9/4/09

Tủ áo của Linux

8 Great Alternative Desktop Managers For Linux


Nov. 17th, 2008 By Damien Oh
Lược dịch Zxc232 (chữ nghiêng là lời người dịch)

Trong một post trước đã giới thiệu hai bộ áo thông dụng nhất của Linux: KDE và GNOME. KDE4 (bản mới nhất là 4.3 vừa ra đời) là bộ áo dạ hội, lộng lẫy, màu sắc và cũng lỉnh kỉnh nhiều phụ tùng. Một trong những tính năng hay của KDE4, nhất là ở bản 4.3, là notification (thông báo): di chuột vào đâu cũng có màn hình thông báo xuất hiện, mạng bị đứt hay nối lại đều có thông báo nhanh với đầy đủ thông tin. KDE3 và GNOME là bộ áo đi làm, đủ tính năng và chạy nhanh trên các máy tính thông dụng hiện thời.

Nhưng nếu máy cấu hình yếu hoặc muốn nhanh hơn thì hãy thử một trong các bộ áo dưới đây.

1. XFCE


xfce- desktop manager linux

Xfce là môi trường đồ họa nhẹ cho các hệ điều hành kiểu unix. Nó nhằm vào mục tiêu nhẹ và nhanh nhưng vẫn đủ trực quan và dễ sử dụng. Xfce viết bằng bộ công cụ GTK2+ cũng như GNOME, vì vậy ai quen GNOME sẽ thấy Xfce thân thuộc.

Xfce có điểm hay là tùy biến được toàn bộ như KDE và GNOME. Toàn bộ gói Xfce được chia thành nhiều dự án cho từng phần khác nhau của màn hình desktop. Vì vậy có thể cài đặt toàn bộ hoặc chỉ cài những phần tùy chọn và tùy biến theo ý thích.

Các bản Linux phổ biến hầu như đều có một phiên bản riêng dùng Xfce, ví dụ Xubuntu. Bản Xubuntu 9.04 chạy nhanh và cũng khá đẹp.

2. Enlightenment


enlightenment linux

Enlightenment là bản đồ họa desktop nhẹ mà tôi thích nhất. Nó có tính cách mạng, nhìn hấp dẫn và cực dễ dùng. Trong khi hầu hết các bản đồ họa desktop khác bỏ các hiệu ứng đồ họa để giảm yêu cầu về phần cứng, Enlightenment làm ngược lại. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy nó có thể chạy trơn tru, đẹp đẽ ngay cả trên các máy cấu hình thấp.

Khi lần đầu log in vào, bạn sẽ ngạc nhiên vì không thấy menubar, panel hoặc icon trên màn hình, tất cả chỉ có một màn hình màu đen và một pager ở đáy màn hình. Kích vào chỗ bất kỳ trên màn hình sẽ có menu xuất hiện. Di chuyển chuột hoặc cuộn bánh xe sẽ thấy các cửa sổ đã thu nhỏ trong pager hiện lên với hiệu ứng đồ họa. Lúc đầu giao diện kiểu này hơi khó dùng nhưng nếu bạn đã quen thì sẽ không muốn dùng các loại đồ họa desktop khác nữa.

3. FVWM-Crystal


fvwm-crystal

Nếu bạn thích các eye-candy, bạn sẽ thích FVWM-Crystal. FVWM-Crystal dựa trên trình quản lý cửa sổ FVWM. Nó giữ nguyên tính linh hoạt và khả năng tùy biến cao của FVWM, bổ xung nhiều cải tiến vào giao diện. Kết quả là có một giao diện đẹp, các cửa sổ nửa trong suốt và nhiều eye-candy.

Trong số các bản đồ họa desktop, FVWM-Crystal có tốc độ nhanh nhất khi khởi động hoặc mở ứng dụng. Nó tích hợp tốt với XMMS, XMMS2, MPD, Quod Libet và cdcd. Nếu bạn tìm một bản đồ họa desktop đẹp có thể link với music server dễ dàng thì FVWM-Crystal đúng là cái bạn cần.

4. LXDE


LXDE

Là một người đã có kinh nghiệm với GNOME và KDE, tôi thấy LXDE rất dễ dùng. Lý do là vì LXDE là phiên bản nhẹ của GNOME và KDE tổ hợp với nhau. Đáy màn hình có panel giống KDE và giao diện thì theo kiểu GNOME nên không có gì mới phải học. Nếu bạn có máy tính cấu hình yếu và không muốn xa rời KDE hoặc GNOME thì LXDE là lựa chọn tốt.

Ai muốn xem LXDE có các hiệu ứng Compiz, cửa sổ bay tá lả có thể thử bản Linux Knoppix.

5. IceWM


icewm

IceWM đơn giản và có khả năng tùy biến cao (mới nhìn thì xấu). Tất cả các thiết lập lưu trong một file text đặt trong thư mục home của user nên dễ cấu hình và sửa.

Nếu thích một giao diện giống Windows 95, có thể tạo nó trên IceWM. Cũng có thể dùng các theme khác để làm nó giống Windows Vista, Mac OS hoặc bất kỳ thứ gì bạn muốn.

6. Fluxbox


fluxbox

Fluxbox là môi trường đồ họa cực tiểu vì nó hỗ trợ tối thiểu đồ họa và chỉ có một taskbar. Muốn cho hiện menu thì kích phím phải chuột. Giao diện có thể thay bằng các theme khác được, phần lớn settings đặt trong các file text có thể sửa dễ dàng.

7. Window Maker


windowmaker

Window Maker là một trong số ít bản đồ họa desktop có công cụ đồ họa để cấu hình các thiết lập hệ thống. Công cụ đó (Wprefs) dễ dùng, tránh việc sửa file cấu hình và giúp cho user (dù là người mới hay đã có kinh nghiệm) dễ dàng cấu hình và chỉnh sửa được các thiết lập hệ thống.

Cũng như Fluxbox, Window Maker là bản đồ họa desktop tối thiểu. Trên cả màn hình chỉ có 4 icons trong đó một cái để mở terminal, một cái để chạy Wprefs. Nhấn phím phải chuột, menu chính sẽ xuất hiện.

8. AfterStep


afterstep

Ban đầu dựa trên giao diện NeXTStep, AfterStep là một bản đồ họa desktop nhất quán, thoáng và đẹp có thể chạy trên các máy cấu hình thấp. Cũng như các bản đồ họa desktop nhẹ khác, nó nhanh, ổn định, dễ dùng và dễ cấu hình.

Ngoài những cái nêu trên, còn nhiều nữa. Xem thêm tại đây.

Cài đặt:

Để dễ phổ biến (lưu được trong một đĩa CD), các bản Linux gốc chỉ có một môi trường đồ họa (Ubuntu dùng GNOME, Kubuntu dùng KDE, Xubuntu dùng Xfce, v.v.....). Có thể cài thêm các bản đồ họa desktop khác mà không ảnh hưởng gì đến bản gốc cả, trừ việc menu có thể nhiều chương trình hơn. Nếu có sẵn trong kho phần mềm (thường là dưới dạng meta package) thì cài dễ nhất. Kho của Mandriva có nhiều graphical desktop nhất. Còn nếu không phải hỏi cụ Gúc tìm đến site gốc tải về cài.

KDE 4.3 có thể cài lên Ubuntu theo các hướng dẫn ở đây. hoặc ở đây.


Sau khi cài xong, log out ra rồi chọn theo hướng dẫn ở đây.

No comments: