7/27/09

Ảnh màn hình này có gì lạ?

Cái màn hình này hơi khác thường.Nếu bạn không nhận ra thì xem tiếp phần dưới

session-gimp-word



Thanh tiêu đề trên cùng cho biết đây là màn hình trình duyệt web Mozilla Firefox. Nhìn cái màu nâu là biết Firefox đang chạy trên Ubuntu.

Bên trong trình duyệt có hai cửa sổ: một cửa sổ của Microsoft Word và một của GIMP, trình xử lý ảnh nguồn mở chạy trên Linux (tương tự Photoshop). Một ứng dụng Windows và một ứng dụng Linux cùng chạy và lại chạy trong trình duyệt web!

Màn hình nền thì giống màn hình nền của một bản Linux nào đó. Nhưng cũng lại nằm trong trình duyệt web!

Đây là một công nghệ mới của hãng Ulteo (ulteo.com) gọi là Open Virtual Desktop (OVD) technology. Đại thể thì công nghệ đó thế này:

  • Trong mạng có các máy chủ ứng dụng (application server) Windows và Linux riêng biệt. Trên mỗi máy chủ đó chạy các ứng dụng cần thiết (MS Office và GIMP như trong ví dụ trên) trên nền Windows server hoặc Linux server.

  • Dùng một máy chủ Linux chạy OVD Session Manager kết nối với các máy chủ ứng dụng nói trên.

  • Các máy trạm dùng trình duyệt web truy cập vào máy OVD Session Manager để khởi tạo một phiên làm việc (session). Trên trình duyệt sẽ xuất hiện màn hình desktop của một máy trạm ảo (virtual desktop) có tất cả các ứng dụng Windows và Linux đang chạy trên các máy chủ ứng dụng. Khi chạy MS Word thì màn hình Word mở ra, Word thực tế chạy trên máy chủ, thông qua Terminal Service của Windows server để cấp giao diện Word đến trình duyệt. Máy chủ OVD Session Manager làm nhiệm vụ đầu mối trung gian để các máy trạm giao tiếp với các máy chủ ứng dụng.

  • Như vậy các máy trạm chỉ cần cài trình duyệt, không cần cài ứng dụng. Máy trạm có thể cài bất cứ hệ điều hành nào (Windows, Mac, Linux, ...) miễn là có một trình duyệt web hỗ trợ java.

  • Tóm lại cũng tương tự khi dùng trình duyệt web để soạn văn bản bằng Google Docs hoặc Zoho Writer từ các máy chủ Internet. Điểm khác biệt là các máy chủ ở đây nằm trong mạng LAN (và cả WAN). Tức là một dạng điện toán đám mây, phần mềm như dịch vụ (SaaS) nhưng ở trong mạng LAN (WAN). Chắc cũng dùng được cả trên Internet.


ulteo-scheme-web

Nhận xét sơ bộ (chưa thử) thì công nghệ này có mấy ưu điểm:

  • Web-base hóa ứng dụng đã có nhưng thực tế lại không phải sửa ứng dụng. Điều này rất tiện cho các đơn vị đã có các ứng dụng Windows, nay muốn chuyển desktop sạng dùng Linux.

  • Không rõ chế độ bán giấy phép sử dụng các phần mềm bản quyền cho trường hợp này tính thế nào. Nếu vẫn tính là cài cho một máy (chủ) thì người dùng lợi to.

  • Các máy trạm chỉ cần chạy được trình duyệt có hỗ trợ Java. Máy cũ và yếu chắc là vẫn xử lý ảnh được vì GIMP (hoặc Photoshop) chạy trên máy chủ.

  • Sướng nhất là các phòng tin học. Khỏi lo cài cắm ứng dụng, quét virus, backup dữ liệu trên máy trạm, chỉ tập trung chăm sóc mấy cái máy chủ. Tuy nhiên như đã nói trong bài "Điện toán đám mây",  điều này có thể dẫn đến thất nghiệp, giảm biên vô khối "cử nhân tin học" đang làm nhiệm vụ chăm sóc cả đống máy trạm.

1 comment:

Bệnh viện Mắt Trung ương và phần mềm nguồn mở « ZXC232-Phần mềm nguồn mở – Linux said...

[...] phần mềm ứng dụng trên mạng dùng nền Windows đã có, khó chuyển sang web based, hướng này có lẽ là một giải pháp khả thi nên tham [...]