3/27/09

Sửa, khôi phục ổ cứng, hệ thống file, file bị xoá bằng TestDisk và PhotoRec.

TestDisk và PhotoRec là các công cụ mạnh chạy trên nhiều hệ điều hành (Windows, DOS, Vista, Linux, MacOS,...) để:

  • Sửa một ổ cứng không boot được:

    • Khôi phục lại boot sector của FAT32/NTFS từ bản backup.

    • Tạo lại (rebuild) boot sector FAT12/FAT16/FAT32/NTFS.



  • Chữa bảng FAT bị hỏng.

  • Chữa Master File Table (MFT) từ bản mirror.

  • Tìm các SuperBlock backup của ext2/ext3.

  • Khôi phục các file bị xoá ở các partitions FAT, NTFS và ext2/ext3.

  • Copy file từ các partitions FAT, NTFS, ext2/ext3 đã bị xoá.

  • Chữa bảng partitions bị hỏng, khôi phục các partitions bị mất.


PhotoRec nằm trong bộ TestDisk dùng undelete hơn 180 loại file, đặc biệt là các file video, ảnh trên thẻ nhớ, ổ USB, ...

Người bình thường và các chuyên gia đều có thể dùng.

So với một số công cụ khác tương tự (Foremost, Scalpel,...), TestDisk và PhotoRec dễ dùng hơn vì có màn hình hướng dẫn qua từng bước.

Hướng dẫn chi tiết (tiếng Việt) tải về tại đây (file TestDisk va PhotoRec.pdf)

3/24/09

Cài máy in Canon trong Ubuntu Intrepid (8.10)

Một số máy in Canon sau đây: LBP-1120, 1210, 2900, 3000, 3200, 3210, 3300, 3500, 5000, 5100, 5300. dùng chung một driver CAPT của chính hãng. Driver này miễn phí nhưng nguồn đóng nên thường không được cài sẵn trong các bản Linux.

CHÚ Ý: driver CAPT chỉ dùng được khi máy in nối với máy tính qua cổng USB.

Một số máy in Canon khác (LBP1000, ...) đã có sẵn driver trong Linux thì không cần theo hướng dẫn này.



Tuy nhiên cũng giống như Mandriva 2009.0, khi cắm và bật, ví dụ máy in Canon LBP-1210, Ubuntu sẽ nhận được máy và tự cài. Nhấn vào menu System Administration Printing ta sẽ có màn hình với máy in LBP-1210 đã cài, nhấn phím phải chuột vào đó, chọn Propeties, màn hình sau xuất hiện:


Phần Description đúng vì thông tin này do máy in cung cấp. Phần Make and Model sai vì hiện không có driver CAPT cài trên máy, Ubuntu sẽ chọn driver của LBP-1000 thay thế nhưng nếu in thì không in được.


Các hướng dẫn dưới đây về cơ bản theo hướng dẫn tại đây có sửa và bổ xung thêm chút ít.



1- Google search cụm từ “CAPT Printer Driver” ta sẽ tìm được ví dụ trang này có chứa driver cần tìm. Mở trang đó, cuốn xuống dưới cùng, tìm đến chỗ dưới đây ứng với driver version 1.60 (version mới hơn 1.80 không làm việc được với Ubuntu 8.10):



2- Nhấn vào dòng Canon CAPT Printer Driver for Linux (1.60) sang trang tiếp, cuốn xuống dưới đến mục sau:

3- Nhấn vào dòng CAPTDRV160.tar.gz để tải file đó về. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract Here, file được giải nén thành thư mục CAPTDRV160.


4- Mở thư mục CAPTDRV160/Driver/debian. Nhấn vào file cndrvcups-common_1.60-1_i386.deb để cài trước, sau đó nhấn tiếp vào file cndrvcups-capt_1.60-1_i386.deb để cài tiếp.


5- Khởi động lại máy tính để Ubuntu nhận các driver mới cài.



6- Mở Terminal, chạy lần lượt hai lệnh sau (copy hai lệnh sau rồi paste vào terminal cho nhanh và đỡ nhầm):

sudo /usr/sbin/lpadmin -p LBP1210 -m CNCUPSLBP1210CAPTK.ppd -v ccp:/var/ccpd/fifo0 -E

(lệnh viết liên tục thành một hàng, không xuống dòng) rồi Enter.


sudo /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP1210 -o /dev/usb/lp0 rồi Enter.




    Lệnh đầu đăng ký máy in với trình quản lý hàng đợi  (print spooler). Lệnh thứ hai đăng ký máy in với ccpd (Canon Printer daemon for CUPS, trình quản lý máy in Canon).
    CHÚ Ý: hai lệnh sau viết ví dụ cho máy in Canon LBP-1210. Nếu cài máy in Canon khác phải thay các cụm LBP1210 bằng cụm tương ứng (ví dụ: LBP2900)
    Khi lệnh thứ hai thực hiện thành công, màn hình có thông báo như sau:



7- Chạy tiếp lệnh sau để backup file ccpd:



    sudo mv /etc/init.d/ccpd ccpdold

8- Copy toàn bộ đoạn mã lệnh sau đây:


#
# ccpd startup script for Canon Printer Daemon for CUPS
#
# Modified for Debian GNU/Linux
# by Raphael Doursenaud <rdoursenaud@free.fr>
# and Markovtsev Vadim <markhor@mail.ru>

DAEMON=/usr/sbin/ccpd
LOCKFILE=/var/lock/subsys/ccpd
PATH=/usr/local/sbin:/usr/local/bin:/sbin:/bin:/usr/sbin:/usr/bin
NAME=ccpd
DESC="Canon Printer Daemon for CUPS"

test -f $DAEMON || exit 0

. /lib/lsb/init-functions

case $1 in
start)
log_begin_msg "Starting $DESC: $NAME"
start-stop-daemon --start --quiet --exec $DAEMON
log_end_msg $?
;;
stop)
log_begin_msg "Stopping $DESC: $NAME"
start-stop-daemon --stop --quiet --oknodo --exec $DAEMON
log_end_msg $?
;;
status)
echo "$DESC: $NAME:" 'pidof $NAME'
;;
restart)
log_begin_msg "Restarting $DESC: $NAME"
start-stop-daemon --stop --quiet --oknodo --exec $DAEMON
sleep 1
start-stop-daemon --start --quiet --exec $DAEMON
log_end_msg $?
;;
*)
echo "Usage: ccpd {start|stop|restart|status}"
exit 1
;;
esac

exit 0

9- Quay lại màn hình terminal trên, chạy lệnh:



    sudo nano /etc/init.d/ccpd 

(trong đó nano là trình soạn thảo đơn giản. Nếu bị báo lỗi chưa có nano thì nhấn vào System – Administration – Synaptic Package Manager tìm cài nó vào máy.)


Nhấn vào menu Edit – Paste của màn hình terminal để paste toàn bộ các mã lệnh trên vào file ccpd. Nhấn tiếp cặp phím Ctrl+o (chữ o không phải số 0) để save kết quả lại rồi nhấn Ctrl+x để thoát khỏi nano.


10- Chạy tiếp lệnh sau trong terminal để gán quyền truy cập file ccpd cho mọi người:



    sudo chmod a+x /etc/init.d/ccpd

11- Khởi động ccpd:



    sudo /etc/init.d/ccpd start

12- Cho ccpd tự khởi động mỗi lần khởi động máy:



    sudo update-rc.d ccpd defaults 20

13- Chạy tiếp lệnh sau để khai báo ccpd với trình quản lý an ninh AppArmor:



    sudo gedit /etc/apparmor.d/usr.sbin.cupsd

Trong màn hình gedit




Copy hai dòng sau rồi paste xuống dưới dòng /var/spool/cups/**rw, (như hình trên):



# needed for Canon CAPT driver ###insert 
/var/ccpd/** rw, ###insert

Nhấn nút Save rồi đóng màn hình gedit lại.


14- Khởi động lại máy tính. Sau khi khởi động xong, nhấn vào System – Administration – Printing ta có hình sau:




Trong màn hình trên có hai máy in. Máy LASER-SHOT-LBP-1210 do Ubuntu tự cài không dùng được, nhưng nếu xóa đi, lần sau khởi động máy tính nó lại xuất hiện nên cứ để vậy. Máy thứ hai LBP1210 tương ứng với các động tác cài vừa xong. Nhấn phím phải chuột vào đó rồi chọn Propeties ta có:





Quan sát hình trên, nếu Device URI ccp:/var/ccpd/fifo0Make and ModelCanon LBP1210 CAPT ver 1.5 như trên là được.

