2/15/08

Giới thiệu một số danh sách phần mềm ứng dụng nguồn mở (1)

Lượm lặt linh tinh một số thông tin về phần mềm ứng dụng nguồn mở.

Trong Wikipedia có mục "List of open source softwares". Trong đó liệt kê khá nhiều loại phần mềm: CAD, sinh học, điện tử, toán, tài chính, v.v... Tất nhiên cái tên của mục hơi quá tham vọng và sẽ không thể nào liệt kê đủ được, nhưng xem danh sách đó cũng có được khái niệm về phạm vi phần mềm nguồn mở và nếu chịu khó tìm cũng có nhiều thông tin có ích.

Ví dụ lần theo mục "Heathcare software" sẽ dẫn tới trang "List of Heathcare software" liệt kê 18 loại phần mềm y học với khoảng 120 phần mềm. Trong đó có từ phần mềm quản lý bệnh viện, xử lý ảnh xét nghiệm, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cho đến các hệ điều hành nguồn mở chuyên dụng cho y học.

Phần bên dưới trang List of open source software có nhiều địa chỉ các nguồn thông tin khác trên Internet về danh sách các phần mềm nguồn mở. Một vài ví dụ:

"Thư mục phần mềm tự do - Free Software Directory" là một dự án chung của "Tổ chức phần mềm tự do- Free Software Foundation" và "Tổ chức khoa học, giáo dục, văn hóa Liên hợp quốc - UNESCO".

Site "Bảng các phần mềm Linux tương đương/thay thế/tương tự với các phần mềm Windows - The table of equivalents / replacements / analogs of Windows software in Linux. là một site tương đối hay, có nhiều phần mềm và cập nhật (mới nhất 25/11/2007).

Hai site có nhiều phần mềm nguồn mở nhất là loại site quản lý các dự án nguồn mở (hosting to Open Source software development projects): SourceForge.net và Freshmeat.net. Site SourceForge.net hiện có khoảng 170.000 dự án với 1.700.000 user đăng ký. Site Freashmeat.net có 44.000 dự án với 400.000 user đăng ký. Tại các site này có thể tải mã nguồn, chương trình cài đặt, theo dõi tình hình phát triển của dự án, tiếp xúc với các tác giả,... Dự án ở đây có từ những dự án nguồn mở lớn nhất (hệ điều hành, nhân Linux,...) cho đến những dự án nhỏ nhất (thư viện, công cụ,...).

Tất cả các phần mềm nguồn mở theo nguyên tắc phải công bố công khai cả mã nguồn và chương trình cài đặt, chạy trên Internet và cho download tự do về dùng. Hầu hết các lĩnh vực ứng dụng đều có phần mềm nguồn mở. Do đó khi cần một phần mềm nào, việc đầu tiên là Search theo keyword, sau đó cài đặt thử để chọn ra cái phù hợp (cùng một mục đích ứng dụng thường có nhiều phần mềm khác nhau). Chi tiết cách tìm phần mềm và các cách cài đặt đã trình bày  trong tài liệu "Hướng dẫn sử dụng Kubuntu" công bố trên blog này.

No comments: