker


Kiểm tra chính tả tiếng Việt.


Điều đáng buồn và xấu hổ là hai extension trên và cả dự án Việt hóa OpenOffice đều do người nước ngoài thực hiện. Trong khi đó ngay thổ dân Maori cũng tự làm bộ kiểm tra chính tả cho ngôn ngữ của họ!



Professional Template Pack – English và Professional Template Pack II – English


Bộ 200 bản mẫu: thư tín công vụ và cá nhân, kế hoạch và dự toán, bản trình diễn, name card, ....



An OxygenOffice Extra – Gallery


Gồm rất nhiều thứ bổ xung: các thư viện hình ảnh trang trí, các template.



DataForm


Tạo form để nhập liệu cho bảng trong bảng tính Calc.



OpenOffice.org2GoogleDocs


Xuất, nhập các file văn bản và bảng tính từ OpenOffice với các bộ Office online Google Docs và Zoho.



OoGdocsIntegrator


Tương tự như extension OpenOffice.org2GoogleDocs



Sun Presentation Minimizer


Dùng giảm kích thước các file trình diễn.



CADOO.o


Dùng vẽ bản vẽ kỹ thuật đơn giản bằng OpenOffice Draw.



Dmaths


Dùng viết công thức toán học. OpenOffice có tính năng Insert Formula nhưng khó dùng. Đây là một extension hay.



MultiSave


Open Document hiện là chuẩn văn bản quốc tế, là định dạng gốc của OpenOffice, kích thước file nhỏ, mở nhanh và chạy trơn tru (các file trình diễn Impress). Tuy nhiên MS Office lại là chuẩn mặc định của đa số người dùng hiện tại. Extension này cho phép đồng thời save file thành hai file theo hai chuẩn trên và cả file pdf.



Khi sửa, mở file Open Document (odt, ods, ...), sau đó dùng Multisave, các kết quả sửa sẽ đồng thời cập nhật vào cả ba file.

MultiDiff


Tương tự MultiSave.



Amortization Schedule


Lập bảng tính lịch trả lãi cho một khoản vay lãi suất cố định



Debt Reduction Calculator


Một bảng tính nữa cho các khoản vay.



Savings Calculator


Lập bảng tính các khoản gửi tiền tiết kiệm.



Mortgage Payment Calculator


Lập bảng tính các khoản vay thế chấp.



Auto Starter for Presentation documents


Các file trình diễn của Impress hiện không tự chạy và Impress cũng chưa hỗ trợ file tự chạy pps của MS Powerpoint. Extension này bổ xung tính năng đó.



DeltaXML ODT Compare


So sánh hai văn bản, tạo một văn bản mới hiển thị danh sách các thay đổi.



Alba


Chèn trang theo các hướng khác nhau Portrait/Landscape.



FastMailMerge


Chọn nhanh các cột dữ liệu trong bảng tính để tạo ra các văn bản, mail rồi in ra hoặc gửi mail hàng loạt. (bổ xung cho Tools – Mail Merge wizard).



eTOK - eTraining Operating Kit


Các công cụ để tạo các chương trình đào tạo eLearning, trình diễn, bán hàng, ... qua Web.



Text Clipboard


Chọn vùng văn bản (text block) để cut, copy, paste.












12/27/08

Thử bộ gõ tiếng Việt scim-unikey trên Mandriva 2009 KDE (update 29/12/08)

Đã có một ý tưởng rất hay là tích hợp unikey vào scim. Cộng đồng Ubuntu Việt đang thử nó tại đây.

Tôi đã thử bản scim-unikey-0.1.2a-manual-install.tar.gz tải về từ đây trên Mandriva 2009 KDE.

Cách cài đơn giản: sau khi đã cài scim-m17n như đã nêu trong vài post trước, giải nén file trên. Dùng quyền root copy file unikey.so trong thư mục x86 (hoặc x64 cho máy 64bit) vào thư mục /usr/lib/scim-1.0/1.4.0/IMEngine/, copy file scim-unikey.png vào thư mục /usr/share/scim/icons/. Logout ra rồi Login lại.

(UPDATE: tại site nói trên đã có bản cài đặt rpm cho Fedora và cũng cài tốt trên Mandriva 2009: tải về, nhấn chuột vào file, nhập password của root là xong).

Trong Scim Setup, bộ gõ mới này có khá nhiều kiểu gõ tiếng Việt, chọn Telex - Unicode có icon màu da cam để thử. Dưới đây là bài tôi đã post trên diễn đàn Ubuntu Việt:

"Xin chia sẻ vài kết quả thử các bộ gõ tiếng Việt trên Mandriva 2009 KDE4, Kubuntu 8.10 (telex - unicode)
1- x-unikey: x-unikey-1.0.4 gõ được trong Man2009, nhưng có các lỗi sau:
    a/ thỉnh thoảng bị mất tiếng Việt (phải Ctrl+Shift hai lần tắt bật tiếng Việt thì lại gõ tiếp được),
    b/ thỉnh thoảng bị treo bàn phím khi chuyển ứng dụng,
    c/ phải nhấn F2 trước khi gõ trong ô của Calc, nếu không khi nhấn Shift để gõ chữ Việt hoa bị xoá hết các chữ đã gõ trước.

Bản 0.9.2 không gõ được trong Man2009. Đã thử cài từ source nhưng báo lỗi tùm lum.
Kubuntu: Lỗi a/ và c/ cũng gặp trong Kubuntu. Bản 0.9.2 thì không bị hai lỗi đầu và nếu chấp nhận nhấn F2 thì dùng được.
2- scim:
Bản scim có sẵn (scim-m17n) gõ tốt trong cả Man2009 KDE, GNOME và K/Ubuntu nhưng có các nhược điểm:
    a/các từ nhận dấu bị đánh dấu bằng ô chữ nhật màu xanh không quen mắt, rất khó chịu.
    b/ phải có phím báo kết thúc từ (space, dấu chấm, phảy, ... hoặc phím mũi tên phải), nếu không báo, khi di con trỏ đi nơi khác bị mất ký tự và
    c/ khi gõ vài từ đầu của địa chỉ mail trong Gmail, danh sách địa chỉ đã có hiện lên, nếu chọn bằng chuột không điền được.

Copy file vi-telex-locdt.mim vào /usr/share/m17n và chọn cách gõ này thì không bị đánh dấu từ nhận dấu bằng ô mà chỉ có dấu gạch chân, đầu mút bên trái dấu là từ nhận dấu. Hai nhược điểm b/, c/ vẫn còn.
Một lỗi nữa: scim không gõ được tiếng Việt trong Quick Search Box của Google Desktop, một search engine theo tôi là hay nhất bây giờ trong Linux (search được tiếng Việt unicode trong file, index sẵn nên search rất nhanh). x-unikey thì gõ được.
3-scim-unikey-0.1.1a-manual-install:
Thử trong Man2009 KDE4. Gõ tốt trong KMail, Writer và Calc, không còn bị cơ chế đánh dấu từ nhận dấu và phải báo kết thúc từ (rất hay). Trong Impress và Firefox (Gmail, Zoho, forum) không gõ được (khi gõ dấu, nháy nhẹ nhưng không ra tiếng Việt).
Ba nhược điểm nêu trên của scim không lớn với người ham Linux và chịu tập thói quen mới, nhưng là cản trở lớn nếu định phổ biến Linux cho người dùng bình thường. Vì vậy rất hy vọng vào scim-unikey.
Thêm một đề nghị nữa: font TCVN bị lỗi chữ "ư" trong OpenOffice. Cài unikey for Windows vào Linux bằng wine rồi dùng cơ chế chuyển mã clipboard, sau đó chọn các ký tự - thay cho chữ "ư' trong văn bản, dùng Find & Replace để thay bằng "ư" unicode thì có thể chuyển mã TCVN sang unicode nhưng cách làm này hơi phức tạp với người bình thường.
Nếu có thể tích hợp chuyển mã clipboard vào scim-unikey nữa thì tuyệt vời.

Kết luận: Trước mắt có thể dùng như thế này:

1- Trong Scim Setup chọn cả hai kiểu gõ vi-telex-locdt và Telex - Unicode (của scim-unikey). Với Telex - Unicode khai báo thêm cặp phím nóng là Ctrl+Shift.

2- Khi gõ trong Writer và Calc thì dùng Telex - Unicode. Gõ được hoàn toàn như x-unikey, không phải báo kết thúc từ.

3- Khi gõ trong Impress và Firefox, nhấn Ctrl+Shift để chuyển sang vi-telex-locdt. Ctrl+Shift sẽ chuyển qua lại giữa hai kiểu gõ tiếng Việt nói trên. Chuyển sang bàn phím tiếng Anh dùng Ctrl+Space.

Đây là một hướng rất có triển vọng. Hy vọng tác giả sẽ tiếp tục cải tiến. Thank!"

UPDATE (29/12/08): khi gõ trong Writer, scim-unikey bị xung đột với chức năng Word Completion trong AutoCorrect. Nếu gõ một từ có phần đầu trùng với từ tiếng Anh trong Word Completion thì dấu tiếng Việt hiển thị không đúng nữa. Phải tắt Word Completion đi (bỏ chọn Enable), nhưng như thế lại mất một tính năng hay của Writer.

UPDATE (23/1/2009): ổn rồi, xem bài SCIM-UNIKEY trên Mandriva 2009 và Linux Mint 6

12/7/08

Gõ tiếng Việt telex bằng scim trong Mandriva 2009.

Trong những post trước đã trình bày hai cách gõ tiếng Việt trong Mandriva 2009 bằng scim (nguyên bản) và x-unikey. Cách nào cũng có nhược điểm:

  • x-unikey-1.0.4 thỉnh thoảng bị mất tiếng Việt hoặc treo bàn phím. x-unikey-0.9.2 bị lỗi dấu nặng.

  • scim dùng file vi-telex nguyên bản thì bị đánh dấu ký tự. Không quen rất khó chịu.


Có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm trên bằng cách dùng scim với file vi-telex-locdt.mim. Cách làm như sau:

  • Gỡ x-unikey (nếu đã cài):

    • Nhấn vào Menu - Install & Remove Software rồi gỡ bỏ x-unikey.

    • Mở file .bash_profile xoá ba lệnh export đã thêm vào khi cài x-unikey.

    • Disable hoặc remove lệnh khởi động x-unikey trong Autostart.



  • Cài scim như đã hướng dẫn trong post "Tiếng Việt trong Mandriva 2009".

  • Tải file vi-telex-locdt.mim Mediafire về.

  • Mở terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như root, dùng mc (nếu đã cài) hoặc dùng lệnh:
    cp    vi-telex-locdt.mim    /usr/share/m17n

    để copy file vi-telex.locdt.mim vào thư mục /usr/share/m17n. Mở lại thư mục đó để kiểm tra xem file được copy chưa.

  • Mở Run Command, chạy lệnh scim rồi vào Scim Setup, chọn cách gõ vi-telex-locdt. Khởi động lại máy.

  • Biểu tượng của cách gõ này trên panel là vi-telex-locdt


Gõ telex tiếng Việt unicode bằng scim dùng file này không bị đánh dấu ký tự (chỉ còn dấu gạch chân đánh dấu vị trí bỏ dấu tiêng Việt). Chỉ còn một lỗi nhỏ là không chọn điền địa chỉ trong Gmail bằng chuột được (dùng phím mũi tên). Trong OpenOffice Calc, không bị lỗi xoá từ như x-unikey.

CHÚ Ý: Khi gõ kiểu này trong OpenOffice, Kmail, ..., dưới mỗi từ có dấu gạch chân đánh dấu ký tự ở mút trái là ký tự nhận dấu tiếng Việt. Phải có ký tự báo kết thúc từ: nhấn phím Space, đánh dấu chấm, dấu phẩy hoặc phím mũi tên phải, dấu gạch chân sẽ mất. Nếu vẫn còn dấu gạch chân, khi dùng chuột nhấn sang chỗ khác sẽ bị mất các ký tự gạch chân.

Khi soạn thảo trong Web (Gmail, Zoho, YahooMail, ...) thì không cần báo kết thúc từ, ký tự gạch chân vẫn không bị mất.

Các bộ gõ "nội" xvnkb và x-unikey khi Linux phát triển đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Mặc dù scim cũng chưa phải hoàn thiện nhưng có lẽ đây là hướng có tương lai.

Sơ bộ thấy rất ổn. Để kiểm tra thêm một thời gian nữa xem sao.

12/6/08

kdesu và root menus trong Mandriva 2009

Trong Mandriva 2009, một số lệnh với quyền root bị các tác giả dấu kín hoặc không cài nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống, ngăn không cho user "nghịch ngợm". Có thể bổ xung chúng như sau:

UDATE (28/3/2009): hiện Root Actions Servicemenus 2.4.2 tại đây đã có bản cài rpm cho Mandriva 2009 KDE.

1- kdesu : lệnh này dùng chạy các phần mềm KDE từ Run Command được dấu sâu trong một thư mục hệ thống. Để đưa nó "nổi lên" ta sẽ tạo một link vào thư mục lệnh /usr/bin:

  • Mở terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như root.

  • Gõ tiếp lệnh sau rồi Enter


ln   -s    /usr/lib/kde4/libexec/kdesu      /usr/bin/kdesu

Bây giờ có thể chạy các phần mềm với quyền root, ví dụ kdesu  konqueror từ Run Command.

2- Root Actions Servicemenus:

Trong Dolphin hoặc Konqueror, khi nhấn phím phải chuột vào một file hay thư mục trong menu xuất hiện chỉ có các lệnh thông thường với quyền user. Để bổ xung các lệnh với quyền Root làm như sau:

  • Tải file nén 48411-rootactions_servicemenu_2.4.tar.gz từ địa chỉ này về thư mục Home.

  • Mở Dolphin. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract Here để giải nén file thành thư mục Root_Actions_2.4.

  • Nhấn phím phải chuột vào tên thư mục trên, chọn tiếp Actions - Open Terminal Here.

  • Trong màn hình Terminal, chạy lệnh su để đăng nhập như Root.

  • Copy file bằng lệnh sau: cp rootactions-servicemenu.pl   /usr/bin

  • Trong Dolphin, mở thư mục Root_Actions_2.4/dolphin-KDE4, copy hai file trong đó.

  • Nhấn vào menu View - Show Hidden Files cho hiện các thư mục, file ẩn. Mở thư mục ẩn /.kde4/share/kde4/services/ServiceMenus rồi paste hai file vừa copy vào đó. (nếu chưa có thư mục ServiceMenus thì tạo ra)

  • Đóng Dolphin lại rồi lại mở. Nhấn chuột phải vào mọt file hoặc thư mục bất kỳ, trong menu xuất hiện sẽ có thêm hàng Root Actions có rất nhiều lệnh thực hiện với quyền Root.

12/3/08

Cách cài khác x-unikey trong Mandriva 2009 (update: lỗi của 1.0.4)

Cách cài này nhanh hơn cách đã trình bày trong post trước và không cần phải có giao diện màn hình tiếng Việt:

  • Nhấn vào Menu - Install & Remove Software. Trong màn hình trình quản lý phần mềm, tìm gói x-unikey và cài. Khi đó gói locales-vi cũng sẽ được cài.



  • Mở Dolphin, nhấn vào menu View - Show Hidden Files. Mở file ẩn .bash_profile rồi thêm ba dòng sau vào:


export LANG=en_US.UTF-8
export XMODIFIERS="@im=unikey"
export GTK_IM_MODULE=xim


  • Nhấn Menu - Run Command rồi gõ vào từ unikey để chạy x-unikey lần đầu. Mở file options trong thư mục ẩn .unikey. Sửa lệnh CommitMethod = Send thành CommitMethod = Forward.



  • Đổi các permission của file options thành Can Read.



  • Tạo shortcut cho x-unikey tự khởi động trong Autostart.



  • Khởi động lại máy. Xong.


UPDATE 6/12/2008: bản x-unikey-1.0.4 có hai lỗi:

  • Thỉnh thoảng đang gõ tiếng Việt, không gõ được nữa. Phải Ctrl+Shift hai lần để tắt, bật tiếng Việt lại mới gõ tiếp được.

  • Thỉnh thoảng bị treo bàn phím (gõ phím nào cũng không có tác dụng). Dùng chuột trái nhấn hai lần vào biểu tượng x-unikey để bật tắt tiếng Việt thì lại gõ tiếp được. Lỗi này đã được phát hiện trên Fedora từ năm 2006.


Bản x-unikey-0.92 không bị các lỗi này, gõ rất tốt trên các bản Linux KDE3. Nhưng trong Mandriva 2009, cài x-unikey-0.92 bị lỗi dấu nặng (ấn phím j không ra dấu nặng mà ra chữ j).

12/1/08

Tiếng Việt trong Mandriva 2009

TIẾNG VIỆT TRONG CÁC BẢN MANDRIVA 2009

1- X-UNIKEY trong Mandriva.
Mandriva 2009 cả KDE và GNOME đều có thể cài x-unikey để gõ tiếng Việt được. Các bước như sau:

  1. Vào Menu - Install & Remove software rồi tìm cài gói locales-vi.

  2. Mở Control Center rồi nhấn vào System - Manage localization for your system. Màn hình sau xuất hiện:

  3. Trong màn hình trên, cuốn xuống dưới chọn Vietnamese. Nhấn vào nút Next để đi tới màn hình tiếp:

  4. Chọn "Việt nam" và x-unikey như hình trên rồi nhấn Tiếp theo. Chương trình x-unikey sẽ được tải về và cài lên máy. Sau đó xuất hiện màn hình thông báo:

  5. Nhấn OK rồi Logout ra và Login trở lại. Nhấn vào Menu - Tools - System Tools - Dolphin File Manager. Trong màn hình Dolphin, nhấn vào View - Show Hidden Files. Trong thư mục /home/<username> mở thư mục ẩn .unikey rồi mở file options. Trong file đó, sửa các dòng sau như dưới đây:
    CommitMethod = Forward
    XimFlow = Dynamic
    Save và đóng file lại.

  6. Nhấn phím phải chuột vào file Options, chọn Propeties trong menu, chọn tiếp tab Permission rồi đổi hết các quyền truy cập sang Can Read.

  7. Nhấn vào Menu - Tools - System Tools - Configure Your Desktop. Trong màn hình xuất hiện, nhấn vào tab Advanced rồi Autostart.

  8. Trong màn hình Autostart nhấn vào Add Program
    m61

  9. Trong màn hình trên, gõ unikey (chú ý là không có chữ x) vào ô trống rồi nhấn OK hai lần để unikey xuất hiện trong danh sách tự khởi động.

  10. Khởi động lại máy. Xong.


Vài đặc điểm:
Cách làm trên áp dụng chung cho cả Mandriva 2009 KDE và Mandriva 2009 GNOME.
Bản x-unikey vừa cài là 1.0.4. Trước đây, phiên bản này cài trong các bộ Linux KDE cũ hay có lỗi đang gõ bị tắt tiếng Việt và lỗi khi gõ trong bảng. Nay mới thử qua thì không bị lỗi gõ trong bảng, chưa gõ nhiều để xem có bị tắt tiếng Việt không.
Khi gõ trong OpenOffice Calc vẫn phải nhấn F2 trước khi bắt đầu gõ vào ô mới. Nếu không nhấn F2, khi nhấn shift để gõ tiếng Việt hoa (Đ, Ê, ...) sẽ bị lỗi con trỏ giật sang trái, xóa hết các từ đã gõ trước đó.
Một điều hơi khôi hài, vừa hay lại vừa dở là khi cài locales-vi, giao diện sẽ chuyển sang tiếng Việt. Bản GNOME, giao diện tiếng Việt khá nhiều, bản KDE thì ít hơn. Đối với người đã dùng quen các thuật ngữ máy tính tiếng Anh, giao diện tiếng Việt lại trở nên lạ lẫm!!!
Hiện mới thử gõ trong OpenOffice và trong các ứng dụng web (Gmail, Zoho, ...) thì đều tốt. Không khóa ổ CDROM. Tuy nhiên, x-unikey là đồ nội nên trong các ứng dụng khác (GIMP, KMail, ...) có bị xung đột không thì chưa rõ.
2- SCIM trong Mandriva
Trong Mandriva (cả KDE và GNOME) đều có thể cài bộ gõ SCIM để gõ tiếng Việt. Cách cài tương tự như trên:
- Không cần cài locales-vi trước.
- Đến màn hình ở bước 3 ở trên, chọn country là United States và Input Method là SCIM. (Nếu không thấy mục Input Method, nhấn vào Other Countries).
- Sau khi đã tải và cài các file liên quan đến scim xong, đừng khởi động lại máy.
- Nhấn Menu - Run Command rồi gõ lệnh scim để chạy scim lần đầu (lần sau nó sẽ tự chạy).
- Nhấn phím phải chuột vào biểu tượng bàn phím của scim trên panel, chọn SCIM Setup. Trong màn hình SCIM Setup chọn các mục sau:
m71


  • Keyboard Layout: English (US)

  • Embed Preedit String .... (nếu không chọn mục này sẽ xuất hiện một cửa sổ nhập liệu riêng)

  • Share the same input method .... (nếu không chọn mục này, mỗi lần chuyển ứng dụng lại phải kích hoạt chế độ gõ tiếng Việt)

  • Nhấn Disable All rồi cuốn xuống dưới, chọn vi-telex.

  • SCIM có một panel nhỏ. Nếu không thấy cần, nhấn vào mục GTK ở hình trên, rồi chọn Show: Never.

  • Sau khi cấu hình xong, khởi động lại máy. SCIM sẽ tự khởi động và có một biểu tượng bàn phím nhỏ trên panel (báo chế độ gõ tiếng Anh).

  • Để con trỏ chuột vào một trường nhập liệu nào đó (thanh địa chỉ hoặc tìm kiếm của Firefox, trang của OpenOffice, ...) rồi nhấn Ctrl + Space biểu tượng bàn phím sẽ chuyến sang hình khác () ứng với chế độ gõ tiếng Việt.
    Vài đặc điểm của SCIM:

  • SCIM là bộ gõ "ngoại" đa ngôn ngữ (kể cả các tiếng tượng hình như Hoa, Thái, ...). Do đó khả năng xung đột với các ứng dụng là rất thấp. Qua thực tế dùng thấy gõ tốt trong nhiều ứng dụng (ví dụ không bị lỗi khi gõ trong Calc như x-unikey). Đây là điều quan trọng khi trong tương lai, trên máy tính còn có thêm các ứng dụng khác (cơ sở dữ liệu, GIMP, ...). Đỡ phải lo.

  • Cách gõ telex đã được cải tiến so với trước đây: gõ dấu cuối từ, tự nhận biết tiếng Anh, ... nói chung là như x-unikey. Đã thử gõ được cả kiểu VNI với font Times New Roman.

  • Nhược điểm lớn nhất là việc hiển thị cơ chế bỏ dấu: khi gõ một từ, chữ có khả năng được đánh dấu sẽ bị bôi xanh. Chỉ khi nhấn phím Space (hoặc phím mũi tên) báo kết thúc từ, dấu bôi xanh mới hết. Việc bôi xanh chữ nhìn không quen hơi khó chịu. Và nếu chưa kết thúc từ mà di con trỏ sang chỗ khác thì toàn bộ kí tự bên phải từ bôi xanh sẽ bị mất. Thực ra đây là vấn đề thói quen. Dùng lâu sẽ quen và không thấy khó chịu như lúc đầu.

  • Còn một nhược điểm nhỏ nữa là khi gõ vài từ trong trường địa chỉ của Gmail, danh sách các địa chỉ hiện ra thì không dùng chuột chọn địa chỉ được mà phải dùng phím mũi tên (các loại trường nhập liệu có danh sách chắc cũng thế).


3- Chữ hoa có dấu tiếng Việt:
Trong các bản Linux, khi dùng font unicode của Microsoft (Arial, Times New Roman, ...) nhấn phím Caps Lock để gõ các tiếng Việt hoa có hai dấu (vd: TỔNG GIÁM ĐỐC) thì hai dấu đó bị thu nhỏ lại khó nhìn và khi in ra không rõ. Đây là điều quan trọng trong các văn bản hành chính, nhất là khi gõ tên người.
Trong Mandriva 2009 (và chắc các bản Linux khác cũng thế) có các font Times, Liberation Serif rất giống font Times New Roman và hiển thị hai dấu rất rõ.