Chú ý là mỗi máy in thuộc CAPT có hai driver khác nhau ở cuối tên có chữ K và chữ J. Có nhận xét cho biết trong Ubuntu 7.10 những driver K chiếm nhiều RAM (Ubuntu 8.10 thì không rõ). Nếu cần đổi driver làm như sau:

  • Nhấn vào nút Change ở hàng Make and Model, màn hình sau xuất hiện:





  • Chọn mục Provide PPD file (file driver có đuôi là ppd) rồi nhấn nút có biểu tượng thư mục, tìm đến thư mục /usr/share/cups/model rồi chọn driver như hình sau:




Sau khi chọn xong driver, quay lại màn hình Propeties, nhấn nút Print Test Page để thử.

Nếu không in được, thường là do ccpd không khởi động được. Mở terminal kiểm tra bằng lệnh:
sudo ps ax | grep ccpd

Kết quả như sau là được:



zxc@zxc-desktop:~$ sudo ps ax | grep ccpd  
[sudo] password for zxc:
4639 ?     Ss 0:00 /usr/sbin/ccpd
4733 ? Sl 0:00 /usr/sbin/ccpd
5714 pts/0 R+ 0:00 grep ccpd

Nếu kết quả không giống như trên, thử lệnh sau để khởi động ccpd



 sudo /etc/init.d/ccpd start

Kết quả của lệnh phải như sau:
 * Starting Canon Printer Daemon for CUPS: ccpd                          [ OK ]

Nếu kết quả trên không báo [OK] mà báo [fail] thì bật tắt lại máy in rồi chạy lại lệnh trên.


Quay lại in thử. Nếu được là lỗi không tự khởi động được ccpd, lặp lại các lệnh từ bước 8 xem có sai sót gì không.


CHÚ Ý: vì luôn luôn có hai máy in: một máy LBP1210 cài như trên và một máy LASER-SHOT-LBP-1210 do máy tính tự cài nên phải nhớ là chỉ có máy LBP1210 dùng được. Trong màn hình ở bước 14, nhấn phím phải chuột vào LBP1210 rồi chọn Set As Default để đặt máy in đó là mặc định.





3/23/09

Làm việc với các file Microsoft Office lớn trong OpenOffice

Định dạng gốc của OpenOffice tuân theo chuẩn quốc tế ODF (Open Document Format). File văn bản có đuôi là odt (Open Document Text), bảng tính – ods (Open Document Spreadsheet), trình diễn – odp (Open Document Presentation).

Định dạng gốc của bộ Microsoft Office từ bản MS Office XP về trước không theo một chuẩn quốc tế nào mà là chuẩn riêng của Microsoft. Nhưng vì MS Office quá phổ biến nên nó thành chuẩn mặc định của các file văn phòng. Gần đây, Microsoft có đề xuất một chuẩn định dạng văn bản mới mở rộng từ chuẩn cũ của hãng gọi là Office Open XML (viết tắt OOXML hoặc Open XML, đã được chấp nhận là chuẩn quốc tế sau một cuộc chiến đấu căng thẳng). Bản Microsoft Office 2007 theo chuẩn này và các phần mở rộng của tên file có thêm chữ x (docx, xlsx, pptx…). OpenOffice 3.0 có thể mở được các file này nhưng không save được theo định dạng đó.

Khi mở các file Microsoft Office bằng OpenOffice, vì định dạng MS Office không phải định dạng gốc nên OpenOffice sẽ thực hiện việc import và convert các object của file. Vì vậy:

  • Nếu file lớn, quá trình mở file và save file sẽ lâu.

  • Chạy các file PowerPoint lớn bằng Impress chậm hơn chạy trên PowerPoint.


Các cách giải quyết:

1- Nếu file đó không dùng để gửi sang các máy có MS Office:

Tốt nhất là save as sang các định dạng ODF (file văn bản là odt, bảng tính ods, trình diễn odp). Khi đó mở file, save file nhanh, chạy file trình diễn cũng nhanh và tận dụng được mọi tính năng của OpenOffice.

2- Nếu file đó trong quá trình soạn sửa phải gửi sang các máy có MS Office để người khác xem, sửa, ghi chú, v.v...Các bộ MS Office không đọc được định dạng ODF nên phải gửi file theo định dạng của Microsoft. Vấn đề đặt ra là ta muốn đồng thời:

  1. Khi mở file, soạn, sửa bằng OpenOffice thì dùng các file ODF để mở nhanh, sử dụng được đầy đủ các tính năng của OpenOffice.

  2. Trong quá trình soạn, sửa vẫn gửi được file theo định dạng MS Office cho những người khác đang dùng MS Office.

  3. Cả hai loại file trên luôn luôn có nội dung giống nhau trong mỗi lần thay đổi.


Trong OpenOffice có hai extension để giải quyết vấn đề này. Trong OpenOffice đang mở, nhấn vào menu Tools Extensions Manager Get more extensions here. Site Extensions được mở ra trong trình duyệt.

Search lần lượt các extensions MultiDiffMultiSave, nhấn vào nút Get It để tải về các file extension có đuôi là oxt.


Màn hình trên xuất hiện. Hoặc chọn cài ngay (Open With), hoặc tải file về (Save file).

Quay lại OpenOffice, nhấn vào Tools → Extensions Manager → Add tìm đến thư mục chứa hai file oxt cài nó vào OpenOffice.

Khởi động lại OpenOffice. Hai extensions vừa cài sẽ xuất hiện thành hai ô cửa sổ nhỏ. Nhấn chuột vào đó, di nó vào vị trí toolbar còn trống bên phải như hình sau:


MultiDiff:

Nhấn chuột vào biểu tượng MultiDiff, màn hình sau xuất hiện:


Màn hình trên là cấu hình mặc định của MultiDiff:

  • File Name: tên file đang mở hoặc đặt tên file mới

  • Read Only (PDF): ghi file thành file PDF chỉ đọc.

  • Read and Write: Ghi file đang mở thành hai file OpenOffice và Microsoft Office cùng tên.

  • Activate recording of changes: chọn mục này để lưu lại các thay đổi trong file (tương đương với nhấn vào menu Edit → Changes → Record trong OpenOffice).

  • Send: gửi file qua email.

  • Save as: chọn thư mục và thay đổi tên file nếu cần. Nếu đã ghi lần đầu thành hai file, lần sau nhấn Save as màn hình sẽ như sau:


  • Chú ý dòng File type: OpenOffice.org – MS Office nghĩa là file sẽ được ghi thành hai file với hai định dạng khác nhau nhưng nội dung giống hệt nhau.


Muốn thay đổi cấu hình mặc định trên, chọn mục Read and Write rồi nhấn vào More options để có màn hình sau rồi nhấn nút Configure:


Ví dụ có thể chọn luôn luôn lưu thành ba file: PDF, OpenOffice, MS Office.

MultiSave:

MultiSave không có các tính năng SendActivate recording changes nhưng sử dụng đơn giản và trực quan hơn. Nhấn vào icon trên toolbar, màn hình sau xuất hiện:


Chọn thư mục lưu file, tên file và các loại file muốn ghi rồi nhấn nút Save.

Sau khi đã lựa chọn, trong hai extensions trên chỉ cần giữ lại một cái. Nhấn vào menu Tools – Extensions Manager rồi chọn extensions muốn bỏ đi rồi nhấn nút Remove.

Cài máy in Canon trong Mandriva 2009

Một số máy in Canon sau đây: LBP-1120, 1210, 2900, 3000, 3200, 3210, 3300, 3500, 5000, 5100, 5300. dùng chung một driver CAPT của chính hãng. Driver này miễn phí nhưng nguồn đóng nên thường không được cài sẵn trong các bản Linux.

CHÚ Ý: driver CAPT chỉ dùng được khi máy in nối với máy tính qua cổng USB.

Một số máy in Canon khác đã có sẵn driver trong Linux thì không cần theo hướng dẫn này.



Trước đây trên blog này đã có một post hướng dẫn cài trên Mandriva 2008. Bản 2009 dùng một phần mềm cài máy in khác nên có một số điểm khác biệt trình bày dưới đây.

Nhấn vào nút Menu trên thanh panel, rồi nhấn tiếp vào Install & Remove Software. Trong màn hình cài đặt, tìm cài gói system-config-printer, task-printing-server và phần mềm soạn thảo nano.


Nhấn vào icon trên panel để mở Mandriva Linux Control Center. Trong màn hình Control Center nhấn vào Hardware ở cột bên trái rồi nhấn tiếp vào Set up the printer(s). Một màn hình nhỏ hiện lên yêu cầu cài hai gói phần mềm còn thiếu. Nhấn vào nút Install để cài.


(CHÚ Ý: khi cài xong phần này, nếu khởi động lại máy, Mandriva sẽ tự động nhận biết đúng máy in và tự cài. Khi cài xong sẽ có thông báo như sau:


printer1210Model máy in do máy thông báo nên nhận đúng nhưng driver hiện không có nên chương trình dùng driver của máy gần nhất. Khi in thử, thực tế sẽ không in được. Vì vậy việc nhận đúng tên máy in chưa phải là đủ).


Google search cụm từ “CAPT Printer Driver” ta sẽ tìm được ví dụ trang này có chứa driver cần tìm. Mở trang đó, cuốn xuống dưới cùng, tìm đến chỗ dưới đây ứng với driver mới nhất (1.80):




Nhấn vào dòng Canon CAPT Printer Driver for Linux (1.80) sang trang tiếp, cuốn xuống dưới đến mục sau:



Nhấn vào dòng CAPTDRV180.tar.gz để tải file đó về. Nhấn phím phải chuột vào file, chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục CANON_UK.

Mở thư mục đó, rồi mở tiếp thư mục Doc ta thấy có file guide-capt-1.8xE.tar.gz. Nhấn chuột phải vào file rồi chọn Extract - Extract Here, file được giải nén thành thư mục guide-capt-1.8xE. Mở thư mục đó ra, nhấn chuột vào file manual_contents.html ta sẽ có một trang web hướng dẫn cài đặt. Về cơ bản các bước dưới đây làm theo hướng dẫn đó, có sửa đổi đôi chút cho dễ hơn.





  1. Mở thư mục CANON_UK/Driver/RPM. Nhấn vào file cndrvcups-common-1.80-1.i386.rpm để cài trước, sau đó nhấn tiếp vào file cndrvcups-capt-1.80-1.i386.rpm để cài tiếp. Mandriva dùng dạng đóng gói file cài đặt là rpm nên ta cài các file nói trên. Với những hệ Linux dùng dạng file deb (Ubuntu, Mint,...) thì mở thư mục CANON_UK/Driver/DEB để cài.




  2. Khởi động lại máy tính để Mandriva nhận các driver mới cài.




  3. Mở Terminal, chạy lần lượt ba lệnh sau (copy hai lệnh sau rồi paste vào terminal cho nhanh và đỡ nhầm):






  • su - Enter - nhập password của root rồi Enter tiếp.




  • /usr/sbin/lpadmin -p LBP1120 -m CNCUPSLBP1120CAPTK.ppd -v ccp:/var/ccpd/fifo0 -E (lệnh viết liên tục thành một hàng, không xuống dòng) rồi Enter.




  • /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP1120 -o /dev/usb/lp0 rồi Enter.





    Lệnh đầu tiên chuyển sang user root. Lệnh thứ hai đăng ký máy in với trình quản lý hàng đợi (print spooler). Lệnh thứ ba đăng ký máy in với ccpd daemon.
    CHÚ Ý: hai lệnh sau viết ví dụ cho máy in Canon LBP-1120. Nếu cài máy in Canon khác phải thay các cụm LBP1120 bằng cụm tương ứng (ví dụ: LBP2900)
    Khi lệnh thứ ba thực hiện thành công, màn hình có thông báo như sau:






  1. Vẫn trong màn hình Terminal và đăng nhập với quyền root ở trên, chạy lệnh sau:
    nano /etc/rc.local
    trong đó nano là một chương trình soạn thảo trong terminal. Nếu bị báo lỗi chưa có nano thì quay lại Install & Remove Software cài nó vào.



  2. Màn hình nano có file rc.local đã mở như hình sau:








  1. Dùng phím mũi tên di chuyển con trỏ xuống hàng dưới cùng rồi gõ thêm vào hàng sau:
    /etc/init.d/ccpd start
    Nhấn cặp phím Ctrl+o (chữ o không phải số 0) để ghi file đã sửa lại (WriteOut). Sau đó nhấn cặp phím Ctrl+x để thoát khỏi chương trình nano.



  2. Khởi động lại máy tính. Khi khởi động xong, nhấn cặp phím Ctrl+Esc để mở chương trình System Activity. Trong màn hình mở ra, kiểm tra xem ccpd đã chạy chưa.




  3. Mở Mandriva Linux Control Center, nhấn vào Hardware ở cột bên trái rồi nhấn tiếp vào Set up the printer ta sẽ thấy máy in xuất hiện như hình sau (tự nhận, không phải cài):








  1. Nhấn phím phải vào tên máy in rồi nhấn tiếp Propeties ta có màn hình sau:








  1. Chú ý là ở mục Device URI (địa chỉ máy in) phải như trong hình trên (trùng với lệnh đã khai báo ở bước 2). Nhấn Print Test Page để in thử. Nhấn vào các mục khác ở cột bên trái để đặt các tuỳ chọn cho máy in.




  2. Xong.




3/20/09

Vài vấn đề khi sử dụng Mandriva Free 2009.0

Mở file WinWord (file doc):

Khi mở các file WinWord (file doc) bằng OpenOffice, thỉnh thoảng có gặp vấn đề sau:

Trong Mandriva 2008.1 + OpenOffice 2.4 và Mandriva 2009.0 + OpenOffice 3.0, có những file WinWord mở ra bị read-only, không sửa được. Format toolbar bị mờ và khi định sửa sẽ xuất hiện màn hình thông báo:

read-onlyTuy nhiên, permission của file vẫn cho phép write và vì vậy trên đỉnh màn hình, tên file không đi kèm từ read-only như những file không có permission write. Mở kiểm tra lại file trong Windows + WinWord, khi nhấn vào menu Tools thì trong menu xổ xuống có hàng lệnh Unprotect Document, tức là trước đó khi soạn trong Word file đã được đặt chế độ protect. Nhấn vào đó để gỡ bỏ chế độ protect (không thấy hỏi password) rồi save lại thì sang Mandriva mở và soạn thảo bình thường.

Tuy nhiên, cũng file trên khi chưa unprotect vẫn mở soạn thảo được trong Ubuntu 8.10, Kubuntu 8.04.2 và OpenSUSE 11.1 (+ OpenOffice 2.4 và 3.0). Tức là ba hệ sau vượt qua được chế độ Protect của Word, còn Mandriva thì không. Theo đúng nghĩa thì như vậy, Mandriva tương thích tốt hơn với Windows + Word. Sơ bộ như vậy, vấn đề protect file sẽ trình bày kỹ hơn trong một post sau.

Điều nói trên cũng chỉ đúng với Mandriva Free (2 đĩa CD), bản Mandriva One Live CD (1 CD) cũng vượt qua được Protect.

Treo bàn phím:

Lỗi này xảy ra khá nhiều với Mandriva Free 2009.0. Sau một thời gian sử dụng, bàn phím bị treo, không gõ được. Khởi động lại máy hoặc thay bàn phím khác cũng không được. Cách chữa nhanh nhất hiện nay là xoá thư mục /home/<username>/.kde4/config (chú ý kde4 là thư mục ẩn có dấu chấm đằng trước). Sau đó phải config lại KMail.

Tuy nhiên, điều khó là lỗi này không phải mọi máy đều bị nhưng tỷ lệ bị cũng khoảng 15-20% số máy. Kubuntu hầu như không bị lỗi này.

3/18/09

Sửa một số lỗi Linux (phần 2)

Chữa các lỗi kết nối mạng.


Trước tiên kiểm tra xem hệ thống có nhận card mạng không bằng lệnh:



sudo ifconfig -a

Nếu có, card mạng LAN sẽ được ký hiệu là eth0, card wifi là wlan0, ath0 hoặc ngay cả là eth1. Màn hình terminal sẽ có kết quả như sau:



Nếu không thấy có card nào, boot lại máy bằng đĩa Live CD (của hệ Linux khác) rồi chạy lại lệnh trên. Nếu Live CD nhận được card, chạy lệnh sau để xem nó dùng module nào:



sudo lspci -k

sau đó tìm trên web để có driver cần thiết cho hệ Linux đang cài trên máy.


Một số card wireless cần có file firmware đặt trong thư mục /lib/firmware. Khi driver của card được tải vào bộ nhớ, nó sẽ tải file firmware lên bộ nhớ của card. File firmware thường có trong các driver Windows (giải nén các file cab Windows để tìm) hoặc tải từ Internet.


Nếu không tìm được driver cho card thì cách cuối cùng là dùng driver của Windows. Trong Linux có trình NdisWrapper dùng cho việc này.


Trước hết cần cài NdisWrapper từ kho phần mềm của Linux. Sau đó cần tìm file Windows driver của card từ đĩa CD bán kèm theo card. Phải dùng đúng đĩa CD vì một số nhà chế tạo card có thói quen thay đổi chipset của card và do đó thay driver mà không thay đổi model card.


Tải file driver đó (là một file INF trên CD) vào bằng lệnh:



sudo ndiswrapper -i /path/to/driver.inf

Kiểm tra xem driver có làm việc không bằng lệnh:



sudo ndiswrapper -l

Lệnh trên sẽ liệt kê các driver hiện có của ndiswrapper. Tải ndiswrapper vào bộ nhớ bằng lệnh:



sudo modprobe -v ndiswrapper

Chạy lại lệnh ifconfig đã nêu ở trên, card wifi bây giờ sẽ xuất hiện như wlan0 (hoặc eth1, v.v...). Nếu không tìm thấy file INF trên CD, thì rất có thể nó được nén trong một file nén tự dãn dạng exe. Trong Linux, dãn file đó ra bằng lệnh (gói unzip phải đã cài):



unzip /mnt/cdrom/install.exe

Trong phần trước đã hướng dẫn cách tải tự động module khi Linux khởi động. Dùng cách đó để tải NdisWrapper.


Kết nối wifi bao giờ cũng được mã hoá để bảo mật. Nhưng khi đang thử, hãy tạm tắt chức năng mã hoá. Kiểm tra xem router của mạng đừng hạn chế địa chỉ MAC (nhất là khi đang kết nối một máy mới hoặc card wifi mới).


Phần lớn hệ Linux dùng trình Network Manager để quản lý các kết nối. Khi nhấn chuột vào biểu tượng Network Manager trên taskbar, tên các mạng wifi sẽ hiện lên để chọn kết nối. Nếu tên mạng không hiện, kiểm tra xem mạng có đặt ở chế độ thông báo tên mạng (broadcast SSID) không. Một số mạng wifi vì lý do an ninh không thông báo tên mạng.


Cũng có thể kiểm tra các mạng wifi hiện có bằng các lệnh sau:



sudo ifconfig wlan0 up
sudo iwlist wlan0 scan

Lệnh đầu để kích hoạt card wifi, lệnh sau cho hiện danh sách các mạng wifi đang trong vùng phủ sóng. Nếu nhận được thông báo "Interface Doesn't Support Scanning" thì hoặc ta kích hoạt sai card hoặc card không có driver hoặc firmware đúng. Quay lại phần trên để chọn lại driver, firmware.


Nếu kết nối được thành công thì lập tức ngắt kết nối và khôi phục lại chế độ mã hoá của mạng rồi thử kết nối lại. Chế độ mã tốt nhất là WPA2 (nếu card không hỗ trợ thì dùng WPA – Wi-Fi Protected Access). Không nên dùng WEP vì độ an toàn thấp, dễ bị phá.



Mạng Internet có dây.


Nếu truy cập Internet có vẻ không thông, đầu tiên hãy thử dùng lệnh ping đến một địa chỉ đã biết. Ví dụ:



ping www.linuxformat.co.uk

Nếu mạng vẫn thông thì lệnh này sẽ cho biết số gói tin (packet) gửi và nhận tới địa chỉ trên. Nếu không, thử lại một lần nữa:



ping 80.244.178.151

Dãy số trên là địa chỉ IP của site www.linuxformat.co.uk. Nếu lệnh thứ hai làm việc mà lệnh thứ nhất không thì có nghĩa là bạn không phân giải được tên miền thành địa chỉ IP.


Kiểm tra file /etc/resolv.conf xem có chứa các địa chỉ máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet không. Nếu trong mạng có router, nên kiểm tra xem địa chỉ IP của router trong file nói trên có đúng không.


Khi ping đến địa chỉ IP không được, hãy thử ping đến địa chỉ DNS server của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Nếu ping được thì lỗi là từ chỗ nhà cung cấp thông ra mạng Internet. Một nguyên nhân khác là máy của bạn dùng IPv6, chuẩn IP mới nhưng router không hiểu.


Bước tiếp theo, thử mở giao diện web cấu hình của modem hoặc ping đến modem. Nếu được nghĩa là kết nối giữa modem và nhà cung cấp dịch vụ Internet bị ngắt. Kiểm tra dây cắm trong nhà hoặc báo cho nhà cung cấp.


Cũng có trường hợp, nếu card mạng dùng driver ngoài (không có trong Linux kernel) trước đây đã làm việc tốt, sau khi update kernel sẽ ngừng làm việc. Khi kernel được update, thường vẫn có thể khởi động bằng kernel cũ (các hàng menu dưới có chữ kernel trong menu khởi động), thử khởi động như vậy xem có phải nguyên nhân đó không.



Khắc phục lỗi IPv6


Cập nhật modem: kiểm tra website của nhà sản xuất, tìm firmware để cập nhật modem router cho phép xử lý IPv6. Xem kỹ hướng dẫn.


Thử bằng Firefox: tắt hỗ trợ IPv6 trong Firefox: gõ about:config vào thanh địa chỉ của Firefox rồi Enter. Trong thanh Filter xuất hiện, gõ IPv6. Tìm đến mục network.dns.disableipv6, nhấn phím phải chuột rồi chọn Toggle để chuyển giá trị từ false sang true. Sau đó thử truy cập lại website trước đây không vào được, nếu vào được tức là lỗi do IPv6.


Tắt IPv6 trong Linux: Có thể tắt hỗ trợ IPv6 trong Linux bằng cách sửa file cấu hình /etc/modprobe.conf hoặc /etc/modprobe.d/aliases tuỳ bản Linux. Mở các file đó bằng quyền root rồi bỏ các dòng có IPv6 và thêm hai dòng sau:



alias net-pf-10 off
alias ipv6 off




private:streamPage 3 of 3



Đảng đối lập Ấn độ tuyên bố ủng hộ PMNM

Indian Opposition Party Backs Open Source Software (PC World)


Trước cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, đảng đối lập Bharatiya Janata (BJP) nói nếu họ lên nắm chính quyền, chính phủ sẽ chuẩn hoá theo các tiêu chuẩn mở và phần mềm nguồn mở.

(Ấn độ hiện có 1,2 tỷ dân, đứng thứ hai sau Trung quốc - ND)

BJP là đảng lãnh đạo phe đối lập trong quốc hội Ấn hiện tại đang dùng các quảng cáo online trên website của đảng như một công cụ then chốt trong chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng tới.

Lời hứa chuẩn hoá theo phần mềm nguồn mở là một bước tách khỏi chính sách cũ của đảng: không nghiêng về PMNM hay PMNĐ mà để quyền quyết định cho từng cơ quan chính phủ.

BJP lãnh đạo đất nước từ tháng 9/1999 đến tháng 5/2004. Chính phủ tiếp theo của liên minh Tiến bộ Thống nhất hiện đang cầm quyền cũng tiếp tục chính sách không can thiệp vào việc chọn lựa phần mềm nguồn mở hay đóng.

Tuy nhiên, một số chính quyền bang đã có một số chương trình về PMNM.

Trong tài liệu "Tầm nhìn Công nghệ Thông tin" của BJP (BJP's IT Vision) vừa công bố cũng có một đề xuất cấp cho mỗi công dân Ấn độ một Chứng minh thư quốc gia đa dụng có một mã số công dân duy nhất. Chứng minh thư này sẽ thay thế mọi hệ thống chứng minh thư khác.

BJP cũng có kế hoạch bán các máy tính xách tay giá 200USD cho 10 triệu sinh viên, cho vay không lãi với các sinh viên không đủ tiền trả ngay.

BJP cũng hứa sẽ tạo 12 triệu việc làm outsourcing cho các vùng quê Ấn độ. Sự bùng nổ các công việc outsourcing tại Ấn chưa lan tới các vùng nông thôn, do đó tạo nên làn sóng nhập cư lớn người từ quê ra thành thị.

Bộ Quốc phòng Mỹ nguồn mở hoá một số phần mềm.

US Defense Dept. goes public with some open source plans


Gỡ bỏ những che dấu xung quanh các hoạt động nguồn mở, bộ Quốc phòng Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ mã nguồn của 50 phần mềm ứng dụng.


By Jacqueline Emigh | Published March 17, 2009, 2:38 PM


Như một bước tiếp theo trong ứng dụng Phần mềm Nguồn mở (PMNM), bộ Quốc phòng Mỹ đã ký với viện Phần mềm nguồn mở một hợp đồng hợp tác Nghiên cứu và Phát triển. Theo hợp đồng này, trên 50 phần mềm ứng dụng dành cho chính quyền liên bang sẽ được phân phối công khai theo giấy phép nguồn mở.

Trong buổi giới thiệu tại trường đại học John Hopkins, các quan chức của bộ Quốc phòng nói rằng theo hợp đồng này các cơ quan chính quyền liên bang khác (và cả chính quyền bang cũng như công chúng) có thể sử dụng lại các mã nguồn bộ phần mềm Hệ thống thông tin quản lý cơ quan (Corporate Management Information System - CMIS) do Cục Công nghệ Thông tin Quốc phòng viết.

Bộ phần mềm được nguồn mở hoá này gồm hơn 50 phần mềm ứng dụng về quản lý nhân sự, huấn luyện, an ninh, mua sắm v.v... đang được các nhân viên bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên dù bộ Quốc phòng đã nguồn mở hoá bộ phần mềm này theo yêu cầu của các cơ quan chính phủ khác, bước đi này cũng không phải cao thượng 100%.

"Chúng tôi chọn dạng hợp đồng này và mô hình PMNM để kích động sự tham gia của các cơ quan chính quyền khác, của giới hàn lâm, ngành công nghiệp phần mềm và cộng đồng nguồn mở vào việc cải tiến hệ thống phần mềm của Cục Công nghệ Thông tin Quốc phòng. Chúng tôi tin tưởng rằng tất cả các bên liên quan đều có lợi," Jack Penkoske, giám đốc nhân sự và an ninh của Cục Công nghệ Thông tin Quốc phòng phát biểu tại lễ chuyển giao công nghệ nói trên.

3/14/09

Trang trí màn hình Gnome Desktop trên Ubuntu


Trang trí màn hình Gnome Desktop trên Ubuntu


February 25, 2009 at 08:02:48 AM, by Blair Mathis

Nếu có điều gì mà Linux hay hơn các hệ điều hành khác thì đó là nó cho phép bạn trang trí màn hình desktop. Dường như có hai loại người dùng khác nhau: thích và ghét các hiệu ứng đồ họa. Bài viết này dành cho những người thích ánh sáng lấp lánh, vẻ đẹp huyền ảo và các hiệu ứng đồ họa khác muốn trang điểm màn hình Gnome desktop của mình.

Kích hoạt Compiz


a2



Compiz là mẹ của tất cả các hiệu ứng màn hình. Nó cho phép ghép nhiều desktop vào một khối lập phương xoay tròn, làm mờ, co rút, bùng nổ các cửa sổ màn hình, tạo hiệu ứng trời mưa, ngọn lửa và vô số những thứ khác nữa.

Nếu máy tính của bạn đủ mạnh để chạy được các hiệu ứng đó, kích hoạt nó bằng cách cài Advanced Desktop Effects Settings (còn gọi là Compiz Config Settings Manager - CCSM) từ kho phần mềm rồi cấu hình nó trong System > Preferences.

Trên YouTube có rất nhiều video về các hiệu ứng của Compiz, ví dụ xem tại đây.

Themes


a3



Theme là sản phẩm của mỗi thiết kế tốt; nó cho phép bạn thay đổi toàn bộ thiết kế các cửa sổ màn hình, sơ đồ màu, font và nhiều thứ nữa. Bản cài đặt mặc định có ít theme và không có cái nào đẹp, kích động.

Gnome theme dễ tải và cài đặt. Có nhiều website để tìm các theme miễn phí nhưng không có cái nào tốt hơn Gnome-Look.org, tại đó có rất nhiều theme hài hước và các đồ hoạ khác cho bạn.

Có nhiều loại theme khác nhau. Một trong những chỗ tốt nhất nên bắt đầu là GTK2.x theme, dùng nó toàn bộ cảnh quan màn hình của bạn sẽ thay đổi. Ngoài ra cũng có các theme Compiz được nhiều người ưa thích.

Nếu muốn thử nhiều hơn, bạn có thể dùng theme Emerald; để cài nó mở terminal rồi gõ lệnh "sudo apt-get install emerald", sau khi cài xong chạy lệnh "emerald  --replace".

Icons


Tải và cài đặt các bộ icon mới cũng dễ như theme. Trên Internet có rất nhiều nơi có các bộ icon, nhưng chỗ đầu tiên nên tìm là Gnome-Look.org . Cũng có một số bộ icon đẹp tại Deviant Art

Widgets


a4



Trong Linux widget thường được gọi là gDesklets hoặc Screenlets. Đó là những trình nhỏ hiển thị trên màn hình các thông số hệ thống, thời tiết, lịch, đồng hồ và cả những con vật nhỏ nhảy nhót trên màn hình của bạn.

Cài đặt chúng từ kho phần mềm hoặc tải về từ site theo link ở trên.

Dock


a5



Dock là một kiểu toolbar đặt trên màn hình chứa một số nút lệnh mở các chương trình ứng dụng hay dùng nhất. Dock là một kiểu toolbar động, khi di chuột vào một nút lệnh, nó di chuyển, phóng to, ... trước khi ta nhấn vào đó. Có vài kiểu dock: Cairo, Kiba, AWN (Avant Windows Navigator), Wbar, Sim, v.v...Dock cũng lưu lại các cửa sổ đang mở nên có thể xoá taskbar dưới đáy màn hình làm cho màn hình trông hiện đại và bóng bẩy hơn.

Cairo-dock là một trong những dock đẹp nhất, cho phép tuỳ biến nhiều và có rất nhiều theme/skin và các plugin bổ xung. Để cài nó, cần bổ xung kho phần mềm cairo-dock vào danh sách các kho phần mềm đã có. Xem chi tiết hướng dẫn tại đây.

3/13/09

Sửa một số lỗi chung trong Linux (phần 1)


Cách sửa các lỗi chung trong Linux (phần 1)





CHÚ Ý: các khuyến nghị dưới đây phần lớn là thực hiện bằng các lệnh. Đó là vì các lệnh thì bản Linux nào cũng cơ bản giống nhau. Cùng chức năng như các lệnh đó, mỗi bản Linux có thể có chương trình đồ hoạ dễ làm hơn, bạn phải tự tìm lấy.

Một số lệnh dưới đây phải thực hiện với quyền của root. Ubuntu và một số bản Linux có thể làm điều đó bằng cách thêm sudo vào trước lệnh. Với Mandriva, ... thì trước tiên phải chạy lệnh su để chuyển sang root rồi mới chạy lệnh đã nêu (không cần sudo nữa).

Khôi phục boot menu (Distro fixes)


Các bản Linux khi cài đặt đều phát hiện được Windows đã cài và thiết lập boot menu có cả Win và Linux để chọn khi khởi động. Nhưng nếu phải cài lại Win bị lỗi thì sau khi cài, boot menu bị xóa, máy sẽ boot thẳng vào Win không thấy Linux đâu nữa!

Đừng sợ: Win đã viết đè trình Grub bootloader bằng trình khởi động riêng của nó. Bản Linux đã cài vẫn còn nguyên. Chỉ cần tải lại cấu hình bootloader vào Master Boot Record (MBR) của ổ cứng. Trước tiên khởi động máy boot từ một đĩa Linux Live CD, mở terminal và chạy lệnh:
sudo grub-install /dev/sda

Lệnh trên đúng khi các hệ điều hành cài trên ổ cứng thứ nhất (hoặc ổ cứng duy nhất - /dev/sda). Trình grub-install sẽ phát hiện ra Grub đã có và khôi phục lại mọi thứ. Nếu không được, bạn phải cài thủ công như sau:

Chạy lệnh sudo grub (với Ubuntu, hoặc với Mandriva chạy lệnh su rồi chạy tiếp grub) để vào grub shell (dấu nhắc lệnh chuyển thành grub>). Trong grub shell chạy lệnh:
find /boot/grub/stage1

... để xác định xem partition nào có file Grub. Nếu Win cài trên partition 1 thì Grub sẽ nằm trên partition 2 và lệnh trên trả lại kết quả (hd0,1). Sau đó chạy tiếp ba lệnh:
root (hd0,1)
setup (hd0)
quit

Lệnh thứ nhất xác định boot partition, lệnh thứ hai ghi bootloader vào MBR, lệnh thứ ba để thoát khỏi Grub shell.

Dùng lệnh để phát hiện lỗi


Giao diện đồ họa thân thiện, dễ dùng nhưng khó phát hiện lỗi. Giao diện dòng lệnh (màn hình terminal) là nơi hiện lên chi tiết quá trình thực hiện một lệnh và các thông báo lỗi nếu có.

Khi thực hiện một số việc trong màn hình đồ họa (cài một phần mềm, chạy một phần mềm, ...) có thể không có kết quả mà không hề có thông báo lỗi.

Khi đó, nếu biết lệnh tương ứng, mở terminal và chạy lệnh đó trong terminal sẽ có các thông báo lỗi hiện trên màn hình. Thậm chí cả khi đã chạy được một phần mềm, nhấn vào một nút lệnh trong màn hình đồ họa bị lỗi cũng có thể làm như trên: mở terminal, chạy lệnh theo tên phần mềm, để nguyên terminal vẫn mở, nhấn vào nút lệnh bị lỗi, quay lại đọc trên màn hình terminal có thể có thông báo lỗi.

