4/27/09

Ubuntu 9.04 (Jaunty Jackalope)

Một vài nhận xét nhanh.

Download: vì đã có site của FPT (http://mirror-fpt-telecom.fpt.net/ubuntu-releases/jaunty/) nên tải về tương đối nhanh (tải qua Wifi của Viettel khoảng 1 tiếng, thanks FPT). Tuy nhiên khi dùng Kubuntu 9.04 để tải bị lỗi 2 lần:

Lần 1: tải về bằng DownThemAll của Firefox, bỏ đi chơi, lúc quay lại thấy báo lỗi size mizmatch...)

Lần 2: tải lại vẫn trong Kubuntu 9.04, gần xong thì đèn ổ cứng đỏ liên tục, máy treo cứng. Ctrl+Esc để xem System Monitor không thấy có hiện tượng gì, không có process nào chiếm CPU hoặc RAM.

Lần 3: tải về từ Mandriva 2009.0. Xong. Hơi nghi ngờ độ ổn định của Kubuntu.

Các màn hình cài đặt của Ubuntu và Kubuntu giống nhau. Có 3 chế độ cài: xóa hết chỉ cài Ubuntu, cài chung với các hệ đã có và cài tự chọn partition. Trong chế độ thứ hai, Ubuntu rất phân biệt đối xử: nếu trên máy đã có Ubuntu 8.10 và PCLinuxOS chẳng hạn, nó để nguyên Ubuntu 8.10, dồn nhỏ PCLinuxOS lại để lấy chỗ cài vào đó. Màn hình partition hơi khó nhìn, phải soi kỹ mới hiểu được.

Repositories mặc định chọn sẵn là Server for Vietnam (nhưng ở tây). Chọn Other rồi cuốn xuống dưới cùng thì chọn được site của FPT. Mặc dù site này nhanh nhưng vẫn còn nghi ngờ về chất lượng cập nhật (rsync) vì khi mở site của Ubuntu đến phần này nó báo là status về sychronize là unknow (cũng là thứ băn khoăn về chất lượng dịch vụ của VN nói chung).

Trước đây hay dùng Kubuntu thấy tìm kiếm phần mềm bằng Adept Manager rất tốt. Trong Ubuntu có hai chỗ để tìm và cài phần mềm (hai giao diện của cùng apt): Synaptic (System -> Administration -> Synaptic Package Manager) và Add/Remove (Applications -> Add/Remove). Gặp hai lỗi về search:

1- Tìm codecs hỗ trợ mms của Microsoft. Trong Synaptic gõ mms vào cả Quick Search và Search đều không thấy. Trong Add/Remove gõ mms thì tìm được Gstreamer plugins for mms ...

2- Sau khi đã add launchpad để cài scim-unikey như hướng dẫn trên http://forum.ubuntu-vn.org/index.php, tìm scim-unikey để cài thì không thấy dù đã Reload (ở cả Synaptic và Add/Remove). Khi tải scim-unikey từ http://code.google.com/p/scim-unikey/downloads/list về cài thì  bị báo là "trong kho có rồi sao không cài?".

Khác với Kubuntu 9.04, gói ubuntu-restricted-extras cài được. Nên cài gói này ngay từ đầu. Tuy nhiên, gói này bảo có cài Java nhưng thực tế thì không, phải tìm cài riêng (các bản Ubuntu trước không bị thế).

Về cơ bản, Ubuntu 9.04 Desktop không  có thay đổi gì lớn so với trước ngoài việc cập nhật các phần mềm mới nhất (Kernel, Gnome, OpenOffice,...). Thời gian khởi động được quảng cáo là nhanh hơn nhưng thực tế cũng không thấy rõ.

Đã thử các cách gõ tiếng Việt sau:

  1. xvnkb: cài bản xvnkb_0.3-2ubuntu710_i386.deb, khởi động lại bị lỗi không vào màn hình đồ họa được.

  2. x-unikey-0.92 (bản ổn định nhất của x-unikey) bị lỗi dấu nặng (gõ chữ j không ra dấu nặng).

  3. x-unikey-1.04 gõ được trên Firefox, OpenOffice nhưng không gõ được trên Evolution.

  4. VIT (bộ gõ dùng engine unikey và giao diện xvnkb, xem tại đây): không tự khởi động, chạy file /etc/init.d/vit.sh cũng không gõ được. Bản này thấy tác giả nói là chạy tốt trên Ubuntu 8.04 và 8.10.

  5. scim: gõ được. Cách cài: System -> Adminstration -> Language Support -> Install/Remove Languages. Chọn tiếp Vietnamese để cài các gói scim. Trong màn hình Language nhớ chọn mục Use IME to enter complex characters. Sau đó tải file scim-unikey về cài như nói ở trên.


scim-unikey gõ được trong Firefox, OpenOffice, Evolution. Các lỗi gõ chèn trong Calc và gây crash OpenOffice hình như đã được tác giả khắc phục. Tuy nhiên vẫn còn lỗi của bản thân x-unikey-1.04: đang gõ bị mất tiếng Việt. Ổn định nhất có lẽ là copy thêm file vi-telex-locdt.mim vào /usr/share/m17n, nhưng cách gõ này luôn phải nhớ kết thúc từ. Bộ gõ có ổn định không phải thử nhiều mới biết được, trên đây chỉ thử sơ bộ.

Khi cài trên một máy để bàn có hai card LAN (card onboard Gigabyte RTL8111 và card rời Surecom RTL8139), Ubuntu cấu hình IP tĩnh được card onboard, không cấu hình được card rời. Kubuntu 9.04 cũng trên máy đó lại cấu hình được card rời, không cấu hình được card onboard (hơi lạ, vì về nguyên tắc phải lỗi như nhau). Mandriva cấu hình được cả hai card.

Khi cài trên notebook rồi nối với màn hình LCD ngoài, Ubuntu và Kubuntu đều chỉ đặt màn hình ngoài ở độ phân giải 1024x768 và màn hình notebook không đặt đúng, bị co ngang. Tuy nhiên, Kubuntu có trình KRand chỉnh được lên 1280x1024 (và giảm xuống) và chỉnh được màn hình notebook. Trong Ubuntu chưa biết chỉnh thế nào (Display không cho chỉnh quá 1024x786). Mandriva nhận đúng cả hai màn hình.

Update 28/4/09: trên một máy để bàn, khi cho đĩa CD vào ổ, trong Ubuntu 9.04 không thể mở Nautilus để xem thư mục Home, chưa nói đến xem nội dung đĩa CD. Chạy Nautilus từ terminal báo lỗi "Segmentation fault", lỗi truy cập bộ nhớ không được phép. Khi bỏ đĩa CD ra thì lại mở được Nautilus bình thường. Cũng trên máy đó và đĩa CD đó, khi chạy các hệ khác như Mandriva, Kubuntu 9.04, Kubuntu 8.10, vẫn mở được các trình duyệt file và xem được nội dung đĩa. Không hiểu có phải do mấy bộ tiếng Việt cài vào dù đã gỡ ra còn sót không hay lỗi của Ubuntu?

Ubuntu cho phép user mount các partition khác trên ổ cứng đơn giản: chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng partition trong Nautilus. Tuy nhiên khi khởi động lại thì phải mount lại. Muốn mount cố định phải sửa file /etc/fstab. Kubuntu và Mandriva đều có trình cho phép dùng quyền root để mount, tự động sửa file fstab luôn nếu muốn. Trình này trong Mandriva đơn giản và trực quan hơn Kubuntu.

Ubuntu mới có trình Janitor để dọn dẹp hệ thống file, sửa chữa các file cấu hình. Chưa tìm hiểu kỹ nên chưa rõ tác dụng.

Ubuntu dùng Gnome nên nhẹ, chạy nhanh, giao diện chân phương phù hợp để làm việc và có lẽ sẽ ổn định hơn Kubuntu với KDE4 còn đang độ lớn. Nhìn chung các bản Gnome dù không đẹp như KDE nhưng nhẹ, nhanh hơn.

Tóm lại, Ubuntu lần này vẫn còn hơi lủng củng chưa xứng với tiếng tăm và mức độ phổ biến mà nó có. Ưu điểm lớn nhất là đội ngũ fan đông đảo kể cả ở Việt nam và số lượng phần mềm trong kho lớn, có sẵn. Trong giai đoạn này, dùng Mandriva vẫn hơn.

No comments: