2/8/10

Tăng tốc duyệt web bằng cách chọn máy chủ DNS nhanh nhất.


Tăng tốc duyệt web bằng cách chọn máy chủ DNS nhanh nhất.


Khi ta gọi một số điện thoại theo tên (vd: Nguyễn Văn Hùng), máy điện thoại sẽ tra danh bạ để tìm số điện thoại tương ứng rồi quay số. Tương tự, khi gõ một địa chỉ web (vd: www.abc.com) vào trình duyệt, địa chỉ đó được gửi đến một máy chủ tên miền DNS (Domain Name System) để tìm địa chỉ IP tương ứng (ví dụ: 209.162.32.58), gửi trả lại cho trình duyệt, rồi sau đó lệnh kết nối mới được gửi đến máy chủ có IP đó (hiểu đơn giản thì như vậy, thực tế còn phức tạp hơn). Động tác tìm địa chỉ IP của một địa chỉ web gọi là phân giải tên miền.


Như vậy máy chủ DNS là danh bạ Internet. Trên Internet có vô số những máy chủ DNS (Google Public DNS, OpenDNS, UltraDNS, v.v...). Thông thường, thường dùng máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Nhưng cũng có thể chọn các máy chủ DNS nhanh hơn để tăng tốc duyệt web. Tốc độ phân giải tên miền phụ thuộc:





  • Máy chủ DNS có ở gần máy trạm đang duyệt web không.




  • Tốc độ tra cứu tìm địa chỉ IP có nhanh không.




Phần mềm namebench là bộ công cụ nguồn mở để tìm máy chủ DNS nhanh nhất. Website của nó tại đây.


1- Cài đặt:


Ubuntu cần cài thêm gói python-tk, Windows XP, Vista cài thêm gói Visual C++ từ đây, Mandriva cài thêm gói tkinter.


Với Linux, tải gói namebench-1.1.tgz từ đây. Giải nén nó thành thư mục namebench-1.1. Có hai cách dùng:





  • Nhấn đúp vào file namebench.py để chạy trực tiếp.




  • Cài đặt bằng cách mở terminal tại thư mục namebench-1.1 rồi chạy lệnh sudo python setup.py install (với Ubuntu). Mandriva cài bị báo lỗi.




2- Sử dụng:


Màn hình namebench như sau:



Trong ô Nameservers có địa chỉ IP của hai máy chủ DNS hiện đang dùng. Nhấn nút Start Benchmark, chương trình bắt đầu chạy. Kết quả sẽ xuất hiện trong trình duyệt như sau:



Ô bên trái cho biết, dùng Google Public DNS-2 nhanh hơn DNS của FPT là 36%. Ô bên phải cho danh sách các máy chủ DNS nên dùng: máy chủ chính (nhanh nhất) là Google Public DNS-2, máy chủ thứ hai (gần nhất) là FPT, … Khai địa chỉ IP các máy đó vào cấu hình kết nối Internet.


Cuốn xuống bên dưới màn hình trên còn khá nhiều thông tin về kết quả test. Chi tiết hơn về cách dùng xem tại đây .



5 comments:

ngoc1414 said...

Sau khi em bấm Start Benchmark, chờ 1 lúc thì nó hiện ra thông báo :
http://photo.1280.com/images/1d6/QV443XIO/Screenshot-global_name_exc_is_not_defined.png

[IMG]http://photo.1280.com/images/1d6/QV443XIO/Screenshot-global_name_exc_is_not_defined.png[/IMG]

zxc232 said...

Có vẻ như lỗi python. Bạn đã cài chưa?

ngoc1414 said...

cái gói anh yêu cầu bên trên thì rồi, còn nếu ko nhầm thì máy em có sẵn python 2.5

zxc232 said...

Tôi đã làm thử với Mandriva 2010 và Ubuntu 9.10 (chạy trực tiếp, không cài) đều được. Với Ubuntu chỉ cần cài thêm python-tk, không cần python3-tk.
Bạn dùng bản linux nào?

ngoc1414 said...

Ubuntu 9.10, ko nhưng python 2.5 mà còn có cả 2.6 :(