Dùng Live CD để chẩn đoán lỗi.


Khi không boot trực tiếp vào Linux đã cài trên ổ cứng, vẫn có thể chạy Linux từ đĩa Live CD (hoặc Live DVD) mà không cần cài bất kỳ thứ gì vào ổ cứng. Các hướng dẫn dưới đây dùng Live CD của bản Linux Knoppix.

Còn một phương án nữa là dùng bản Linux System Rescue CD. Bản này nhỏ (dưới 250MB), có thể cài lên ổ USB, có giao diện đồ hoạ và một số công cụ sửa chữa, khôi phục.

Khi khởi động ngưng lại giữa chừng.


Trước đây, khi khởi động các hệ Linux cho hiện lần lượt hàng loạt text trên màn hình. Phần lớn người dùng bình thường không hiểu nổi những text đó. Nhưng nếu quá trình khởi động có lỗi bị dừng lại thì những dòng text cuối cùng có thể cho biết nguyên nhân lỗi.

Hiện nay, các bản Linux khi khởi động đều có màn hình đồ hoạ (splash) đẹp nhưng nếu quá trình boot bị lỗi thì màn hình đó không cho biết nguyên nhân.

Khi đó có thể thêm option noapic vào quá trình boot hoặc sửa file /boot/grub/menu.lst hoặc /boot/grub/grub.conf để cho hiện các thông báo text khi khởi động.

Làm tương tự, nếu quá trình shutdown có lỗi.

Từng bước: phát hiện lỗi khi boot


Bỏ màn hình splash:

Knoppix: điểm sáng mục đầu trong boot menu, nhấn E để soạn thảo, chuyển con trỏ xuống dòng bắt đầu bằng từ "kernel" nhấn E lần nữa. Bỏ các option liên quan đến quiet và splash, làm xong nhấn Enter rồi B để boot lại.


Ubuntu, Mandriva, openSUSE: khi boot menu xuất hiện, dùng phím mũi tên chuyển thanh sáng xuống dòng Recovery Mode (với Ubuntu) hoặc Safe Mode (với Mandriva) hoặc Failsafe (với openSUSE) rồi Enter để khởi động tiếp.


(hoặc để thanh sáng ở hàng đầu tiên, nhấn F2, bên dưới màn hình xuất hiện Boot Options. Xoá các mục có từ quiet, splash rồi Enter để khởi động tiếp.)






Tìm vấn đề:

  • Theo dõi màn hình khởi động như trên để phát hiện lỗi khi quá trinh boot bị ngừng lại. Google thông báo lỗi để tìm cách giải quyết. Lỗi cũng có thể do không tương thích phần cứng: tháo các phần cứng không cần thiết rồi khởi động lại.

  • Nếu hệ thống khởi động được đến dấu  nhắc lệnh thì phần kernel không có lỗi. Gõ lệnh startx rồi Enter để vào chế độ đồ hoạ. Nếu đồ hoạ khởi động tốt thì lỗi thường nằm ở phần cấu hình của user (ở các chế độ recovery mode, ... này đăng nhập theo user root). Xoá user đi tạo lại hoặc tạo user mới thường giải quyết được vấn đề.




Sửa các lỗi liên quan đến phần cứng.


Các driver cho phần lớn thiết bị phần cứng đã được cài khi cài Linux dưới dạng các kernel module. Hệ thống HAL/D-BUS sẽ nhận ra các thiết bị và tự động tải các driver module tương ứng vào bộ nhớ. Làm sao biết module nào đã được tải và nếu chưa thì giải quyết thế nào?

Phát hiện các phần cứng.


Để xem có các thiết bị nào kết nối vào các cổng PCI và USB, chạy các lệnh sau trong terminal:
sudo lspci
sudo lsusb

(lệnh trên dùng cho Ubuntu. Với Mandriva đầu tiên chạy lệnh su để chuyển sang user root, rồi chạy lệnh lspci và lsusb)

...lspci  sẽ cho ra kết quả tương tự như thế này:

00:1f.2 SATA controller: Intel Corporation 82801HR/HO/HH (ICH8R/DO/DH) 6 port SATA AHCI Controller (rev 02)


01:00.0 VGA compatible controller: nVidia Corporation GeForce 7100 GS (rev a1)


02:00.1 IDE interface: JMicron Technologies, Inc. JMicron 20360/20363 AHCI Controller (rev 03)


03:00.0 Ethernet controller: Attansic Technology Corp. L1 Gigabit Ethernet Adapter (rev b0)



...hoặc như thế này (với lệnh lsusb):
Bus 001 Device 004: ID 03f0:2c17 Hewlett-PackardBus 004 Device 002: ID 051d:0002 American Power Conversion Uninterruptible Power SupplyBus 002 Device 002: ID 067b:2303 Prolific Technology, Inc. PL2303 Serial Port

Muốn xem thêm thông tin về một thiết bị, thêm các option -s và -v như sau:
sudo lspci -s 03:00.0 -v
sudo lsusb -s 001:004 -v

Ví dụ lệnh sudo lspci -s 02:00.0 -v  với một card mạng LAN sẽ cho kết quả như sau:

02:00.0 Ethernet controller: Realtek Semiconductor Co., Ltd. RTL8111/8168B PCI Express Gigabit Ethernet controller (rev 02)
Subsystem: Giga-byte Technology Device e000
Flags: bus master, fast devsel, latency 0, IRQ 17
I/O ports at d000 [size=256]
Memory at e1110000 (64-bit, prefetchable) [size=4K]
Memory at e1100000 (64-bit, prefetchable) [size=64K]
[virtual] Expansion ROM at e1120000 [disabled] [size=64K]
Capabilities: [40] Power Management version 3
Capabilities: [50] Message Signalled Interrupts: Mask- 64bit+ Queue=0/1 Enable-
Capabilities: [70] Express Endpoint, MSI 01
Capabilities: [b0] MSI-X: Enable- Mask- TabSize=2
Capabilities: [d0] Vital Product Data <?>
Capabilities: [100] Advanced Error Reporting <?>
Capabilities: [140] Virtual Channel <?>
Capabilities: [160] Device Serial Number 78-56-34-12-78-56-34-12
Kernel driver in use: r8169
Kernel modules: r8169

Thông tin trên cho biết (2 dòng cuối) driver của card mạng này là r8169 và driver này có trong môđun r8169. Một kernel module có thể có nhiều driver nên tên driver và tên module có thể khác nhau.

Ngoài công cụ dòng lệnh, có thể dùng các chương trình đồ hoạ (tương tự như Device Manager của Windows) để xem thông tin về phần cứng. Một số hệ Linux cài sẵn chương trình này (Mandriva, openSUSE), một số hệ khác phải cài thêm. Một trong những chương trình đó là Hardinfo. Màn hình như sau:




Nếu một thiết bị nào không làm việc trong bộ Linux đã cài nhưng làm việc khi boot bằng Live CD thì vẫn trong chế độ Live CD, chạy lệnh lspci -k để xem thiết bị đó dùng module nào. Sau đó quay lại khởi động vào hệ Linux đã cài và thử tải module đó bằng lệnh:
modprobe -v modulename

Nếu lệnh trên không có thông báo lỗi nghĩa là module đã được tải vào bộ nhớ. Để kiểm tra, dùng lệnh lsmod (list module), trong danh sách hiện ra phải có module vừa tải bằng lệnh modprobe ở trên. Nếu có thông báo "device not present" nghĩa là thiết bị ứng với module đó không có, tức là trong lệnh modprobe trên ta chọn sai module.


Nếu thông báo là "module not found" nghĩa là trong nhân Linux không có module hỗ trợ thiết bị đang xét. Khi đó hoặc phải dịch lại kernel để kích hoạt module cần thiết hoặc chờ nâng cấp lên kernel mới hơn.



Kiểm tra version của linux kernel bản Live CD và bản Linux đã cài bằng lệnh sau:
uname -r

Nếu kernel của Live CD mới hơn, nâng cấp kernel của bản Linux đã cài lên (nếu có).

Một trường hợp nữa là thiết bị đang xét không có driver trong kernel mà phải dùng một driver bên ngoài cài thêm. Một số card wifi, máy in ở trường hợp này. Đầu tiên tìm các driver này trong các kho phần mềm của bản Linux, nếu không thấy phải tìm trên Internet.




Tải tự động các module.


Thông thường, Linux sẽ tự động nhận các thiết bị phần cứng và tải các module cần thiết khi khởi động. Trong trường hợp có một module cần thiết không tải tự động, ta có thể bắt nó tải như sau:

Trong Ubuntu, mở file /etc/modules rồi thêm tên module đó vào cuối file. Trong SUSE, mở file /etc/sysconfig/kernel đặt settings MODULES_LOADED_ON_BOOT:
MODULES_LOADED_ON_BOOT="module1 module2"

Trong Fedora, thêm một file script có đuôi là .modules vào thư mục /etc/sysconfig/modules/. Ví dụ cần tải module NdisWrapper, file /etc/sysconfig/modules/ndiswrapper.modules có nội dung như sau:
#!/bin/sh/sbin/modprobe ndiswrapper

Vì đó là file script nên cần phải gán cho nó thuộc tính chạy được (executable) bằng lệnh sau:
sudo chmod +x /etc/sysconfig/modules/ndiswrapper.modules


Đừng đổ mọi lỗi cho phần mềm.


Lỗi khó chẩn đoán nhất là những lỗi xảy ra ngẫu nhiên, nhất là khi nó gây treo máy hoặc tắt máy không có cảnh báo trước. Nếu lỗi xảy ra cùng vào một thời điểm hoặc khi dùng cùng một phần mềm thì còn có thể đoán được nguyên nhân, nhưng nếu nó xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên thì có thể là do phần cứng. Thông thường nhất là máy bị quá nóng, lỗi bộ nhớ hoặc bộ nguồn điện bị quá tải.

Cũng đừng có nghĩ rằng "lỗi này không xảy ra với hệ điều hành khác của tôi (ngụ ý Windows) vậy thì nó là lỗi của Linux rồi" vì các hệ điều hành làm việc với phần cứng theo những cách khác nhau. Ví dụ, Linux dùng bộ nhớ tích cực hơn do đó nếu bộ nhớ bị lỗi, Linux sẽ dễ mất ổn định hơn trước khi Windows để lộ ra triệu chứng. Quạt và các cánh tản nhiệt lâu ngày sẽ bị bụi và các chất bẩn khác bám làm giảm tác dụng, hãy định kỳ làm sạch. Cài gói phần mềm lm_sensors để theo dõi nhiệt độ CPU và case, cài những trình theo dõi hệ thống như GKrellM để hiện các thông số nhiệt độ trên desktop.

Laptop được thông gió tốt nhưng cũng nên kiểm tra các cửa thông gió tránh bị nghẽn. Nguồn của laptop tương đối an toàn vì có pin đảm bảo cung cấp điện ổn định. Nhưng nguồn của desktop thì không chắc như vậy nhất là các bộ nguồn rẻ tiền, no-name đi cùng với các case giá rẻ. Do giảm giá nên một số bộ nguồn đó chỉ đáp ứng đúng tính năng khi còn mới. Vì vậy nên thử các bộ nguồn khác nhau, bạn có thể sẽ ngạc nhiên. Nguồn không tốt có thể làm hỏng phần cứng và dữ liệu, vì vậy tiết kiệm có thể là không tiết kiệm trong khi một bộ nguồn tốt có thể dùng được nhiều năm. Nếu nguồn điện nơi bạn ở không ổn định, một bộ lưu điện là đáng đầu tư. Thiết bị chống sốc điện chỉ chống sốc không chống được giảm điện áp.

Test bộ nhớ rất dễ dàng chỉ tốn thời gian. Phần lớn các đĩa Linux Live CD đều có menu test bộ nhớ. Cần phải boot máy bằng Live CD để dùng ít bộ nhớ nhất vì chỉ test được vùng bộ nhớ không sử dụng. Nên test trong chế độ full test ít nhất hai lần và có thể để chạy qua đêm. Càng test kỹ càng chắc là bộ nhớ OK. Nếu đã có lỗi thì nên thay bộ nhớ khác.

Card màn hình.


Các cách làm nói trên không áp dụng cho card màn hình. Các driver card màn hình nằm trong phần mềm X.org, trừ các card ATI hoặc Nvidia vừa có driver nguồn mở vừa có driver nguồn đóng của chính hãng (tốt hơn). Nếu cần các hiệu ứng 3D để chơi game hay kích hoạt các hiệu ứng màn hình thì nên dùng driver chính hãng.

Nếu các driver chính hãng có trong kho phần mềm của bản Linux đang dùng thì cài từ đó dùng trình package manager là tốt nhất vì khi cài nó sẽ thay đổi cả file xorg.conf kiểm soát cấu hình đồ hoạ. Còn nếu phải tải driver từ site của hãng về thì cần đọc kỹ hướng dẫn cài đặt.

Mất màn hình đồ hoạ.


Sau khi đã cài đặt xong Linux, khởi động lại máy, thay vì màn hình đồ hoạ, bạn chỉ thấy màn hình đen xì với con trỏ nhấp nháy (hoặc màn hình đồ hoạ nhưng độ phân giải thấp, màu xấu, màn hình méo). Điều gì xảy ra? Thường nguyên nhân là vì chương trình cài đặt đã không tự phát hiện được đúng các thuộc tính của card màn hình và màn hình. Vì vậy phải cấu hình lại card màn hình, màn hình.

(Hiện tượng trên cũng xảy ra khi bạn chỉnh một số thông số của card màn hình, màn hình)

Dùng giao diện giòng lệnh.


Để cấu hình lại card màn hình, màn hình (và cả bàn phím, chuột), chạy các lệnh sau đây:


  • openSUSE - yast2

  • Debian - dpkg-reconfigure xserver-xorg

  • Ubuntu - sudo dpkg-reconfigure xserver-xorg

  • Mandriva - XFdrake


Các lệnh trên sẽ mở ra một giao diện text để cấu hình. Nếu bản Linux của bạn không có các lệnh trên thì dùng lệnh:
X -configure

Sau khi cấu hình xong, nếu vẫn còn ở giao diện dòng lệnh thì chạy lệnh sau để khởi động giao diện đồ hoạ:
startx

Nếu màn hình đồ hoạ vẫn không khởi động được thì tìm lỗi trong file:
/var/log/ Xorg.0.log

.trong đó những dòng có chứa cụm ký tự (EE) là thông báo lỗi. Có thể tìm nhanh thông báo lỗi bằng lệnh sau:
grep EE /var/log/Xorg.0.log


3/10/09

Quản lý file audio/video trên Linux.

Hướng dẫn quản lý các file audio/video trên Linux


Posted by: Damien March 3rd, 2009.


Dịch: zxc232


Bạn đã bao giờ gặp tình huống muốn chuyển một file video từ format này sang format khác trên máy Linux mà không biết làm thế nào chưa? Chơi DVD trên Ubuntu hoặc rip đĩa VCD thành file mpeg?


Dưới đây liệt kê các phần mềm dùng xử lý các file video/audio trong Linux. Các phần mềm này chạy được với hầu hết các bản Linux. Cách cài đặt và ảnh màn hình dựa trên Ubuntu nhưng cũng áp dụng được tương tự cho các bản Linux khác.


Các chương trình nêu dưới đây đều có link dẫn đến site gốc của chương trình.



I.Xử lý VideoCD


I.1 Chơi VCD trên Linux.


Hầu hết các chương trình multimedia đều có thể chạy VCD. Cá nhân tôi khuyên nên dùng VLC vì đó là trình duy nhất có thể chơi mọi loại file audio/video.


(Mplayer và Totem cũng chơi được hầu hết file audio/video. SMplayer có nhiều tính năng hơn Totem dùng để chơi nhạc và xem video thì rất tốt nhưng không có các tính năng convert format như VLC nêu dưới đây - ND.)



I.2 Ghi đĩa VCD


Các chương trình ghi đĩa CD như Brasero K3b đều có thể ghi được đĩa VCD. Riêng K3b thì file nguồn phải là file mpeg.



I.3 Ghi video từ VCD


Cách dễ nhất để ghi VCD thành file mpeg là dùng K3b.


Mở K3b và nhấn vào Tools → Rip Video CD.






VLC cũng có thể dùng để chuyển VCD sang một format khác.


Mở VLC, nhấn vào Media → Convert/Save.


Hướng dẫn chi tiết về chuyển định dạng file media bằng VLC xem tại đây



I.4 Tách audio từ VCD


Dùng VLC có thể tách file audio khỏi VCD. Nhấn vào Media → Convert/Save để mở màn hình sau:



Nhấn tiếp vào tab Audio codec rồi đánh dấu chọn mục Audio. Ở ô Codec, chọn định dạng file audio sẽ ghi lại (ví dụ MP3). Gõ tên file có cả đuôi file (ví dụ: song.mp3) vào ô Filename rồi nhấn nút Save.



II.Xử lý DVD


II.1 Xem DVD trên Linux.


Ubuntu không cho phép chơi DVD do các vấn đề pháp lý và kỹ thuật. Phải cài thêm gói ubuntu-restricted-extra rồi chạy file script libdvdread3 bằng lệnh:


sudo /usr/share/doc/libdvdread3/install-css.sh


Khi đó, file libdvdcss2 sẽ được tải về và cài. Nếu vì lí do gì mà lệnh trên không chạy, tải file libdvdcss2 từ địa chỉ sau để cài.


http://download.videolan.org/pub/libdvdcss/1.2.9/deb/libdvdcss2_1.2.9-1_i386.deb



II.2 Rip DVD


Để rip DVD, cá nhân tôi dùng Handbrake. Chương trình này có một số profile định trước (Presets) kể cả convert DVD thành format mong muốn cho iPhone và PS3.


Để cài Handbrake trên Ubuntu, tải file cài tại đây. Màn hình như sau:



Còn một chương trình khác là AcidRip. Chương trình này có một số tính năng có ích nhưng sắp xếp hơi lộn xộn. Chương trình có trong kho phần mềm của Ubuntu nên cài đặt dễ dàng.




II.3 Tạo DVD (DVD authoring)


Bạn có thể tạo DVD riêng với menu, các chương, v.v.. Hai trong số những chương trình tốt nhất tôi đã thử là DeVeDeManDVD. Cá nhân tôi thích ManDVD hơn vì có nhiều tuỳ chọn và có hướng dẫn chi tiết từng bước suốt quá trình tạo DVD. Nhưng nếu bạn tìm một phần mềm dùng nhanh mà không cần cấu hình nhiều thì chọn DeVeDe.


Để cài ManDVD, tải file deb về tại đây GetDeb. DeVeDe có sẵn trong kho phần mềm của Ubuntu nên cài dễ dàng. DeVeDe cũng có thể dùng để tạo VCD.




III. Xử lý file Video.


III.1 Chuyển đổi file từ format này sang format khác.


Handbrake và VLC đều có thể chuyển đổi file video từ định dạng này sang định dạng khác. Nhưng cũng có một phần mềm nhỏ chuyên làm việc đó là Winff làm việc với phần lớn định dạng file video.


Hướng dẫn cài đặt xem ở đây.




III.2 Biên tập file video


Avidemux, KinoKDEnlive là ba chương trình biên tập video lớn vừa mạnh vừa dễ dùng. Avidemux chạy trên nền Gnome, còn Kino và KDEnlive chạy trên KDE.



III.3 Biên tập thuyết minh


Hai chương trình Gnome-subtitlesAegisub là hai chương trình đơn giản dùng biên tập thuyết minh. Gnome-subtitles đơn giản và nhẹ dùng soạn, sửa đơn giản các thuyết minh (có sẵn trong kho phần mềm Ubuntu). Aegisub có nhiều tính năng hơn như kéo thả, xoay, thu phóng thuyết minh và cả một bản mẫu (template) để làm karaoke.




III.4 Chèn thuyết minh vào file video.


Có hai cách chèn thuyết minh vào file video: Softsub và Hardsub. Softsub là các thuyết minh chứa trong một file riêng đánh dấu kèm theo mốc thời gian cần hiển thị khi chạy file video và thường được điều khiển bởi phần mềm chơi video. Hardsub là thuyết minh hòa vào khung hình video gốc nên không cần thiết bị hoặc phần mềm đặc biệt để hiển thị.


Khi file video có file thuyết minh riêng (Softsub), chương trình VLC có tính năng tải file thuyết minh để xem. Nhấn vào menu Tools → Preferences. Trong màn hình Preferences (xem hình dưới), mục Show Settings chọn All. Trong cột trái màn hình, kích vào Video → Subtitles/OSD. Trong cột bên phải, mục Use subtitle file, nhấn nút Browse để chọn file thuyết minh.




Để tạo thuyết minh dạng Hardsub, có thể dùng Avidemux để nhúng file thuyết minh vào video. Trên màn hình chính của Avidemux, chọn encoder của video. Mở file video rồi nhấn vào menu Video → Filters. Trong cột bên trái màn hình xuất hiện, chọn Subtitles. Chọn các option thích hợp của thuyết minh rồi add nó vào Active Filters.




IV. Xử lý file audio.


IV.1 Tách file audio CD.


Trong Gnome, chương trình SoundJuicer dùng để tách và chuyển file audio CD thành định dạng khác. Trong KDE, dùng K3b.


Muốn chuyển thành định dạng nào, trước đó codecs tương ứng phải được cài đặt.



IV.2 Tạo audio CD.


Brasero và K3b đều có thể dùng tạo audio CD. Chọn Create audio CD rồi kéo thả file nhạc vào đó. File sẽ được tự động convert thành audio CD format.



IV.3 Chuyển file audio từ định dạng này sang định dạng khác.


Chương trình Sound-converter hỗ trợ chuyển đổi phần lớn định dạng audio.



IV.4 Biên tập file audio.


Audacity là chương trình tốt nhất để biên tập file audio. Nó cũng dùng để chuyển đổi file audio từ dạng này sang dạng khác.



3/2/09

LinuxLinks, cổng thông tin tổng hợp về Linux-phần mềm nguồn mở

Ngày 28/2 vừa qua, tạp chí tin học nổi tiếng PCWorld chính thức công bố site LinuxLinks (www.linuxlinks.com), một thứ cổng thông tin tổng hợp về phần mềm nguồn mở.

Một lượng rất lớn các nguồn thông tin khác nhau trên Internet về Linux-phần mềm nguồn mở được tập hợp và phân loại  (dành cho người mới bắt đầu, sách, tài liệu, phần mềm, v.v... )

Điểm qua thấy một số trang hay:

3/1/09

Tranh cãi chính trị về phần mềm nguồn mở

Phần mềm nguồn mở tại các nước tư bản chủ nghĩa hàng đầu hiện đang là một chủ đề chính trị:

Tại Mỹ, nơi chính quyền Obama ngay từ tuần đầu làm việc đã đặt hàng một báo cáo về PMNM, McNealy, chủ tịch của hãng Sun Microsystems, tác giả của báo cáo cho biết "Một số quan chức liên bang xem PMNM như phản-tư bản chủ nghĩa (anti-capitalist) và cách suy nghĩ đó không phải là cá biệt, bất thường". Đáp lại, McNealy lập luận rằng: " Nếu suy nghĩ như vậy thì phần mềm nguồn đóng tương đương với một nền kinh tế chỉ huy bởi những nhà độc tài (Bill Gate chẳng hạn - zxc232), trong khi phần mềm nguồn mở có mọi sự lựa chọn là nền kinh tế thị trường với nhiều người chơi cạnh tranh nhau"

Tại Nga, đáp ứng những vận động gần đây về PMNM, tổng thống Nga Medvedev khẳng định sự ủng hộ với PMNM, hiện đang được triển khai đại trà trong giáo dục, và yêu cầu phải tiếp tục tiến xa hơn xây dựng PMNM của Nga. (bản tiếng Ngabản dịch tiếng Anh)

Tại Anh, mới đây (27/1) đảng Bảo thủ đối lập lên án chính phủ của đảng Lao động đương quyền lãng phí "hàng tỷ bảng Anh" vào "những dự án tin học thảm họa - catastrophic IT projects" vì đã không dùng phần mềm nguồn mở. Báo cáo của đảng Bảo thủ cho rằng nếu dùng phần mềm nguồn mở trong chính phủ có thể tiết kiệm mỗi năm 600 triệu bảng tiền thuế.

Theo đảng Bảo thủ, dùng PMNM không chỉ tiết kiệm tiền. Nó còn giúp hiện đại hóa chính phủ, đổi mới khu vực công và cải tiến các dịch vụ công, giải phóng chính phủ khỏi phụ thuộc vào tình trạng chỉ có nguồn cung cấp phần mềm độc quyền. Đảng Bảo thủ cũng kêu gọi thiết lập một chuẩn dữ liệu chính phủ mới và chia nhỏ các dự án IT lớn thành các mô đun thành phần nhỏ hơn. Đảng này lý luận rằng các hợp đồng phần mềm dưới 100 triệu bảng sẽ ít bị rủi ro thất bại hơn, giảm chi phí vì có nhiều công ty hơn có thể tham gia thầu và tăng tính cạnh tranh của các hợp đồng thầu.

Ngay lập tức, ngày 24/2 chính phủ Anh công bố "Kế hoạch hành động của chính phủ về PMNM, chuẩn mở và tái sử dụng". Bản kế hoạch này gây nhiều bất ngờ với cá nhân tôi vì những khái niệm mới, những đổi thay tương đối mạnh bạo, tiếp thu hầu hết những phê phán của phe đối lập.

Bản phỏng dịch cùng những lời "bình loạn" của người dịch có thể xem online tại đây hoặc tải file "UK opensource action plan.pdf" tại đây.