11/24/09

Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009)


Điểm nhanh vài bản Linux gần đây (tháng 10,11/2009).


1- IBM Client for Smart Work (ICSW)


Như đã nói trong một post trước, ICSW là bản Linux liên kết giữa hai công ty Canonical và IBM được tung ra ở thị trường Mỹ hôm 20/10/2009 (và trước đó tại thị trường châu Phi) để cạnh tranh với Windows 7.


Khi cài thử thì thấy:





  • Về cơ bản, ICSW là toàn bộ bản Ubuntu 8.04 của Canonical, có cài sẵn bộ Lotus Symphony và Notes của IBM. Sở dĩ chọn Ubuntu 8.04 vì đó là bản hỗ trợ dài hạn (Long Term Support – LTS) đến tận năm 2011.




  • Giao diện và các phần mềm giữ nguyên của Ubuntu 8.04. Riêng giao diện Lotus của IBM như sau:





Bộ Lotus Symphony Office của IBM xây dựng trên nền OpenOffice nhưng thay giao diện khác như hình trên.


Ngoài cột Propeties ở bên phải như trên hình, IBM tập hợp tất cả các phần mềm khác (bảng tính, trình diễn, email, address book,... thậm chí cả trình duyệt) vào một màn hình và mở trong các tab khác nhau (xem hình dưới). Cách tổ chức này khá hay và tiện.



Xem qua bản này và bản tính giá của IBM thì thấy đối tượng nhắm đến là khách hàng doanh nghiệp với ưu thế chính là tiết kiệm chi phí:





  • Không cần nâng cấp phần cứng, Ubuntu (và Xubuntu) chạy được trên các máy cấu hình thấp hiện có.




  • Tính tổng chi phí phần mềm, kể cả phần mềm máy chủ cộng tác (Domino) và các dịch vụ khác của IBM thì rẻ hơn Microsoft Windows 7+ Exchange (và các phần mềm máy chủ khác) + Outlook, …




Đối với chúng ta thì vấp ngay phải vấn đề bộ gõ tiếng Việt. Tôi chưa tìm được, hoặc chưa biết cách làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong Symphony.


2- OpenSUSE 11.2:


Novell công bố bản này hôm 12/11/2009. Ban đầu, openSUSE dùng KDE là giao diện mặc định (default), một số phiên bản gần đây chuyển sang GNOME, nhưng do yêu cầu người dùng bản 11.2 này lại quay về với KDE (tất nhiên là vẫn có bản GNOME riêng).


Cũng như với Mandriva, KDE 4.3 trên openSUSE đã khá nhuyễn. Tuy nhiên, font chữ trong OpenOffice thì hơi gai, không đẹp bằng Mandriva. Trình tìm kiếm Strigi có tích hợp Nepomuk nhưng lại bị lỗi cài đặt không chạy được. Nepomuk cũng mới chỉ ở mức file, chưa sang đến email và web như Mandriva.


OpenSUSE có kiểu bổ xung phần mềm restricted (dùng từ của Ubuntu) khá “cưỡng bức”. Sau khi cài xong, nếu cài thêm bất kỳ phần mềm nào, một lô phần mềm khác như các codecs, font của Microsoft, giải nén zip, … cũng được tự động cài.


Bộ gõ tiếng Việt scim-unikey cũng có vấn đề. Nếu dùng Unikey, gõ trong OpenOffice rất chậm và phải có phím kết thúc từ. Dùng Unikey Classic thì gõ được nhưng thường xuyên bị mất tiếng Việt, phải Ctrl+Space để bật lại. Và cũng như trên các bản Linux khác gần đây, icon của scim-unikey không hiển thị được trên system tray. Có lẽ phải dùng scim gốc hoặc ibus-unikey, chấp nhận phím kết thúc từ vậy.


3- Fedora 12.


Fedora 12 được công bố ngày 17/11/2009. Bản này ngay khi cài đã thấy “khệnh” rồi. Grub boot loader của nó không nhận được bản Linux nào đã có trên ổ cứng ngoài chính nó và Windows. Khi add bằng tay các bản Linux khác cũng không boot được.


Fedora Live là bản kém thân thiện nhất với người dùng mà tôi đã thử. Bản KDE không có Firefox và OpenOffice. Bản GNOME cũng không có OpenOffice và các trình ứng dụng khác cũng rất ít. Trình quản lý phần mềm không cho biết dung lượng sắp cài là bao nhiêu, các thông số theo dõi quá trình download và cài cũng rất ít. Chỉ có hai kho phần mềm mặc định, không có kho các phần mềm “ngoài luồng” và cũng không có giao diện để bổ xung kho (chắc là phải thêm vào file cấu hình).


Bản KDE không cho cài thêm các phần mềm phụ như nautilus-dropbox, scim-unikey với thông báo cụt lủn “có lỗi bất ngờ”. Điều cũng bất ngờ là gõ tiếng Việt scim không phải kết thúc từ. KOffice vẫn là 1.6 mặc dù hiện đã có 2.1 (Sorry, KOffice 2.1 hiện vẫn là bản đang test, chưa dành cho sử dụng đại trà). Đây là bản Office đang lên, có phần soạn công thức KFormula khá trực quan (giống MS Office) và nhiều trình tiện ích hơn OpenOffice.


Gần đây, nghe nói có một hội nghị phần mềm nguồn mở phát đĩa Ubuntu và Fedora để phổ biến. Fedora có lịch sử lâu đời, phần mềm dịch sẵn cho nó nhiều, có Red Hat đứng đằng sau, đội fan “già” ở Việt nam chắc cũng đông. Nhưng người mới làm quen với Linux thì không nên dùng.


4- Google Chrome OS.


Google Chrome OS chỉ mới công bố mã nguồn hôm 19/11/2009 (bản mã máy tới cuối năm 2010 mới có) đã gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là vì tầm vóc khổng lồ của Google. Tôi đã có một bài điểm qua về nó tại đây và về hạ tầng mà nó phục vụ tại đây. và đây.


Đây là hệ điều hành dùng nhân Linux (Linux kernel), dựa trên nền Debian và giao diện là web browser. Điểm đáng chú ý của nó là thiết kế an ninh (security) mới hoàn toàn, có dịp sẽ tìm hiểu trong một post khác.


Hiện tại nó mới chạy trên netbook và tập hợp được nhiều đại công ty tin học ủng hộ. Nhưng Chrome OS chưa thể thành công trong một vài năm tới vì hạ tầng điện toán đám mây, nhất là các ứng dụng, chưa đủ độ chín.







/home/zxc/DATA/Mydocuments/Dropbox/Bai viet blog/Điểm qua vài bản Linux gần đây.odt Page 1 of4




3 comments:

kubuntu fan said...

Mắc gì không cài scim sẵn có của opensuse mà lài xài scim-unikey làm gì để mà nhức đầu hả bạn.

Lúc trước thấy bạn không ... giống vầy khi post bài.

zxc232 said...

Scim-unikey tránh được cái phím kết thúc từ của scim và đó là một điểm tiện nhất với những người sử dụng bình thường đã quen với cách gõ tiếng Việt trong Windows. Dùng scim gốc, lỡ quên báo kết thúc từ, di chuột đi chỗ khác là mất luôn một số ký tự vừa gõ.

IBM và Canonical tuyên chiến với Windows 7 « ZXC232-Phần mềm nguồn mở – Linux said...

[...] Tôi sẽ cài thử và review sau. (xem thêm ở đây) [...]